Kinh nghiệm của Singapore

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH TỈNH hậu GIANG đến năm 2020 (Trang 26)

L ỜI CẢM ƠN

1.5.1 Kinh nghiệm của Singapore

Sigapore là một quốc gia nhỏ bé, diện tích 682 km2, dân số 4,4 triệu người, tài nguyên thiên nhiên hầu như không có gì. Tài nguyên du lịch cũng hết sức nghèo nàn.

Nước ngọt cũng phải mua từ Malaysia. Không có đất sản xuất nông nghiệp do đó lương thực, thực phẩm chủ yếu cũng phải nhập khẩu từ nước ngoài. Từ một nền kinh

tế nghèo nàn, lạc hậu chủ yếu là nghề đánh cá biển, Singapore đã đổi mới và phát triển

trở thành quốc gia giàu có xếp vào tốp đầu châu Á. Thập kỷ 80 tăng trưởng bình quân

là 7,4%/năm, thập kỷ 90 tăng trưởng 7,7%/năm, năm 2000 tới nay tăng trưởng bình quân 9,9%. Thu nhập bình quân đầu người thuộc nhóm có thu nhập cao nhất châu Á (25.000 USD/năm). Do tập trung phát triển cơ sở hạ tầng hiện đại nên đất nước này có

bước tăng trưởng nhanh, ngành du lịch trở thành ngành kinh tế phát triển. Hệ thống cơ

sở hạ tầng của Singapore phần lớn được xây dựng ngay sau ngày độc lập, hệ thống đường giao thông hiện đại, bến cảng, sân bay, hệ thống thoát nước thải, hệ thống điện được tập trung đầu tư mạnh. Đáng chú ý là đường giao thông rộng rãi (hầu hết trên

30m) xung quanh được bao phủ bởi màu xanh của cây và hoa. Dọc theo các con đường

là những hàng cây có tên gọi là tembusu, trên những con đường qua cầu vượt, đường

nối các khu nhà cao tầng ngập tràn hoa giấy trồng trong chậu hoặc đất tự tạo, kết thành những hàng hoa giăng kín nhiều màu sắc trên đại lộ, kể cả những khu nhà chung cư,

siêu thị. Có thể nói, người Singapore đã biết tận dụng mọi không gian để tạo ra bức tranh hoa sinh động và quyến rũ. Chính phủ đã rất quan tâm đến phát triển cơ sở hạ

tầng gắn liền với cảnh quan thiên nhiên và môi trường, do đó đã tạo ra một Singapore

rợp bóng cây xanh, phục vụ hiệu quả việc phát triển kinh tế du lịch. Hệ thống tầu điện

ngầm dài khoảng 40 km giúp cho việc đi lại của người dân và du khách thuận lợi. Dưới con đường đi đến các điểm đưa đón của tầu điện ngầm như một xã hội thu nhỏ, có nơi được thiết kế dưới lòng đất vài chục mét. Có thể nói nhờ hệ thống đường sá

hiện đại, cầu vượt, tầu điện ngầm, sân bay, bến cảng quốc tế được đầu tư xây dựng

hiện đại và an toàn nên Sigapore đã giải quyết cơ bản về vấn đề giao thông. Xe buýt,

xe con, xe tải đã hoàn toàn thay thế phương tiện cá nhân như xe máy, xe đạp cộng với

ý thức cao của người tham gia giao thông, cùng với chế tài xử phạt nghiêm minh đã cho kết quả ít xảy ra tai nạn giao thông. Singapore hiện có 300 công viên với 9.000 ha

và hầu hết các cây nhiệt đới, bán nhiệt đới là kết quả của việc thực hiện qui hoạch

đầu tư mạnh mẽ vào cơ sở hạ tầng để phát triển kinh tế và ngược lại mỗi năm đất nước

này lại thu được hàng tỷ đô la từ hoạt động du lịch, hoạt động kinh tế khác để đầu tư

cho hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Nhờ có cơ sở hạ tầng kỹ thuật hiện đại, Sigapore đã thu hút thành công nguồn vốn FDI để phát triển đất nước.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH TỈNH hậu GIANG đến năm 2020 (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)