L ỜI CẢM ƠN
3.2.8 Đầu tư và thu hút đầu tư trong lĩnh vực du lịch
Đầu tư phát triển du lịch là một hướng đầu tư có hiệu quả không những về mặt
kinh tế mà còn về mặt môi trường và xã hội.
Tập trung đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng
trong các lĩnh vực khoa học du lịch như hệ thống giao thông, cấp điện, cấp thoát nước,
xử lý môi trường để làm cơ sở cho các dự án đầu tư xây dựng các công trình phát triển
du lịch, đặc biệt là tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng ở các điểm du lịch.
Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia hoạt động du lịch dưới các hình thức khác nhau. Phối hợp với các sở ngành chức năng trong tỉnh và các vùng lân cận
trong việc lồng ghép các chương trình, các dự án đầu tư bảo vệ, tôn tạo di tích, cảnh quang môi trường, khôi phục và phát triển các lễ hội, các hoạt động văn hóa dân gian,
các làng nghề để phục vụ phát triển du lịch.
Đầu tư cho công tác đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực du lịch có chất lượng cao để đảm bảo các hoạt động kinh doanh du lịch đạt hiệu quả, đây là một lĩnh vực đầu tư rất quan trọng nhằm nâng cao chất lượng các sản phẩm và dịch vụ du lịch.
Xây dựng cơ chế chính sách thông thoáng, phù hợp để thu hút và tạo ra các
nguồn vốn đầu tư phát triển các hoạt động kinh doanh du lịch, huy động mọi nguồn
vốn để giải quyết nhu cầu đầu tư như vốn tích lũy của các doanh nghiệp, vốn vay ngân
hàng với lỷ lệ lãi suất ưu đãi và thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) hoặc liên doanh với nước ngoài.
Sử dụng quỹ đất phát triển du lịch, sử dụng một phần vốn “kích thích” từ ngân sách để thu hút các nhà đầu tư. Thực hiện đấu thầu chuyển nhượng quyền sử dụng đất
theo quyết định số 22/2003/QĐ-BTC ngày 18/2/2003 để tạo nguồn vốn đầu tư cho cơ
sở hạ tầng du lịch.
Theo điều 8, Nghị định 106/NĐ-CP ngày 01/4/2004 của Thủ tướng Chính phủ
về tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước. Hàng năm, Bộ Tài Chính chủ trì trình thủ tướng Chính phủ đối tượng vay ưu đãi, nhằm khuyến khích đầu tư và tạo điều kiện
phát triển du lịch, xóa đói giảm nghèo. Vì vậy, chúng ta nên tận dụng nguồn vốn này. Vận động nguồn vốn trong dân thông qua việc phát hành trái phiếu, công trái.
Đây là nguồn vốn lớn có thể huy động từ quần chúng. Tuy nhiên, để dân chúng có thể hưởng ứng hành động này một cách tích cực, chúng ta cần phải có những hành động
tuyên truyền sâu rộng trong quần chúng về những lợi ích của việc mua trái phiếu, công
trái giúp cho tỉnh nhà phát triển nền kinh tế, cũng như làm tăng thu nhập của người dân trong tương lai. Đặc biệt, những người làm việc trong các cơ quan Nhà nước, các
sở ban ngành nên đi đầu trong chương trình hành động này.
Chủ động tổ chức các sự kiện, hay tham gia hội chợ triễn lãm trong và ngoài
nước để tìm cơ hội thu hút nhiều nhà đầu tư có quan tâm đến du lịch Hậu Giang. Điều
này, cần phải có những bước chuẩn bị cụ thể để quảng bá cho các nhà đầu tư thấy
những lợi ích mà họ sẽ đạt được khi đầu tư vào Hậu Giang.