Đào tạo nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH TỈNH hậu GIANG đến năm 2020 (Trang 61)

L ỜI CẢM ƠN

3.2.3 Đào tạo nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực giữ vị trí chủ chốt trong quá trình phát triển, đặc biệt đối với du

lịch. Con người đóng vai trò quan trọng quyết định chất lượng sản phẩm du lịch.

Chính vì vậy công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực được xem là khâu đột phá

trong phát triển du lịch.

Đây là giải pháp không chỉ mang tính chiến lược mà còn mang tính bền vững.

Do đó, cần phải đào tạo nguồn nhân lực vừa có kiến thức chuyên môn về du lịch và vừa có kiến thức về môi trường và bảo vệ môi trường.

Hình ảnh du lịch của một địa phương không chỉ thể hiện qua danh lam thắng

cảnh, công trình kiến trúc, văn hóa, lịch sử mà còn thể hiện qua con người, đặc biệt là

đội ngũ lao động trong ngành du lịch. Họ là những người quản lý, tổ chức điều hành,

hướng dẫn viên và các nhân viên khác phục vụ cho ngành du lịch và dịch vụ du lịch. Do đó, chất lượng của sản phẩm du lịch được cấu thành bao gồm chất lượng của đội

ngũ lao động trong ngành du lịch kết tinh vào. Vì vậy, việc đào tạo nâng cao trình độ

chuyên môn và ngoại ngữ, bồi dưỡng lại lao động ngành là cần thiết. Cần đầu tư đi vào

chiều sâu đối với đội ngũ cán bộ quản lý và kinh doanh cho các doanh nghiệp du lịch,

vừa có phẩm chất đạo đức, vừa có trình độ, năng lực giỏi, để làm đầu tàu, thúc đẩy sự

phát triển của ngành.

Tiến hành điều tra phân loại trình độ nghiệp vụ của tất cả các cán bộ nhân viên

và lao động hiện đang công tác và tham gia hoạt động kinh doanh du lịch trên phạm vi

toàn tỉnh. Kết quả điều tra sẽ là cơ sở để xây dựng kế hoạch đào tạo cụ thể phù hợp với

trình độ chuyên ngành.

Cần tiến hành, khai thác triệt để mọi lọai hình đào tạo, bồi dưỡng như bồi dưỡng trước khi giữ chức vụ, bồi dưỡng theo cương vị công tác, để có đủ năng lực làm việc theo chức vụ của cán bộ lãnh đạo; bồi dưỡng bổ sung, đổi mới tri thức; đào tạo,

bồi dưỡng ở ngoài nước nhằm tiếp thu tinh hoa khoa học, kỹ thuật, công nghệ tiên tiến

của thế giới.

Trên cơ sở các số liệu về nhu cầu đào tạo được xác định, xây dựng kế hoạch và

chương trình đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn hàng năm cho cán bộ, công chức quản lý du lịch.

Nội dung đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ quản lý du lịch phải luôn hướng tới đảm

bảo mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng là trang bị kiến thức về lý luận chính trị; kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ; kiến thức ngoại ngữ, tin học và các kiến thức bổ trợ khác

nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức du lịch thành thạo về chuyên môn nghiệp

vụ, đáp ứng yêu cầu nâng cao hiệu quả hoạt động của ngành. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng phải căn cứ vào tiêu chuẩn của từng chức vụ, tiêu chuẩn nghiệp vụ của từng

ngạch, chức danh cán bộ, công chức; quy hoạch, kế hoạch xây dựng phát triển đội ngũ

cán bộ, công chức của ngành và nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của cán bộ, công chức,

phục vụ cho việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao.

Khuyến khích đào tạo chính quy trình độ đại học và trên đại học về nghiệp vụ

quản lý du lịch. Bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ đương nhiệm kết hợp có chính sách

ưu đãi tuyển dụng cán bộ trẻ có năng lực làm nguồn cho công tác quản lý và hoạch định chiến lược. Đây sẽ là lực lượng cán bộ quản lý nòng cốt góp phần quan trọng vào sự nghiệp đổi mới theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngành du lịch tỉnh Hậu

Giang trong tương lai.

Quan tâm đến công tác tổ chức đào tạo lại và đào tạo mới để giải quyết yêu cầu trước mắt và chuẩn bị lâu dài với nhiều hình thức như đào tạo tại chỗ, chính quy ở trong nước. Đối với các lĩnh vực thuộc du lịch như cơ sở lưu trú, hướng dẫn viên du lịch, quản lý, thuyết minh viên cần đào tạo ở 3 cấp học: sơ cấp, trung cấp và đại học.

Tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn ngắn hạn cho lao động tại các cơ sở kinh doanh

du lịch. Chú trọng công tác giáo dục, phổ cập kiến thức du lịch cho toàn dân để nhân

dân tham gia cùng với Nhà nước phát triển sự nghiệp du lịch. Tăng cường các lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho nhân viên và năng lực quản lý cho cán bộ vào thời

gian rỗi của các điểm vườn du lịch.

Tăng cường giao lưu hợp tác quốc tế để học hỏi kinh nghiệm quản lý cho đội

ngũ cán bộ, áp dụng vào nhu cầu thực tiễn của địa phương. Tích cực tham gia các diễn đàn, hội nghị, hội thảo về du lịch trong khu vực cũng như quốc tế.

Có kế hoạch cử những cán bộ trẻ có năng lực đi du học, chuyên tu nghiệp vụ ở

những nước phát triển về du lịch. Đặc biệt, nên tham gia vào những trường lớp, khóa đào tạo với chủ đề gần gũi với môi trường du lịch của Hậu Giang.

Tranh thủ sự hỗ trợ từ các dự án phát triển nguồn nhân lực du lịch của TCDL

cũng như các tổ chức, dự án quốc tế trong công tác đào tạo nguồn nhân lực và nâng cao nhận thức về du lịch.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH TỈNH hậu GIANG đến năm 2020 (Trang 61)