Tổng quan về tỉnh Hậu Giang

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH TỈNH hậu GIANG đến năm 2020 (Trang 31)

L ỜI CẢM ƠN

2.1Tổng quan về tỉnh Hậu Giang

Tỉnh Hậu Giang được tách ra từ tỉnh Cần Thơ để trở thành một tỉnh mới trực

thuộc Trung ương theo Nghị quyết số 22/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa 11 và Nghị định số 05/2004/NĐ-CP ngày 02/01/2004 của Thủ tướng Chính Phủ. Có tọa độ địa lý 105o20’ - 105o55’ kinh

độ Đông và 9o35’ - 10o00’ vĩ độ Bắc, tổng diện tích tự nhiên là 1.608 km2. Trung tâm của tỉnh là thành phố Vị Thanh, là nơi tập trung các cơ quan chính trị, hành chính quản

lý nhà nước các cơ sở quan trọng về dịch vụ, thương mại, giáo dục, y tế, văn hóa, thể

dục thể thao, dân cư đô thị... các huyện lỵ bao gồm: Phụng Hiệp, Vị Thuỷ, Long Mỹ,

Châu Thành A, Châu Thành và thị xã Ngã Bảy. Ranh giới hành chính của tỉnh được xác định như sau:

- Phía Bắc giáp thành phố Cần Thơ.

- Phía Đông giáp tỉnh Vĩnh Long. - Phía Nam giáp tỉnh Sóc Trăng.

Bản đồ đơn vị hành chính tỉnh Hậu Giang

Hậu Giang là một trong mười ba đơn vị hành chính cấp tỉnh, thành của vùng

Đồng bằng sông Cửu Long, nằm tại khu vực trung tâm của tiểu vùng Tây sông Hậu, có

vị trí trung gian giữa vùng thượng lưu châu thổ sông Hậu (An Giang, thành phố Cần Thơ) với vùng ven biển Đông (Sóc Trăng, Bạc Liêu) và cũng là vùng trung gian giữa

hệ thống sông Hậu (chịu ảnh hưởng của triều biển Đông) với hệ thống sông Cái Lớn

(chịu ảnh hưởng của triều biển Tây).

Theo các tuyến đường bộ, cự ly từ thành phố Vị Thanh - trung tâm tỉnh đến các

trung tâm lớn như sau: Thành phố Hồ Chí Minh 240 km, thành phố Cần Thơ 60km, thị

xã Rạch Giá 60km, thị xã Sóc Trăng 90km, thị xã Bạc Liêu 75km.

Ngoài ra, một đô thị quan trọng của tỉnh Hậu Giang nằm trên quốc lộ 1A là thị

xã Ngã Bảy, chỉ nằm cách Thành phố Cần Thơ 32km và cách thị xã Sóc Trăng 28 km. Tỉnh Hậu Giang là một trong 7 tỉnh của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

Sông Hậu, đóng vai trò quan trọng trong phát triển nông nghiệp, nuôi trồng thủy hải

sản của vùng, đặc biệt với những sản phẩm nông nghiệp chủ lực có tỉ suất hàng hóa

cao như : Xuất khẩu lúa gạo, thủy hải sản 36,05%, trục giao thông chính của tỉnh Hậu Giang đi Cần Thơ, Kiên Giang, Sóc Trăng và Bạc Liêu, là tỉnh khá giàu về tài nguyên

đất đai, vùng đất phù sa, màu mỡ chiếm 60,6%, có nhiều con sông lớn, nhỏ chảy qua

được đầu tư xây dựng nhiều công trình hiện đại, bờ kè Kinh Xáng Xà No; khu hành chính tỉnh và các công trình trọng điểm khác.

Tỉnh Hậu Giang với vai trò là trung tâm giao lưu kinh tế của Tiểu vùng Tây sông Hậu và tiểu vùng Bắc bán đảo Cà Mau, với vị trí nằm ở giữa Tứ giác tăng trưởng

Cần Thơ - Cà Mau - Kiên Giang - An Giang, việc liên kết về mặt kinh tế và nhân văn

với thành phố Cần Thơ, cải thiện môi trường đầu tư và xây dựng một chiến lược xúc

tiến có ý nghĩa quyết định trong việc thu hút đầu tư từ các tỉnh trong nước và trực tiếp

từ nước ngoài trong thời kỳ tới.

Diện tích tự nhiên toàn tỉnh Hậu Giang là 1.607.72 km2, tổng dân số Hậu Giang năm 2011 khoảng 786.712 người, với mật độ dân số 498 người/km2 chủ yếu là dân tộc

Kinh (96,5 %) và số ít là đồng bào dân tộc Khmer (1,1 %), dân tộc Hoa (2,4 %). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thu nhập bình quân đầu người (giá thực tế) đến năm 2011 là 19,66 triệu đồng/người/năm, quy tương đương 942 USD/người/năm (1 USD = 20.900 VND). Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân là 12,58%/năm. Trong đó, khu vực I: Nông, lâm,

thủy sản tăng bình quân 4,06 %/năm; khu vực II: Công nghiệp - xây dựng tăng bình

quân 13,84%/năm; khu vực III: Dịch vụ tăng bình quân 21,82%/năm.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tỷ trọng khu vực I chiếm 31,73%, khu vực II chiếm 31,32%, khu vực III chiếm 36,95% (cơ cấu kinh tế đầu năm đã đề ra theo

thứ tự khu vực I, II, III là 31,29% - 31,52% - 37,18%).

Hậu Giang là một tỉnh mới, đã và đang phát triển mạnh về các lĩnh vực kinh tế -

văn hóa - xã hội có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng trong thời kỳ công nghiệp hóa

và hiện đại hóa, trước bối cảnh và yêu cầu mới đòi hỏi các cấp lãnh đạo Đảng, chính

quyền củatỉnh còn nhiều việc phải làm: vấn đề kiện toàn cơ cấu tổ chức bộ máy, nhân sự, các thiết chếcơ sở hạ tầng, các lĩnh vực hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội, an ninh quốc phòng, cần tập trung đầu tư. Sau 7 năm hình thành (2004-2011), Hậu Giang đã mang trên mình một diện mạo mới, phát triển khá đồng bộ, từng bước tiến

lên vững chắc.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH TỈNH hậu GIANG đến năm 2020 (Trang 31)