Hoạt động kinh doanh ngoại tệ và vàng

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng dịch vụ bán lẻ tại chi nhánh đống đa ngân hàng tmcp sài gòn thương tín (Trang 44 - 45)

Bảng 2.2.4. Bảng kết quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ và vàng

Đv: nghìn USD Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 Huy động vốn ngoại tệ 1.200 1.900 2.600 4.950 DS mua bán ngoại tệ 3.200 8.000 14.50 0 22.50 0

DS chi trả ngoại hối 50 180 250 210

Dư nợ cho vay bằng ngoại tệ

100 888 780 850

(Nguồn: bảng cân đối kế toán chi nhánh Đống Đa, báo cáo kết quả kinh doanh chi nhánh Đống Đa)

Hoạt động kinh doanh ngoại tệ là hoạt động tăng trưởng ổn định nhất của chi nhánh Đống Đa.

Hoạt động huy động vốn:

Vốn huy động bằng ngoại tệ năm 2007 tăng 58.33% so với năm 2006. Năm 2008 tăng 36.84% so với năm 2007 và năm 2009 tăng vọt đến 90.38% so với năm 2008. Kết quả này đạt được song song với kết quả huy động vốn bằng VND năm 2009, đó là nhờ chính sách huy động vốn của ngân hàng và sự hồi phục của nền kinh tế.

Doanh số mua bán ngoại tệ:

Năm 2007, lượng ngoại tệ mua bán tăng 150% so với năm 2006. Sự tăng trưởng mạnh mẽ này chỉ đạt được ở năm 2007, khi nền kinh tế đang ở giai đoạn đỉnh cao trong chu kỳ kinh tế, hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu rất tích cực, nhu cầu mua bán ngoại tệ để phục vụ cho việc giao thương với nước ngoài tăng rất cao. Sang năm 2008, lượng ngoại tệ mua bán vẫn tăng nhưng chỉ tăng 81.25% và năm 2009 tăng 55.17% so với năm 2008. Sự giảm sút này có thể được giải thích là do nền kinh tế từ giai đoạn khủng hoảng sang phục hồi trên toàn thế giới làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp có phần suy giảm nên giảm thiểu mua bán ngoại tệ. Thêm vào đó là việc VND mất giá khiến cho dân cư và cả doanh nghiệp đều có động thái găm giữ ngoại tệ. Sự tăng trưởng về lượng ngoại tệ mua bán cũng có thể được giải thích chớnh vỡ sự mất giá của VND, làm cho doanh nghiệp phải mua nhiều ngoại tệ hơn so với trước để trả cho bên xuất khẩu hàng hóa.

Dư nợ cho vay bằng ngoại tệ gắn liền với mua bán ngoại tệ do ảnh hưởng chính của doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu.

Như vậy chúng ta có thể thấy, hoạt động kinh doanh ngoại tệ của chi nhánh chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của yếu tố kinh tế, môi trường kinh doanh và tâm lý cư dân. Tuy nhiên hoạt động này vẫn luôn tăng trưởng trong suốt 4 năm cho thấy hiệu quả hoạt động của bộ phận thanh toán quốc tế. Hiệu quả này cần được giữ vững và phát huy trong những năm tiếp theo.

Mua bán vàng và ngoại tệ chiếm đến 15% các hoạt động của chi nhánh. Sacombank giao dịch hai loại vàng là vàng SBJ và SJC. Tổng lượng vàng giao dịch của chi nhánh năm 2008 là 3.621.000 lượng, năm 2009 là 3.508.000 lượng.

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng dịch vụ bán lẻ tại chi nhánh đống đa ngân hàng tmcp sài gòn thương tín (Trang 44 - 45)