L ỜI CẢM ƠN
1.5.3 Kinh nghiệm của Italia
Italia là quốc gia rất giàu có về tài nguyên du lịch, cả tự nhiên và nhân văn. Trong đó, tài nguyên du lịch nhân văn, nhất là các di sản về văn hóa, lịch sử, kiến trúc,
nghệ thuật... của Italia có giá trị nổi bật, có thể nói là hàng đầu thế giới. Italia có 45 di
sản thế giới, chiếm 10% số lượng di sản của châu Âu, 5% di sản của thế giới. Italia có
344 khách sạn 5 sao, 4.892 khách sạn 4 sao, 19.000 khách sạn 3 sao, 6.907 khách sạn 2
sao và 4.017 khách sạn 1 sao và hàng nghìn loại hình và cơ sở lưu trú khác. Italia cũng là một trong những quốc gia hàng đầu về các chỉ số kinh tế du lịch, hiện tại đứng thứ 5
thế giới về số khách du lịch quốc tế đến và thứ 4 về thu nhập từ du khách quốc tế. Năm 2008, Italia đón 42,7 triệu lượt khách du lịch quốc tế, thu nhập 45,7 tỷ USD. Lượng du khách đến Italia nhiều nhất là Đức khoảng 8,9 triệu, tiếp theo là Mỹ 5 triệu, Anh 3,3
triệu, Pháp 3,2 triệu, Tây Ban Nha 2 triệu, Hà Lan 1,7 triệu.
Tuy nhiên, hiện trạng ngành Du lịch của Italia chưa tương xứng với tiềm năng
to lớn của nó. Nếu như năm 1970 Italia đứng thứ nhất thế giới về du lịch nước ngoài thì từ năm 1980 Italia đã tụt xuống sau Pháp, Mỹ, Tây Ban Nha và đến năm 2004 đã tụt xuống sau cả Trung Quốc. Du lịch của Italia còn nhiều biểu hiện manh mún, thiếu
chiến lược phát triển, thiếu sự liên kết tổng thể giữa các cấp quản lý, các vùng, các đối tượng tham gia phát triển hoạt động du lịch.
Ở Italia, có quá nhiều đối tượng tham gia vào xúc tiến du lịch với nhiều thương
hiệu du lịch nên hiệu quả thấp. Do đó, Italia có chủ trương phải cắt giảm bớt các cơ
hút nhiều khách du lịch nhất, vùng Tuscany đứng thứ 3 và vùng Lazio (có Thủ đô Roma) đứng thứ 5 (chưa tính du khách đến Vatican vì Vatican vẫn được xem là lãnh
địa riêng, không thuộc Italia).
Italia chỉ dựa vào các điểm du lịch hiện có để thu hút du khách, nhưng hiện nay đã khác, cạnh tranh về nhiều loại hình du lịch ở Italia đã khắc nghiệt hơn. Italia không
chỉ nhận du khách một cách đơn giản, mà phải phân biệt đối tượng du khách nào. Trong cạnh tranh về du lịch biển thì có Croazia, Anbania, Hy Lạp, Malta, Egypt cạnh tranh
khách du lịch nghỉ biển phía Nam, còn Ở phía Bắc có Pháp, Tây Ban Nha, Thụy Điển…
cũng là những nước cạnh tranh du lịch mạnh mẽ với Italia.Theo số liệu năm 2009 đến
nay, số lượng du khách đến Italia tăng từ 41,8 triệu (năm 2008) lên 43,2 triệu, nhưng chi
tiêu lại giảm. Nếu so sánh từ năm 1998 đến năm 2008 số lượng khách tăng từ 30,8 triệu
lên 41,6 triệu, nhưng số ngày lưu trú bình quân cũng chỉ ở mức hơn 4 đêm. Số lượng khách đến cũng quan trọng, nhưng quan trọng hơn là số ngày lưu trú của khách. Du
khách ở càng lâu càng thu được nhiều tiền. Số lượng du khách đến Italia đông nhất là du
khách quan tâm đến văn hóa nghệ thuật (tới gần 20 triệu), kế đến là khách du lịch nghỉ
biển (khoảng 7,2 triệu), khách du lịch vùng núi (khoảng 3,5 triệu).
Theo thống kê du lịch năm 2008, trong tổng số gần 42 triệu du khách quốc tế đến Italia (thời gian lưu trú bình quân 3,9 đêm), vùng Veneto đón khoảng 8,5 triệu du khách/năm với thời gian lưu trú bình quân là 4,2 đêm. Tiếp đến là vùng Lazio đón
khoảng 6,9 triệu du khách/năm với 3,1 đêm lưu trú. Thứ ba là vùng Tuscany đón 5,5
triệu du khách với 3,6 đêm lưu trú. Vùng núi của Italia tuy không có các công trình nghệ thuật nhưng là vùng thu hút du khách đến để trượt tuyết nên thời gian lưu trú của
khách cao nhất, lên tới 5,1 đêm. Du khách đến từ Đức chi tiêu nhiều nhất (họ thường đến các vùng có biển và hồ), tiếp theo là du khách Mỹ, Anh… Du khách quốc tế thường đặt khách sạn 3 sao trở lên, phần nhiều là khách sạn 3 và 4 sao. Về chi tiêu của khách đến Italia, nếu như năm 2000 Italia thu 29,92 tỷ Euro thì đến năm 2009 cũng chỉ
thu 28,9 tỷ Euro, xu hướng không tăng, thậm chí lại giảm.Về hệ thống lưu trú, Italia có
34 nghìn khách sạn, trong đó chỉ có 5% thuộc về các công ty điều hành quốc tế và quốc gia. Khách sạn Italia mang đặc trưng rất đa dạng, đến 90% là các khách sạn vừa
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Thuật ngữ du lịch được định nghĩa ở nhiều góc độ khác nhau song có thể được
hiểu là quá trình hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình với
mục đích nâng cao đời sống tinh thần. Du lịch phát triển mạnh mẽ theo sự phát triển
chung của xã hội và trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn và năng động
nhất hiện nay trên thế giới. Sự ảnh hưởng tích cực của du lịch trên các mặt kinh tế, văn
hóa, xã hội và chính trị đã làm cho sự liên kết kinh tế của các quốc gia ngày càng chặt
chẽ, thị trường du lịch ngày càng phát triển. Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, mang
tính liên ngành vì thế mà trong quá trình hoạt động du lịch cũng gây ra các tác động
trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Xét về vai trò của du lịch đối với sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của một địa phương hay một quốc gia sẽ nhận thấy những đóng góp to
lớn mà ngành du lịch mang lại. Định hướng phát triển du lịch Việt Nam, trước hết tăng cường vai trò của QLNN về du lịch, hoàn chỉnh bộ máy quản lý từ Trung ương đến địa phương, đẩy mạnh phát triển cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ cho công tác du lịch
Chương 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI TỈNH HẬU GIANG