L ỜI CẢM ƠN
3.1.1 Quan điểm phát triển du lịch của Đảng và Nhà nước ta
Quan điểm chủ đạo và xuyên suốt là nhằm đưa du lịch trở thành ngành kinh tế có đóng góp thực sự quan trọng vào công cuộc phát triển đất nước, góp phần tích cực
vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đảm bảo an ninh quốc phòng và góp phần đa
dạng hóa sản phẩm du lịch của cả nước, nâng cao vị thế ngành du lịch trên cơ sở khai
thác có hiệu quả và bền vững.
Trong sự nghiệp đổi mới đất nước, Đảng và Nhà nước ta xác định du lịch là một ngành kinh tế quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Chỉ thị số 46-CT/TW, ngày 14 - 10 - 1994 của Ban Bí thư Trung ương Đảng cộng sản
Việt Nam thì xác định du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp quan trọng góp phần nâng
cao dân trí, tạo việc làm và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và xem việc phát
triển du lịch là một hướng chiến lược quan trọng trong đường lối phát triển kinh tế -xã hội góp phần thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phấn đấu từng bước đưa nước ta thành trung tâm du lịch, thương mại - dịch vụ có tầm cỡ trong khu vực. Quan điểm đó được kiểm nghiệm trong thực tiễn phát triển du lịch Việt Nam trong
suốt nhiệm kỳ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII và đến nhiệm kỳ Đại hội Đảng
toàn quốc lần thứ IX được nâng lên: Phát triển nhanh để du lịch thật sự trở thành một
ngành kinh tế mũi nhọn. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X tiếp tục xác định:
Phát triển du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn; phấn đấu sau năm 2010, Việt Nam được xếp vào nhóm quốc gia có ngành du lịch phát triển trong khu vực. Phát
triển nhanh các dịch vụ du lịch chất lượng… góp phần tạo bước phát triển vượt bậc
của khu vực dịch vụ.
Các tỉnh, thành phố đã có kế hoạch và nghị quyết về phát triển du lịch, xác định
vai trò, vị trí của du lịch trong cơ cấu kinh tế, đề ra giải pháp và chỉ đạo thực hiện kế
hoạch phát triển du lịch của địa phương mình. Các địa phương trong cả nước đã có sự
tâm, chú trọng đến phát triển du lịch, coi du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn, kinh
tế động lực, một hướng quan trọng để chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sự phát
triển của các ngành kinh tế khác của địa phương, góp phần phát triển kinh tế - xã hội,
bảo tồn và phát huy văn hoá, tăng cường giao lưu với các địa phương trong nước và quốc tế, tạo việc làm cho các tầng lớp dân cư, góp phần xoá đói giảm nghèo và là một phương thức làm giàu ngành và toàn xã hội về vai trò, vị trí và hiệu quả nhiều mặt của
du lịch và trách nhiệm phát triển du lịch. Việc nâng cao nhận thức về du lịch và phát triển du lịch đã chuyển hoá thành hành động cụ thể, để huy động ngày càng tăng các
nguồn lực khai thác tiềm năng và lợi thế du lịch của đất nước cho sự nghiệp phát triển
du lịch nước nhà theo hướng bền vững.