L ỜI CẢM ƠN
3.1.2.2 Quan điểm lâu dài
Phát triển du lịch phải dựa trên các căn cứ định hướng chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước, các quy hoạch phát triển liên quan và kế thừa được cơ sở khoa học đã nghiên cứu về phát triển du lịch, tiếp thu kinh nghiệm phát
triển du lịch của quốc tế, thông qua các đề án phát triển du lịch do các tổ chức quốc tế,
chính phủ nước ngoài giúp đỡ.
Phát triển bền vững, phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển du lịch chung
của cả nước và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của khu vực, trong mối liên hệ
chặt chẽ với du lịch của các khu vực khác trong toàn quốc.
Khai thác hợp lý và có hiệu quả các lợi thế về tiềm năng tài nguyên du lịch, nhưng phát triển có trọng điểm để hình thành các khu du lịch có tầm cỡ quốc tế, tạo thương hiệu cho du lịch Việt Nam trên trường quốc tế.
Phát triển du lịch phải gắn với huy động các nguồn lực của mọi thành phần kinh
tế. Theo đó, phải nâng cao được năng lực cạnh tranh và khả năng hội nhập của các
doanh nghiệp du lịch và phát triển du lịch dựa vào cộng đồng.
Phát triển du lịch phải có tốc độ tăng trưởng GDP du lịch cao hơn các vùng
khác, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động.
Bảo tồn, tôn tạo và phát triển bền vững môi trường, tài nguyên du lịch, phát huy
truyền thống bản sắc dân tộc kết hợp với khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến về
phát triển du lịch của quốc tế.
Phát triển du lịch phải đặc biệt coi trọng với việc bảo vệ và giữ vững an ninh,
quốc phòng, an toàn xã hội. Phối hợp chặt chẽ với các ngành, các cấp trong việc bảo
tồn và khai thác tài nguyên du lịch để đảm bảo giữ vững an ninh, quốc phòng, an toàn xã hội. Đặc biệt lưu ý trong việc phát triển du lịch tại các địa bàn nhạy cảm.