Nguồn nhân lực ngành du lịch

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH TỈNH hậu GIANG đến năm 2020 (Trang 38)

L ỜI CẢM ƠN

2.2.5 Nguồn nhân lực ngành du lịch

Số lượng lao động trong ngành tăng theo từng năm nhưng tỷ lệ không nhiều.

Chủ yếu là lao động phổ thông, thời vụ nên chất lượng phục vụ không cao. Lao động

có chuyên môn nghiệp vụ chiếm tỷ lệ khiêm tốn, tập trung ở trình độ trung cấp. Các cơ

sở kinh doanh du lịch chưa chú trọng đến công tác đào tạo, bồi dưỡng cho nhân viên vì thị trường du lịch ở địa phương không quá khắt khe và quan tâm đến chất lượng phục

lực còn gặp nhiều khó khăn, hiệu quả mang lại chưa cao, việc liên kết đào tạo còn nhiều hạn chế, đội ngũ lao động chuyên nghiệp trình độ còn ở mức thấp nhất là trình

độ ngoại ngữ.

Bảng 2.1: Lao động du lịch tỉnh Hậu Giang từ 2005 - 2011

Nội dung 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Tổng số lao động 174 185 190 205 242 275 289 + Số lao động trực tiếp (người) 139 148 152 165 191 213 219 + Số lao động gián tiếp (người) 35 37 38 40 51 62 73

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hậu Giang

Các doanh nghiệp du lịch ở Hậu Giang đa số là các doanh nghiệp nhỏ, quy mô

gia đình nên chưa chú trọng đến công tác đào tạo. Lao động ở các cơ sở du lịch thường

không ổn định nên cũng gây khó khăn cho công tác thống kê lao động ngành và nhu cầu đào tạo của địa phương. Do chưa ý thức được tầm quan trọng trong việc nâng cao

chất lượng nguồn nhân lực và ngại tốn kém thời gian nên các chủ doanh nghiệp rất ít quan tâm đến vấn đề đào tạo.

Bên cạnh ý thức đào tạo của các chủ cơ sở kinh doanh du lịch thì cần có những qui định về trình độ của nhân viên tối thiểu hoặc chiếm bao nhiêu phần trăm trong

tổng số lao động hiện có như là điều kiện bắt buộc làm cơ sở để cơ quan quản lý nhà

nước về du lịch ở địa phương dễ dàng hơn trong việc đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân

Bi ểu đồ 2.2: Cơ cấu về trình độ l ao động ngành Du lị ch năm 2011 9.96% 19.70% 60.14% 10.02%

Đại học và trên đại học Cao Đẳng, Trung cấp Đào tạo khác Chưa qua đào tạo

Nhìn chung, lao động ngành du lịch ở tỉnh Hậu Giang chưa qua đào tạo chiếm

tỷ lệ lớn, hơn 60%. Điều này đặt ra một thách thức không nhỏ trong việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong ngành.

Lao động chưa qua đào tạo còn chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số lao động của ngành nên các lao động này chỉ làm việc theo thói quen, theo kinh nghiệm, không theo

bài bản nên mức độ đáp ứng yêu cầu công việc hiện nay chỉ ở mức bán chuyên nghiệp.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH TỈNH hậu GIANG đến năm 2020 (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)