Phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức ngành du lịch Hậu

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH TỈNH hậu GIANG đến năm 2020 (Trang 50)

L ỜI CẢM ƠN

2.4 Phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức ngành du lịch Hậu

2.4 Phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức ngành du lịch Hậu Giang Hậu Giang

2.4.1 Điểm mạnh

Nằm trong số các tỉnh của vùng đồng bằng sông Cửu Long, lại nằm ở vùng trung tâm của tiểu vùng Tây nam sông Hậu, Hậu Giang có vị trí trung gian nối các tỉnh thượng lưu sông Hậu với các tỉnh nằm ở vùng ven biển Đông (Sóc Trăng, Bạc Liêu) nên có vị trí tương đối thuận lợi trong việc giao lưu kinh tế, thương mại và du lịch. Từ đây, có thể nối các tuyến du lịch liên hoàn trong vùng đồng bằng sông Cửu Long, và

xa hơn nữa là nối với các tuyến du lịch quốc gia.

Địa hình kênh rạch chằng chịt, giúp nối kết các điểm du lịch trong và ngoài tỉnh

bằng đường thủy và thu hút khách du lịch đến với Hậu Giang bằng đường sông nước

vô cùng thú vị bởi những con tàu du lịch lớn nhỏ len lỏi qua những con kênh rạch,

nhánh sông….

Nằm trong vùng có điều kiện môi trường khí hậu tốt cho việc trồng nhiều loại trái cây ăn quả và hoa màu, là nơi cư trú lý tưởng cho nhiều loài sinh vật dưới nước và trên cạn, tạo nên một thảm hệ sinh thái đa dạng, phong phú. Hệ sinh thái đa dạng cùng với nền văn hóa của người dân nơi đây sẽ là yếu tố cơ bản và điểm mạnh của Hậu

Giang trong việc phát triển các sản phẩm du lịch sinh thái Hậu Giang có cơ hội cạnh

tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.

2.4.2 Điểm yếu

Sản phẩm du lịch sinh thái chưa đa dạng, không có sản phẩm tour du lịch nào

du lịch sinh thái Hậu Giang, chứ không có lưu trú qua đêm. Do đó, không thể tăng thu

nhập cho các điểm du lịch tỉnh nhà.

Còn quá ít khu, điểm du lịch sinh thái, cũng như trung tâm mua sắm để khách

du lịch từ mọi miền đất nước ngay cả khách quốc tế đến tham quan, nghiên cứu, học

tập và thư giãn…Điều này cũng là nguyên nhân làm cho sản phẩm du lịch sinh thái

Hậu Giang nói riêng và du lịch Hậu Giang nói chung không thể phát triển, cũng như

tạo tour liên kết làm đa dạng sản phẩm du lịch cho các loại hình du lịch ở Hậu Giang. Cơ sở lưu trú, các khu ăn uống còn quá ít và chất lượng thấp kém. Đây sẽ là nguyên nhân cản trở chính cho việc thu hút du khách ở qua đêm, làm cho số ngày bình

quân lưu trú của du khách ở Hậu Giang thấp hơn so với các tỉnh bạn. Ẩm thực cũng chưa mang nét đặc trưng của vùng, chưa có sự đa dạng trong các món ăn.

Hệ thống giao thông tuy có ưu thế trên cả đường sông và đường bộ nhưng nó chưa được phát triển thành hệ thống giao thông đủ tốt cho du khách tham quan. Do

yếu tố này đã làm giảm đi tính tiếp cận các điểm, khu du lịch của Hậu Giang.

Sản vật địa phương chưa được biết đến nhiều, cũng như quà lưu niệm không có

sự đa dạng hay đặc trưng của tỉnh. Điều này làm giảm tính hấp dẫn của các khu, điểm

du lịch Hậu Giang.

Đội ngũ nhân lực phục vụ cho ngành du lịch tỉnh lại rất ít và thiếu chuyên nghiệp. Hướng dẫn viên tại điểm hầu như không có, làm cho du khách nhất là nhóm du khách muốn tìm hiểu về lịch sử, địa lý, thắng cảnh của các điểm du lịch Hậu Giang

không hứng thú để đến đây.

Công tác bảo vệ và tôn tạo các giá trị tài nguyên du lịch thiên nhiên cũng như

các công trình văn hóa chưa được quan tâm đúng mức. Các nhà làm du lịch đã chưa làm đúng trách nhiệm của mình đối với việc phát triển các mô hình du lịch sinh thái. Ý

thức cộng đồng người dân chưa cao, chưa rõ và thiếu trách nhiệm bảo vệ các giá trị tài nguyên du lịch nói chung và loại hình du lịch sinh thái nói riêng.

Công tác quảng bá các điểm vườn du lịch sinh thái và của ngành du lịch còn yếu kém. Đa số du khách đến đây đều thông qua bạn bè, người thân giới thiệu. Đây

quả thật là sự yếu kém trong việc chiêu thị, thu hút du khách gần xa đến đây để tham

xuất phát điểm còn thấp so với du lịch ở các tỉnh trong vùng. Kinh nghiệm trong công

tác quản lý, kinh doanh và trình độ nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, lao động ngành còn nhiều bất cập. Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch còn nhiều yếu kém, thiếu đồng bộ.

Việc quản lý và khai thác các nguồn tài nguyên phục vụ du lịch còn nhiều bất

cập và chồng chéo. Nhiều cấp nhiều ngành cùng tham gia quản lý và khai thác một điểm tài nguyên. Do vậy, việc xây dựng quy hoạch, việc đầu tư tôn tạo và bảo vệ tài

nguyên, môi trường chưa được quan tâm thỏa đáng. Nhiều tài nguyên và môi trường

du lịch đang có nguy cơ suy giảm do khai thác, sử dụng thiếu hợp lý và những tác động tiêu cực của con người và thiên tai ngày càng tăng.

Vốn đầu tư cho phát triển du lịch còn rất thiếu, trong khi đó đầu tư lại chưa đồng bộ, chưa tạo ra được những sản phẩm du lịch đặc trưng có chất lượng cao của

Hậu Giang, dẫn đến kinh doanh kém hiệu quả…

Hệ thống các cơ chế chính sách (đặc biệt là các cơ chế chính sách ưu đãi); các

quy định pháp luật liên quan đến phát triển du lịch ở Hậu Giang còn thiếu, chưa thật

thông thoáng so với yêu cầu phát triển và hội nhập quốc tế, chưa giải quyết tốt mối

quan hệ giữa quản lý và phát triển.

Trên địa bàn tỉnh hiện nay chưa có được doanh nghiệp chuyên trách về lữ hành và vận chuyển khách, vì vậy đã hạn chế khả năng đón tiếp cũng như quảng bá giới

thiệu du lịch Hậu Giang ra thị trường trong nước và quốc tế. Bên cạnh đó, là tỉnh mới được chia tách, vì vậy bộ máy quản lý nhà nước về du lịch vẫn đang trong thời kỳ

chuyển giao, tiếp quản do đó chưa có được những quan tâm sát sao.

2.4.3 Cơ hội

Chính sách “ đổi mới, mở cửa và hội nhập” của Đảng và Nhà nước tiếp tục phát

huy có hiệu quả, đã tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế đối ngoại, trong đó có du lịch

phát triển. Đặc biệt Đảng và Nhà nước đã khẳng định “ Du lịch là một ngành kinh tế

mũi nhọn của đất nước, phát triển du lịch góp phần tăng nguồn thu ngoại tệ, tạo việc làm và thúc đẩy các ngành kinh tế khác cùng phát triển…” và những năm gần đây thực

sự đã quan tâm đầu tư cho du lịch phát triển (đầu tư từ Ngân sách Nhà nước cho phát

Việt nam là đất nước có chế độ chính trị hòa bình, ổn định; công tác giữ gìn an ninh trật tự xã hội được đảm bảo là nhân tố quan trọng đảm bảo cho phát triển du lịch. Theo đánh giá, Việt Nam là một điểm du lịch rất an toàn trong khu vực. Nền chính trị ổn định là một thuận lợi lớn, nhất là trong bối cảnh hiện nay, khi nạn khủng bố toàn cầu làm ảnh hưởng lớn đến tâm lý du lịch của du khách.

Việt Nam có những lợi thế đặc biệt về vị trí địa lý, kinh tế - xã hội. Nằm ở trung tâm Đông Nam Á, lãnh thổ Việt Nam vừa gắn liền với lục địa vừa thông rộng với đại dương, có vị trí giao lưu quốc tế thuận lợi cả về đường biển, đường sắt, đường bộ và

đường hàng không. Đây là tiền đề rất quan trọng trong việc mở rộng và phát triển du

lịch quốc tế.

Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh rất quan tâm chú trọng phát

triển nông nghiệp - nông thôn, kinh tế đối ngọai, thương mại - dịch vụ và du lịch. Đây là những ngành kinh tế quan trọng có khả năng chuyển đổi cơ cấu kinh tế của Tỉnh. Chính

vì vậy đã có những chính sách và sự đầu tư thích đáng cho phát triển du lịch.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế Hậu Giang tương đối cao 14,12 %, đời sống của

nhân dân từng bước được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người đã đạt 19,66 triệu đồng/người/năm.

Sự kiện năm du lịch quốc gia với chủ đề “ Miệt vườn sông nước Cửu Long” là thuận lợi và cơ hội lớn cho du lịch Hậu Giang nói chung và sinh thái nói riêng quảng

bá với mọi du khách trong và ngoài nước. Từ đây, mọi người có thể biết đến du lịch

Hậu Giang nhiều hơn.

Người dân Hậu Giang rất thật thà, thân thiện và mến khách. Họ là những cư dân

sống trên sông nước nhiều nhất so với các tỉnh khác. Việc đi lại của họ hầu như bằng

xuồng ghe. Đây là nét văn hóa đặc trưng của con người Hậu Giang nơi đây. Đồng thời,

cùng với nét hoang sơ tự nhiên vốn có của Hậu Giang, sẽ là điểm nổi bật phát triển

các tour tuyến du lịch sinh thái Hậu Giang.

2.4.4 Thách thức

Du lịch trong khu vực cũng như trên thế giới ngày càng cạnh tranh gây gắt, đặc

biệt sẽ đẩy lên ở mức cao trong điều kiện toàn cầu hóa, khu vực hóa và biến động khó lường của khủng hoảng tài chính, năng lượng, thiên tai… Trong khi đó khả năng cạnh

tranh của du lịch Việt Nam nói chung và du lịch Hậu Giang nói riêng còn rất hạn chế.

Ngay cả trong vùng ĐBSCL cũng sẽ diễn ra cuộc cạnh tranh gây gắt các sản phẩm du

lịch của các địa phương vì nhìn chung các sản phẩm du lịch trong vùng đều tương đối

giống nhau. Với Hậu Giang, việc xây dựng những sản phẩm du lịch đặc thù có khả năng cạnh tranh cao sẽ là một thách thức lớn đối với ngành du lịch của tỉnh.

Thiên tai, dịch bệnh diễn biến khó lường. Những trận thiên tai (bão tố, lũ lụt, hạn

hán…) hay dịch bệnh (SARS và bệnh cúm gia cầm H5N1) đang diễn biến rất phức tạp

và với tần số lặp lại ngày càng nhiều đã hạn chế và phong tỏa các luồng khách đến một

số quốc gia.. Ngành du lịch thế giới đang phải đối mặt với những thử thách mới trong

mối quan hệ cung cầu. Du lịch Hậu Giang cũng không nằm ngoài những bất lợi đó. Trong vài năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng với tốc độ cao dẫn đến tình trạng lạm phát mạnh. Vật giá ngày càng tăng cao khiến cho chi phí trong tất

cả các mặt đều tăng theo, khó khăn cho việc đầu tư du lịch, nhất là du lịch Hậu Giang

vì xuất phát từ điểm rất thấp nên nhu cầu xây dựng rất cao.

Trình độ phát triển kinh tế - xã hội của Hậu Giang chưa cao, mức sống của người dân nhìn chung còn rất thấp so với mặt bằng chung của cả nước do đó đã ảnh hưởng đến quan hệ “cung-cầu” đối với phát triển du lịch. Trong khi đó, nền kinh tế thế

giới đang có chiều hướng phát triển trì trệ (đặc biệt là ở những nước có nguồn khách

du lịch ra nước ngoài lớn), tốc độ tăng trưởng thấp, không được thúc đẩy phát triển như ý muốn, đặc biệt là ở những nước công nghiệp phát triển.

Nhìn chung, không chỉ riêng đối với Hậu Giang mà với hầu hết các tỉnh thành trong cả nước, vấn đề sản phẩm từ đa dạng, phong phú đến chất lượng phải luôn được quan tâm đúng mức. Sản phẩm du lịch không chỉ là những hàng hoá bày bán thông

thường mà là loại sản phẩm phải có sự hấp dẫn đặc biệt khiến khách du lịch vui lòng trả

tiền để đạt được nó. Việc lồng ghép xây dựng các dịch vụ vui chơi, giải trí vào các nhà hàng, khách sạn, các khu nghỉ mát là cần thiết nhưng đảm bảo được chất lượng và phong cách phục vụ của các dịch vụ này mới có tính quyết định trong việc tăng doanh thu.

Hiện nay hoạt động tiêu khiển chính của du khách khi đến Hậu Giang chủ yếu

dựa vào thiên nhiên, đi thuyền trên các dòng kênh và tham quan chợ nổi Ngã Bảy,

tham quan các di tích lịch sử, và vui chơi giải trí ở các khu du lịch như Tây Đô, Ngã Sáu, Lan Hà... Quy mô của các cơ sở còn nhỏ bé, chất lượng chưa đồng đều, đa số các

khu du lịch đều bị trùng lắp về các loại hình vui chơi, vì vậy chưa có tính hấp dẫn và thu hút khách du lịch. Đối tượng khách chủ yếu là khách nội địa, thời gian lưu trú ít.

Doanh thu từ du lịch chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng thu của cả tỉnh. Ngành du lịch chưa

cải tiến nhiều về hình thức, nội dung hoạt động, sản phẩm du lịch ít, chủ yếu là ăn

uống, chất lượng phục vụ chưa cao, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất ngành du lịch thiếu đồng bộ gây nhiều trở ngại hoạt động du lịch phát triển.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Hậu Giang là một trong 7 tỉnh của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam sông Hậu,

có vai trò là trung tâm giao lưu kinh tế của tiểu vùng Tây Sông Hậu. Hậu Giang có

nhiều tiềm năng về tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn mang tính đặc trưng của khu vực ĐBSCL. Đây là yếu tố cốt lõi để phát triển cho ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.

Du lịch Hậu Giang phát triển qua từng năm, được sự quan tâm của UBND tỉnh đã khẳng định vị thế của mình trong quá trình phát triển, mở rộng đầu tư, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa, đóng góp không nhỏ cho

tổng sản phẩm quốc nội của địa phương . Môi trường đầu tư thông thoáng, cơ sở lưu

trú và kinh doanh du lịch ngày càng tăng.

Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh nhận thấy du lịch là ngành kinh tế quan trọng

có khả năng chuyển đổi cơ cấu kinh tế của tỉnh nên đã có những chính sách và sự đầu tư thích đáng cho phát triển du lịch.

Tuy nhiên, ngoài những cơ hội để du lịch Hậu Giang phát triển còn những thách

thức và nguy cơ. Đó là những thách thức về sản phẩm du lịch chưa đa dạng, đơn điệu, đầu tư chưa tương xứng với tiềm năng, quản lý nhà nước còn nhiều bất cập, nguy cơ

yếu thế trong cạnh tranh. Với định hướng và xây dựng chiến lược phát triển đúng đắn, trong tương lai không xa du lịch Hậu Giang sẽ khẳng định được vị thế của mình trong phát triển kinh tế của tỉnh cũng như trong khu vực.

Chương 3

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI TỈNH HẬU GIANGĐẾN NĂM 2020 3.1 Quan điểm phát triển du lịch

3.1.1 Quan điểm phát triển du lịch của Đảng và Nhà nước ta

Quan điểm chủ đạo và xuyên suốt là nhằm đưa du lịch trở thành ngành kinh tế có đóng góp thực sự quan trọng vào công cuộc phát triển đất nước, góp phần tích cực

vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đảm bảo an ninh quốc phòng và góp phần đa

dạng hóa sản phẩm du lịch của cả nước, nâng cao vị thế ngành du lịch trên cơ sở khai

thác có hiệu quả và bền vững.

Trong sự nghiệp đổi mới đất nước, Đảng và Nhà nước ta xác định du lịch là một ngành kinh tế quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Chỉ thị số 46-CT/TW, ngày 14 - 10 - 1994 của Ban Bí thư Trung ương Đảng cộng sản

Việt Nam thì xác định du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp quan trọng góp phần nâng

cao dân trí, tạo việc làm và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và xem việc phát

triển du lịch là một hướng chiến lược quan trọng trong đường lối phát triển kinh tế -xã hội góp phần thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phấn đấu từng bước đưa nước ta thành trung tâm du lịch, thương mại - dịch vụ có tầm cỡ trong khu vực. Quan điểm đó được kiểm nghiệm trong thực tiễn phát triển du lịch Việt Nam trong

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH TỈNH hậu GIANG đến năm 2020 (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)