Sản phẩm du lịch và quảng bá xúc tiến du lịch

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH TỈNH hậu GIANG đến năm 2020 (Trang 40)

L ỜI CẢM ƠN

2.2.6Sản phẩm du lịch và quảng bá xúc tiến du lịch

Hậu Giang với cảnh quang thiên nhiên ở các điểm du lịch sinh thái miệt vườn

còn nguyên sơ, không khí trong lành. Cuộc sống của người dân nơi đây vẫn giữ được

nét chất phác, rộng rãi và mến khách. Đó là những thuận lợi quan trọng đối với phát

triển du lịch.

Liên hoan du lịch vùng ĐBSCL được tổ chức tại Cần Thơ và An Giang nhằm

quảng bá các sản phẩm du lịch, nghệ thuật ẩm thực và các làng nghề truyền thống của người dân Nam Bộ. Đây là sự phối hợp liên vùng thể hiện sự liên kết chặt chẽ giữa các

tỉnh nhằm phát triển du lịch của cả vùng.

Công tác quảng bá xúc tiến du lịch chưa rộng khắp, sự liên kết giữa các ban ngành để thúc đẩy sự phát triển của du lịch chưa được thực hiện triệt để. Sự lên kết

giữa các tuyến điểm du lịch chưa được quan tâm thích đáng.

Khu vui chơi sinh thái Tây Đô (huyện Phụng Hiệp, Hậu Giang)

Khu vui chơi sinh thái Tây Đô thuộc địa bàn xã Tân Bình, huyện Phụng Hiệp,

Voi và nhiều loài chim quý hiếm cùng với vườn cây ăn trái, nhiệt đới được tuyển chọn,

câu cá, tham quan vườn ươm... Tuy nhiên các hạng mục trên lại được đầu tư chưa đúng mức không đủ để kéo chân du khách từ xa đến.

Vườn Bưởi Năm Roi (Ấp Phú Lễ A, xã Phú Hữu, Châu Thành, Hậu Giang)

Hiện nay, xung quanh khu vực Ấp Phú Lễ có rất nhiều hộ trồng bưởi Năm Roi với

diện tích tương đối lớn nhưng chưa được quy hoạch thành điểm du lịch hoàn chỉnh.

Làng du lịch sinh thái Tầm Vu (Ấp Xẻo Cao, xã Thạnh Xuân, huyện Châu

Thành A, Hậu Giang)

Có rất nhiều nhà vườn đầu tư phát triển thành vườn cây ăn trái phục vụ khách du lịch nhưng đều nhỏ lẻ, kinh doanh tự phát, chưa tạo được nét đặc sắc thu hút du khách.

Làng khóm Cầu Đúc (Xã Hoả Tiến, Thị xã Vị Thanh, Hậu Giang)

Nơi đây tập trung một số đông người dân chuyên trồng khóm, thêm vào đó sự

thích hợp của đất làm cho khóm có vị ngon ngọt riêng mà những nơi khác không có.

Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng (Huyện Phụng Hiệp, Hậu Giang):

Lung Ngọc Hoàng là tên gọi của một vùng trũng ngập nước nổi tiếng thuộc xã

Phương Bình, huyện Phụng Hiệp. Nơi đây vốn là vùng đồng bằng ngập nước rộng lớn

trải dài từ phía Tây của Sông Hậu tới tận U Minh và được đánh giá là một trong những điểm quan trọng trên bản đồ đất ngập nước của Việt Nam. Tổng diện tích của khu bảo

tồn là 280.535ha và được quy hoạch thành 4 phân khu: Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt

976,28ha; Phân khu phục hồi sinh thái tự nhiên 963,45ha; Phân khu hành chính dịch

vụ du lịch là 404,72ha; Phân khu thực nghiệm nghiên cứu khoa học 461,03ha. Khu

bảo tồn còn là nơi quy tụ các loài sinh vật

quý hiếm, phong phú, nhiều chủng loại (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

gồm: 330 loài thực vật và 206 loài động vật

quý, ngoài ra còn có 77 loài thuỷ sản.

Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Lung Ngọc Hoàng thật sự là nơi phát

triển du lịch sinh thái, bảo vệ các loài sinh vật bản địa, đặc biệt là các loài động vật

cùng còn sót lại của vùng đồng bằng ngập nước Tây Sông Hậu. Cung cấp nguồn giống

sinh vật tự nhiên cho các tỉnh phụ cận… Trong tương lai khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng sẽ là nơi nghỉ ngơi, giải trí… cho khách tham quan trong và ngoài nước.

Chợ nổi Ngã Bảy ( xã Đại Thành, thị xã Ngã Bảy, Hậu Giang) Đây là chợ nổi lớn nhất của vùng đồng bằng

sông Cửu Long và họp tại nơi hội tụ của 7 dòng sông. Tại chợ nổi trên sông, hàng hoá rất đa dạng.

Chợ ở trên mặt đất có những thứ gì, thì chợ Ngã Bảy cũng đủ những thứ mà du khách cũng như người dân ở đây cần. Tại Chợ, việc mua bán nông

sản hàng hóa diễn ra tấp nập, sầm uất trên ghe

xuồng nên gọi là chợ nổi và cách tiếp thị rất mộc mạc độc đáo là treo các hàng hóa muốn bán lên cây sào cắm mũi.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH TỈNH hậu GIANG đến năm 2020 (Trang 40)