Tài nguyên du lịch

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH TỈNH hậu GIANG đến năm 2020 (Trang 33)

L ỜI CẢM ƠN

2.2.1 Tài nguyên du lịch

2.1.2.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên

Hậu Giang có nhiều tài nguyên du lịch tự nhiên mang đậm tính chất đặc trưng

du lịch sinh thái rừng tràm huyện Vị Thuỷ, có diện tích khoảng 140 ha, đến đây du

khách có dịp được thư giãn, nghỉ ngơi, thưởng thức những món ăn đặc sản của địa phương; Lâm trường mùa xuân; Khu vui chơi sinh thái Tây Đô thuộc địa bàn xã Tân Bình huyện Phụng Hiệp, quy mô diện tích 20 ha, đang có kế hoạch mở rộng lên 50ha. Khu du lịch được xây dựng với nhiều nhóm như; đảo Khỉ, Nai, Voi và nhiều loài chim quý hiếm cùng với hệ sinh thái cây ăn trái nhiệt đới được tuyển chọn.

Nổi bật nhất là Lung Ngọc Hoàng, đây là là tên gọi của một vùng trũng ngập nước nổi tiếng thuộc xã Phương Bình, huyện Phụng Hiệp. Thảm thực vật tại Lung

Ngọc Hoàng mang nét đặc thù hoang dã bởi các loài thực vật ngập nước theo mùa với các loài động vật nước phong phú như; rắn, rùa, cua đinh, các loại chim nước và cá

nước ngọt nổi tiếng. Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định thành lập khu bảo tồn

thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng với diện tích hơn 2.800 ha. Bao quanh khu bảo tồn là

vùng đệm rộng gần 900 ha chuyển tiếp giữa khu bảo tồn với vùng kinh tế. Những nét độc đáo sinh hoạt, sản xuất sẽ được tôn tạo nhằm phục vụ du lịch như nghề thủ công

mỹ nghệ từ gỗ, tre, lá ở địa phương; nghề gác kèo ong lấy mật và sáp; ca nhạc tài tử

Nam bộ; phục chế các loại hầm ngầm, chiến hào của khu căn cứ cách mạng qua các

thời kỳ quật khởi của vùng ĐBSCL. Trong tương lai đây sẽ là điểm đến hấp dẫn nhất

của tỉnh Hậu Giang, nhất là đối tượng khách quốc tế.

2.1.2.2 Tài nguyên du lịch nhân văn

Hậu Giang là căn cứ cách mạng trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ nên tài nguyên du lịch nhân văn có giá trị nổi bật của Hậu Giang phần lớn

gắn liền với các di tích lịch sử. Theo thống kê toàn tỉnh có 16 di tích lịch sử văn hóa, trong đó có 9 di tích lịch sử văn hóa đạt cấp quốc gia. Trong số đó có các di tích đang được khai thác du lịch như: đền thờ Bác Hồ, di tích chiến thắng 75 tiểu đoàn địch

(huyện Long Mỹ), khu di tích căn cứ tỉnh uỷ Cần Thơ (huyện Phụng Hiệp), di tích lịch

sử văn hóa Tầm Vu (huyện Châu Thành A).

Ngoài ra, tỉnh Hậu Giang còn có chợ nổi lớn nhất vùng ĐBSCL và nổi tiếng

khắp trong nước, ngoài nước là chợ nổi Ngã Bảy (tên gọi cũ là chợ nổi Phụng Hiệp), nơi hội tụ của 7 dòng sông. Tại chợ nổi trên sông, hàng hoá rất đa dạng. Chợ ở trên mặt đất có những thứ gì, thì chợ Ngã Bảy cũng đủ những thứ mà du khách cũng như người dân ở đây cần. Qua chợ nổi là đến làng đóng ghe xuồng có lịch sử hình thành từ

lâu đời. “Xuồng Hậu Giang” năm lá mà người dân miền Tây quen thuộc có xuất xứ từ

chính làng nghề này.

2.2.2 Chính sách phát triển du lịch

Chính sách phát triển du lịch đề cập đến các hành động của Nhà nước áp dụng

vào lĩnh vực du lịch. Do những nguyên nhân khách quan của những ngày đầu mới

thành lập nên tỉnh Hậu Giang chậm ban hành các chính sách phát triển du lịch.

Tuy nhiên, sau khi thành lập tỉnh, Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Hậu Giang đã chỉ đạo

Sở Thương mại - Du lịch phối hợp thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển ngành du lịch tỉnh Hậu Giang đến năm 2020. Qua thời gian chỉnh sửa và xin ý kiến đóng góp

của các ngành, Quy hoạch tổng thể phát triển ngành du lịch tỉnh Hậu Giang đến năm 2020 được UBND tỉnh Hậu Giang phê duyệt tại Quyết định số 729/QĐ-UBND ngày 02/5/2007.

Việc xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Hậu Giang là căn cứ khoa

học để làm cơ sở cho việc đầu tư, phát triển cơ sở vật chất của ngành phù hợp với sự

phát triển mạnh mẽ của ngành du lịch hiện nay; làm cơ sở để quản lý, lập các kế hoạch

phát triển du lịch ngắn hạn và dài hạn, các quy hoạch chi tiết và dự án đầu tư phát triển

du lịch một cách đồng bộ và có hiệu quả; sử dụng và khai thác tối ưu các nguồn lực,

tài nguyên du lịch sẵn có của địa phương với sự tham gia của các thành phần kinh tế dưới sự quản lý của Nhà nước.

Bản quy hoạch tổng thể ngành du lịch đã đánh giá tình hình du lịch tỉnh Hậu

Giang từ khi thành lập tỉnh đến năm 2006 và những dự báo về số lượng khách, nhu cầu

khách sạn, lao động và đầu tư trong du lịch đến năm 2020; những định hướng về phát

triển không gian du lịch; những dự báo nhu cầu đầu tư chủ yếu cho từng cụm du lịch và đề xuất những dự án ưu tiên đầu tư….

Tuy nhiên, do những yếu tố trong và ngoài nước ảnh hưởng đến du lịch đã tác

động đến những dự báo và định hướng trong bản quy hoạch dẫn đến nhu cầu điều

chỉnh quy hoạch trong thời gian tới. Sự nhanh chóng lạc hậu của bản quy hoạch cũng

phần nào đánh giá chất lượng và hiệu quả của bản quy hoạch mang lại.

Du lịch Hậu Giang phát triển qua từng năm nhưng không đáng kể, một phần lý

xúc tiến, quảng bá còn nhiều hạn chế. Trước tình hình đó, ngày 05/6/2009, UBND tỉnh

Hậu Giang ban hành Quyết định số 1614/QĐ-UBND về việc ban hành Chương trình xúc tiến du lịch năm 2009-2010 trên địa bàn tỉnh Hậu Giang. Chương trình xúc tiến du

lịch được ban hành sẽ góp phần nâng cao hiệu quả và đẩy mạnh công tác xúc tiến,

quảng bá du lịch, chú trọng hơn nữa việc nâng cao chất lượng các dịch vụ theo tiêu chuẩn, đồng thời có các chương trình sản phẩm du lịch nhằm thu hút du khách, phát

triển các tour du lịch theo hướng tổ chức liên kết, mời gọi các công ty du lịch lữ hành ngoài tỉnh cùng tham gia khai thác các sản phẩm du lịch trên địa bàn tỉnh để thu hút du khách trong và ngoài nước.

2.2.3 Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch

2.2.3.1 Cơ sở lưu trú du lịch

Trong những năm gần đây, cùng với sự gia tăng đáng kể của khách du lịch, hệ

thống các cơ sở lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí ở Hậu Giang cũng phát triển với tốc độ khá nhanh. Hầu hết các thành phần kinh tế đều tham gia kinh doanh dịch vụ lưu trú và ăn uống.

Cơ sở lưu trú là tiện nghi quan trọng không thể thiếu của mỗi điểm du lịch và

thường chiếm tỷ trọng lớn vốn đầu tư. Cơ sở lưu trú rất đa dạng và phong phú về loại

hình, quy mô nhằm đáp ứng nhu cầu của các thị trường khách du lịch khác nhau. Việc

phát triển các loại hình cơ sở lưu trú không những tạo nét độc đáo của khu du lịch mà còn nâng cao hiệu quả kinh tế và hiệu quả đầu tư.

Cơ sở lưu trú du lịch bao gồm: khách sạn, làng du lịch, biệt thự du lịch, căn hộ

du lịch, bãi cắm trại du lịch, nhà nghỉ du lịch, nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê,

trong đó khách sạn và nhà nghỉ là cơ sở lưu trú du lịch chủ yếu.

Đến cuối năm 2011, trên địa bàn tỉnh Hậu Giang có 31 cơ sở lưu trú du lịch

(trong đó có 01 khách sạn đạt tiêu chuẩn 1 sao), với 550 phòng phục vụ khách du lịch và 03 khu vui chơi giải trí. Ngoài ra, Hậu Giang còn có các loại hình cơ sở lưu trú khác như : nhà nghỉ, nhà trọ với 348 phòng phục vụ khách du lịch. Tuy nhiên đây là các cơ sở lưu trú chủ yếu do dân cư kinh doanh với chất lượng phòng thấp, dịch vụ đơn điệu, không đảm bảo chất lượng phục vụ khách du lịch.

9 13 15 18 25 29 31 0 5 10 15 20 25 30 35 Số lượng 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Năm

Biểu đồ 2.1: Tình hình phát triển cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn tỉnh Hậu Giang

Cơ sở

Tuy số lượng cơ sở tăng đều hàng năm nhưng quy mô của từng cơ sở vẫn nhỏ

lẻ, kinh doanh mang tính gia đình nên chất lượng chưa cao, thiếu các dịch vụ phục vụ

khách tại cơ sở lưu trú như massage, karaoke, .. Không đáp ứng đủ lượng phòng khi

địa phương tổ chức các sự kiện lớn mang tính khu vực và quốc gia như Festival lúa

gạo Việt Nam lần 1 năm 2009 được tổ chức tại tỉnh Hậu Giang.

2.2.3.2 Các cơ sở ăn uống, vui chơi giải trí

Hiện tại Hậu Giang có khoảng 350 điểm ăn uống nằm cả trong và ngoài khách sạn, thực đơn của các nhà hàng không đa dạng, chủ yếu là các món ăn của Việt Nam,

chế biến đơn giản, chưa có nhà hàng phục vụ được đa nhu cầu của các thị trường

khách du lịch. Nhìn chung các nhà hàng ăn uống còn thiếu về chủng loại và số lượng,

nhiều cơ sở kinh doanh có chất lượng kém.

Hiện nay hoạt động tiêu khiển chính của du khách khi đến Hậu Giang chủ yếu

dựa vào thiên nhiên, đi thuyền trên các dòng kênh và tham quan chợ nổi Ngã Bảy,

tham quan các di tích lịch sử, và vui chơi giải trí ở các khu du lịch như Tây Đô, Ngã Sáu, Lan Hà...

Vui chơi giải trí tại Hậu Giang chủ yếu là hoạt động karaoke và dịch vụ chăm

sóc sức khỏe (massage) phân bố rải rác khắp các huyện, thị trong tỉnh nhưng tập trung

nhiều nhất ở thành phố Vị Thanh và thị xã Ngã Bảy. Không có khu vui chơi giải trí

mang tính tổng hợp và qui mô lớn. Vì vậy, phát triển các tiện nghi vui chơi giải trí là hết sức cần thiết vì nó làm tăng sự hấp dẫn đối với du khách, tăng mức chi tiêu của

2.2.3.3 Các phương tiện vận chuyển

Khách đến Hậu Giang bằng nhiều đường, tuy nhiên tập trung chủ yếu là bằng đường bộ và đường thuỷ. Chuyên chở hàng hoá và hành khách bằng đường bộ chủ yếu

tập trung trên Quốc lộ 61 và Quốc lộ 1A; về đường thuỷ chủ yếu trên các kênh Xà No, kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp, kênh Nàng Mau, kênh Lái Hiếu và kênh KH 9.

Ở Hậu Giang chưa có doanh nghiệp chuyên kinh doanh vận tải du lịch (đường

bộ lẫn đường thủy). Hoạt động chủ yếu của các doanh nghiệp vận tải dưới hình thức

kinh doanh vận tải khách theo tuyến cố định, kinh doanh vận tải khách theo hợp đồng

và kinh doanh vận tải khách bằng xe buýt.

2.2.4 Cơ sở hạ tầng

Hiện nay, tuyến Quốc lộ từ thành phố Vị Thanh (tỉnh Hậu Giang) đi TP. Cần Thơ và các tỉnh lân cận như Kiên Giang, Sóc Trăng, Cà Mau,… đã được nâng cấp và mở rộng. Hệ Thống các tuyến đường liên huyện và đường đô thị dài 3.253 km phần

lớn đã được trải nhựa, còn một số đường đang xây dựng mới và có một số cải tạo,

nâng cấp và mở rộng thêm.

Với hệ thống giao thông như hiện nay tạo thuận tiện cho tỉnh Hậu Giang nối

liền các mạch giao thông giữa các tỉnh ĐBSCL, tạo ra khả năng giao lưu và thúc đẩy

phát triển kinh tế - xã hội tại các tỉnh vùng Nam sông Hậu nói riêng và cả vùng

ĐBSCL nói chung.

Ngoài ra, hệ thống giao thông đường thuỷ với nhiều sông, kênh rạch với tổng

chiều dài khoảng 860 km gồm: sông Hậu, Cái Nhúc, Cái Tư, kênh Xà No, Cái Côn,

kênh Quản lộ - Phụng Hiệp... cũng góp phần đảm bảo cho việc vận chuyển đường thuỷ

thuận lợi.

2.2.5 Nguồn nhân lực ngành du lịch

Số lượng lao động trong ngành tăng theo từng năm nhưng tỷ lệ không nhiều.

Chủ yếu là lao động phổ thông, thời vụ nên chất lượng phục vụ không cao. Lao động

có chuyên môn nghiệp vụ chiếm tỷ lệ khiêm tốn, tập trung ở trình độ trung cấp. Các cơ

sở kinh doanh du lịch chưa chú trọng đến công tác đào tạo, bồi dưỡng cho nhân viên vì thị trường du lịch ở địa phương không quá khắt khe và quan tâm đến chất lượng phục

lực còn gặp nhiều khó khăn, hiệu quả mang lại chưa cao, việc liên kết đào tạo còn nhiều hạn chế, đội ngũ lao động chuyên nghiệp trình độ còn ở mức thấp nhất là trình

độ ngoại ngữ.

Bảng 2.1: Lao động du lịch tỉnh Hậu Giang từ 2005 - 2011

Nội dung 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Tổng số lao động 174 185 190 205 242 275 289 + Số lao động trực tiếp (người) 139 148 152 165 191 213 219 + Số lao động gián tiếp (người) 35 37 38 40 51 62 73

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hậu Giang

Các doanh nghiệp du lịch ở Hậu Giang đa số là các doanh nghiệp nhỏ, quy mô

gia đình nên chưa chú trọng đến công tác đào tạo. Lao động ở các cơ sở du lịch thường

không ổn định nên cũng gây khó khăn cho công tác thống kê lao động ngành và nhu cầu đào tạo của địa phương. Do chưa ý thức được tầm quan trọng trong việc nâng cao

chất lượng nguồn nhân lực và ngại tốn kém thời gian nên các chủ doanh nghiệp rất ít quan tâm đến vấn đề đào tạo.

Bên cạnh ý thức đào tạo của các chủ cơ sở kinh doanh du lịch thì cần có những qui định về trình độ của nhân viên tối thiểu hoặc chiếm bao nhiêu phần trăm trong

tổng số lao động hiện có như là điều kiện bắt buộc làm cơ sở để cơ quan quản lý nhà

nước về du lịch ở địa phương dễ dàng hơn trong việc đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân

Bi ểu đồ 2.2: Cơ cấu về trình độ l ao động ngành Du lị ch năm 2011 9.96% 19.70% 60.14% 10.02%

Đại học và trên đại học Cao Đẳng, Trung cấp Đào tạo khác Chưa qua đào tạo

Nhìn chung, lao động ngành du lịch ở tỉnh Hậu Giang chưa qua đào tạo chiếm

tỷ lệ lớn, hơn 60%. Điều này đặt ra một thách thức không nhỏ trong việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong ngành.

Lao động chưa qua đào tạo còn chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số lao động của ngành nên các lao động này chỉ làm việc theo thói quen, theo kinh nghiệm, không theo

bài bản nên mức độ đáp ứng yêu cầu công việc hiện nay chỉ ở mức bán chuyên nghiệp.

2.2.6 Sản phẩm du lịch và quảng bá xúc tiến du lịch

Hậu Giang với cảnh quang thiên nhiên ở các điểm du lịch sinh thái miệt vườn

còn nguyên sơ, không khí trong lành. Cuộc sống của người dân nơi đây vẫn giữ được

nét chất phác, rộng rãi và mến khách. Đó là những thuận lợi quan trọng đối với phát

triển du lịch.

Liên hoan du lịch vùng ĐBSCL được tổ chức tại Cần Thơ và An Giang nhằm

quảng bá các sản phẩm du lịch, nghệ thuật ẩm thực và các làng nghề truyền thống của người dân Nam Bộ. Đây là sự phối hợp liên vùng thể hiện sự liên kết chặt chẽ giữa các

tỉnh nhằm phát triển du lịch của cả vùng.

Công tác quảng bá xúc tiến du lịch chưa rộng khắp, sự liên kết giữa các ban ngành để thúc đẩy sự phát triển của du lịch chưa được thực hiện triệt để. Sự lên kết

giữa các tuyến điểm du lịch chưa được quan tâm thích đáng.

Khu vui chơi sinh thái Tây Đô (huyện Phụng Hiệp, Hậu Giang)

Khu vui chơi sinh thái Tây Đô thuộc địa bàn xã Tân Bình, huyện Phụng Hiệp,

Voi và nhiều loài chim quý hiếm cùng với vườn cây ăn trái, nhiệt đới được tuyển chọn,

câu cá, tham quan vườn ươm... Tuy nhiên các hạng mục trên lại được đầu tư chưa đúng mức không đủ để kéo chân du khách từ xa đến.

Vườn Bưởi Năm Roi (Ấp Phú Lễ A, xã Phú Hữu, Châu Thành, Hậu Giang)

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH TỈNH hậu GIANG đến năm 2020 (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)