Nguyên nhân

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH TỈNH hậu GIANG đến năm 2020 (Trang 48)

L ỜI CẢM ƠN

2.3.2.2 Nguyên nhân

Nguyên nhân khách quan : Tình hình thế giới trong giai đoạn từ năm 2008 đến

nay có những diễn biến không thuận lợi như dịch bệnh, giá cả các loại năng lượng leo

thang, khủng hoàng kinh tế - tài chính khu vực và toàn cầu, tình trạng mất an ninh và

ổn định ở một số nơi trên thế giới, các xu hướng tôn giáo và xã hội cực đoan lan rộng,

Giang. Hậu Giang là tỉnh vừa được tái lập, lại là tỉnh nằm ở trung tâm phía nam sông

Hậu với xuất phát điểm thấp về kinh tế, hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kinh tế

nói chung, du lịch nói riêng còn rất lạc hậu, thiếu thốn; đời sống người dân còn nhiều khó khăn, mặt bằng dân trí thấp là những hạn chế ảnh hưởng rất lớn đến khai thác và phát triển du lịch. Tiềm năng về tài nguyên du lịch của Hậu Giang tuy đa dạng nhưng

không thực sự độc đáo, nổi trội có sức hút mạnh mẽ đối với du khách. So với các địa phương lân cận thì Hậu Giang còn thua kém về nhiều mặt như sản phẩm du lịch, hệ

thống cơ sở vật chất du lịch,… nên khả năng cạnh tranh thấp so với một số tỉnh lân cận như Cần Thơ, Kiên Giang... đã ảnh hưởng đáng kể đến thu hút khách du lịch.

Nguyên nhân chủ quan: Nguồn vốn đầu tư cho cơ sở vật chất du lịch, nhất là hệ

thống lưu trú còn nhiều hạn chế, các nguồn lực trong xã hội cũng còn rất khiêm tốn.

Mặt khác thực trạng phát triển du lịch Hậu Giang thời gian qua cũng chưa có sự tăng trưởng đột phá nên chưa thu hút được nhiều vốn đầu tư. Doanh thu từ du lịch thấp nên không có tích lũy để tái đầu tư phát triển. Vì vậy nên số lượng cơ sở lưu trú của tỉnh

vẫn còn rất nhỏ bé chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển.

Nhận thức của các cấp, các ngành về phát triển du lịch, coi du lịch là ngành kinh tế quan trọng của tỉnh chưa đầy đủ, nhất quán; trách nhiệm của các ngành, các cấp tổ chức quán triệt thực hiện hiện Nghị quyết của Tỉnh uỷ chưa sâu, mới được tổ

chức ở cán bộ chủ chốt, còn triển khai quán triệt từng ngành, từng địa phương và nhân dân chưa được quan tâm đầy đủ, việc cụ thể hoá Nghị quyết của ngành và địa phương

còn lúng túng, do đó đưa Nghị quyết vào cuộc sống có phần hạn chế.

Tỉnh chưa có chính sách ưu đãi thu hút các nhà đầu tư tham gia phát triển hạ

tầng du lịch ( chế độ tín dụng, chính sách thuế, giá đất, điều kiện sử dụng đất).

Công tác quản lý nhà nước về du lịch chưa đáp ứng được sự phát triển, mối

quan hệ, phối hợp giữa các ngành chưa chặt chẽ nhất là quy hoạch phát triển các khu

du lịch và các tuyến du lịch của tỉnh.

Các hoạt động xã hội hóa về du lịch, phát triển du lịch cộng đồng, giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị của môi trường du lịch tự nhiên, du lịch nhân văn chưa được chú ý. Các cấp, các ngành có cách nhìn chưa đầy đủ, đúng về giá trị vô hình của tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn.

Công tác đầu tư ít được quan tâm phát triển, cho đến nay Tỉnh vẫn chưa thu hút được các dự án đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vì vậy cần có các chính sách khuyến khích thu hút đầu tư trong nước cũng như ngoài nước đặc biệt chú ý là thu hút đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch.

Một số dự án quan trọng theo định hướng của quy hoạch năm 2005 đến nay vẫn chưa được thực hiện, hoặc thực hiện không theo tiến độ của quy hoạch năm 2005 đề ra.

Những vấn đề nêu trên đặt ra một yêu cầu cấp thiết cần có sự nghiên cứu điều chỉnh lại

các chỉ tiêu, định hướng phát triển, mục tiêu phát triển từ đó xây dựng các giải pháp thực

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH TỈNH hậu GIANG đến năm 2020 (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)