Đầu tư phát triển du lịch

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH TỈNH hậu GIANG đến năm 2020 (Trang 42)

L ỜI CẢM ƠN

2.2.7. Đầu tư phát triển du lịch

Là một tỉnh được tách từ tỉnh có ngành du lịch phát triển khá so với cả nước, du

lịch Hậu Giang đã nhận thấy sự thiếu hụt các cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch, các điểm du lịch không được đầu tư xây dựng và sử dụng đúng tiềm năng, các di tích

lịch sử, văn hoá lâu ngày chưa được trùng tu, tu bổ ...

Ngay khi thành lập, các dự án đầu tư vào du lịch đã được triển khai với tổng số

vốn là 14.850 triệu VNĐ, toàn bộ là nguồn vốn trong nước. Nguồn vốn đầu tư được

tập trung toàn bộ vào lĩnh vực dịch vụ ăn uống, nhà nghỉ và khách sạn. Tổng vốn đầu tư như trên chưa đủ để đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch của Hậu Giang, bởi sau khi

tách tỉnh Hậu Giang gần như chưa có cơ sở vật chất đáng kể để phục vụ phát triển du

lịch, hơn nữa lại thiếu các điểm du lịch hoặc có nhưng chưa được đầu tư, tôn tạo, tu bổ để thu hút khách. Với cơ cấu nguồn vốn như trên, Hậu Giang thể hiện là chưa có biện

pháp gì để thu hút nguồn vốn nước ngoài, đây là một nguồn vốn quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội nói chung và của ngành du lịch nói riêng. Hơn nữa, việc phân bổ

nguồn vốn đầu tư chưa thật hợp lý, đi theo lối mòn của hầu hết các tỉnh trong nước,

nguồn vốn không phân bổ đều vào các lĩnh vực khác như siêu thị để phục vụ mua sắm,

hay phương tiện vận chuyển, hay đầu tư khai thác các điểm vui chơi giải trí, công tác

thì càng thể hiện một ngành du lịch phát triển phù hợp với xu hướng của du lịch hiện đại. Hơn nữa, nguồn vốn đầu tư được phân bố chưa theo kế hoạch phát triển trọng tâm

mà tỉnh đề ra như tôn tạo, tu bổ các điểm di tích lịch sử, khu vui chơi giải trí; xây dựng

thị trấn Phương Bình thành khu du lịch sinh thái hay như tổ chức lại hoạt động du lịch

tại chợ Nổi Ngã Bảy...

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH TỈNH hậu GIANG đến năm 2020 (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)