.Các chính sách và năng lực của bộ máy quản lý

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP QUẢN LÝ MẠNG LƯỚI ĐƯỜNG CÁC ĐÔ THỊ LOẠI I THUỘC TỈNH VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG THEO HƯỚNG GIAO THÔNG XANH (Trang 111)

Chính sách và các văn bản có tác động rất lớn tới u cầu đi lại. Các chính sách có quan tâm tới người nghèo, nhóm người dễ bị tổ thương thì vấn đề tiếp cận cho mọi người đối với GTCC sẽ được đặt ra như tổ chức các tuyến đường xe đạp, đi bộ để dễ dàng đến với các loại phương tiện GTCC. Chính sách khuyến khích GTCC hay chính sách kiểm sốt phương tiện giao thơng cá nhân đều có tác động tới nhu cầu đi lại.

Chính quyền các đơ thị với đội ngũ công chức là những người thực thi các nhiệm vụ trong đó có trách nhiệm làm thế nào để cung cấp dịch vụ tốt cho nhu cầu đi lại của người dân trong đơ thị. Nhìn chung đội ngũ cán bộ ở các đơ thị trong vùng có trình độ được đào tạo tương đối cao và đồng đều so với vùng khác. Vì vậy đội ngũ cán bộ của các phòng ban trong các sở và phòng QLĐT của các TP có điều kiện tiếp nhận các kiến thức mới trong quản lý giao thông đô thị.

2.3.7. Sự tham gia của cộng đồng

Cơng tác quản lý đơ thị nói chung và quản lý MLĐ đơ thị nói riêng đạt được kết quả tốt khơng thể thiếu vai trị tham gia của cộng đồng. Theo Ruth Yabes thang đo về sự tham gia của cộng đồng có nhiều hình thức [64].

a. Các hình thức tham gia của cộng đồng

Cộng đồng có thể tham gia mức độ từ thấp đến cao:

- Chính quyền thơng báo cho dân biết trước khi đưa ra các quyết định; - Chính quyền vận động cộng đồng làm theo;

- Chính quyền trao đổi bàn bạc với các nhóm cộng đồng; - Phối hợp giữa cộng đồng và chính quyền;

- Giao quyền cho các nhóm dân cư; - Nhân dân kiểm sốt.

b.Các phạm vi tham gia của cộng đồng.

- Cung cấp thơng tin: Trong q trình dự án được triển khai, thơng tin do cộng đồng cung cấp là một kênh thông tin vô cùng quan trọng và sát thực cho các cơ quan quản lý. Từ đó cơ quan quản lý xem xét và có biện pháp điều chỉnh cho phù hợp.

- Tham gia lãnh đạo: Cộng đồng tham gia lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện dự án sẽ đảm bảo dự án được triển khai đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng và mục tiêu đã đề ra.

- Cung cấp nguồn lực: Sử dụng nguồn nhân lực hiện có tại địa phương nơi triển khai dự án đang được chính quyền các cấp khuyến khích thực hiện. Lao động địa phương vừa có cơng ăn việc làm vừa tránh xa các tệ nạn xã hội. Thơng qua cộng đồng, chủ đầu tư có thể chọn lựa nguồn lao động tốt phục vụ trong q trình triển khai thi cơng.

- Quản lý duy trì: Cộng đồng tham gia cơng tác quản lý duy trì hoạt động của dự án sẽ đảm bảo dự án được vận hành tốt, đồng thời tăng tuổi thọ của các cơng trình.

-Giám sát và đánh giá: Theo các kết quả khảo sát hiện nay trên tồn quốc, nếu các cơng trình đầu tư xây dựng có sự giám sát và đánh giá cộng đồng thì các cơng trình đó có tiến độ thực hiện nhanh, đảm bảo chất lượng thi cơng cơng

trình, chi phí đầu tư xây dựng ít do đó việc giám sát và đánh giá của cộng đồng là vô cùng quan trọng.

Quản lý MLĐ theo hướng giao thông xanh vai trị của cộng đồng có ở tất cả các phạm vi ví dụ: Người dân giao thơng theo các quy định của Luật giao thông đường bộ, các quy định của Nhà nước trong sử dụng nhiên liệu sạch, trong tham gia trồng cây xanh và duy tu các tuyến đường v.v.

2.4. KINH NGHIỆM QUẢN LÝ MẠNG LƯỚI ĐƯỜNG HƯỚNG TỚI GIAOTHÔNG XANH CỦA MỘT SỐ ĐÔ THỊ TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM. THÔNG XANH CỦA MỘT SỐ ĐÔ THỊ TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM. 2.4.1. Kinh nghiệm một số đô thị ở nước

ngoài a.TP Calgary – Canada [49].

Calgary là TP nằm ở phía nam tỉnh Alberta -Canada, TP có dân số 1.096.833 người và diện tích là 825,29 km2 [2013]. Trước năm 2000 TP phải đối mặt với các vấn đề về môi trường như: Sự xuống cấp của chất lượng khơng khí, phát thải nhà kính trong khi biến đổi khí hậu tác động tới tồn cầu. Sự gia tăng về tiếng ồn giao thông. Để khắc phục các hạn chế nêu trên TP đã quan tâm tới xây dựng Hạ tầng Xanh trong đó có giao thơng Xanh theo chỉ dẫn của Liên đồn đơ thị Canada. Thơng qua hạ tầng xanh để giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường, tạo không gian xanh di động cho thành phố, đồng thời thực hiện chức năng làm sạch khơng khí. Những giải pháp quan trọng đó là :

Gắn kết giữa quy hoạch giao thông và quy hoạch sử dụng đất [49],

[95].

Trong cuộc sống hàng ngày, người dân đô thị phải thực hiện nhiều chuyến đi khác nhau với nhiều mục đích khác nhau, bằng những phương thức khác nhau như đi bộ, đi xe đạp, sử dụng giao thông công cộng và cả phương tiện cá nhân như xe con. Lựa chọn phương thức giao thông như thế nào khi đi lại, để không bị lệ thuộc vào phương tiện cá nhân, một trong các tác nhân cơ bản của vấn đề ùn tắc giao thông, tai nạn giao thông và ô nhiễm môi trường.

Mơ hình lồng ghép quy hoạch giao thơng, sử dụng đất chính là giải pháp hướng tới việc cung cấp một sự lựa chọn phương thức giao thông hiệu quả, Tổ chức quy hoạch giao thơng đơ thị để tối đa hóa khả năng tiếp cận cho người dân, trong đó người dân có khả năng thực hiện một loạt các hoạt động hàng ngày với khoảng cách di chuyển là nhỏ nhất. (hình 2.10).

Hình 2.10. Quy hoạch mạng lưới đường TP Calgary – Canada [49]

Khuyến khích người dân đi bộ và đi xe đạp hàng ngày .

Xe đạp khơng thải các khí thải làm tăng hiệu ứng nhà kính cịn giúp tăng cường sức khỏe vì vậy TP thường xuyên tổ chức các cuộc đua xe đạp vào các ngày nghỉ. Ngồi ra TP cịn xây dựng nhiều tuyến đường riêng cho người đi xe đạp trong và ngoài TP như các “tuyến đường xanh” - greenway. (hình 2.11).

Mở rộng mạng lưới giao thơng cơng cộng và nâng cao chất lượng dịch vụ của mạng lưới

TP đã có chiến lược phát triển mạng lưới giao thơng cơng cộng và nâng cao chất lượng dịch vụ của mạng lưới để thu hút người dân đi lại bằng phương tiện giao thông công cộng. Trong khu vực trung tâm TP người dân sử dụng dễ dàng các tuyến xe bus kết nối với 2 tuyến xe bus nhanh và 2 tuyến đường sắt nhẹ (LRT) để trở thành một hệ thống giao thông công cộng thuận lợi phục vụ tốt nhất cho người dân (Hình 2.12).

Hình 2.12. Tuyến đường sắt nhẹ đơ thị và nhà ga ở trung tâm thành phố [49]

.

Chương trình phủ xanh đường phố

Một trong các chiến lược để quản lý giao thông xanh mà TP Calgary đã thực hiện rất thành cơng đó là làm xanh đường phố. Điều này cũng có ý nghĩa khi Thị trưởng TP đã ra lời kêu gọi đối với công dân của TP hãy tăng cường đi bộ và xe đạp nhiều hơn. Cây xanh sẽ có tác dụng tốt đối với người đi bộ và đi xe đạp làm cho mơi trường trong lành mát mẻ dễ chịu vì thế về mùa hè tuyến đường đi bộ sẽ cảm giác ngắn hơn (hình 2.13)

Hình 2.13. Chiến lược phủ xanh các đường phố của TP Calgary và Sơ đồ các không gian xanh và tuyến đường xanh bao quanh TP [49]

Tăng cường các giải pháp tiết kiệm năng lượng trong giao thơng đơ thị

Chính quyền TP Calgary đã sử dụng hệ thống thiết bị đường phố, giảm nhu cầu năng lượng như: hành lang năng lượng được sử dụng để chạy các thiết bị chiếu sáng, đèn tín hiệu, biển hiệu và các hệ thống khác. Bằng công nghệ khoa học, TP đã thay thế năng lượng điện truyền thống bằng hệ thống năng lượng điện mặt trời nhằm giảm hiệu quả việc tiêu thụ năng lượng, giảm bớt ảnh hưởng đến hiệu ứng nhà kính.

Tổ chức bộ máy quản lý giao thơng trong thành phố.

Sở giao thơng TP có 4 đơn vị chịu trách nhiệm trong công tác kế hoạch, công tác thiết kế và xây dựng, vận hành và bảo trì hệ thống giao thơng TP Calgary. Mỗi phịng có các chức năng cụ thể như (sơ đồ 2.14).

- Phịng quy hoạch giao thơng. Có trách nhiệm chính về quy hoạch

gồm: i) xác định nhu cầu giao thông. ii) đưa ra các ý tưởng quy hoạch để Hội đồng phê duyệt.

-Phịng cơ sở hạ tầng giao thơng. Có trách nhiệm chính về thiết kế và

xây dựng gồm: i) Thiết kế và xây dựng các đường chính, giao thơng kết nối và đường xe đạp. ii) các dự án đường cho người đi bộ.

- Phòng kết nới giao thơng. Có trách nhiệm chính là vận hành gồm:

Cung cấp giao thơng an tồn sạch sẽ và sự kết nối các phương tiện tin cậy. - Phòng các tuyến đường bộ. Có trách nhiệm chính là bảo trì gồm i)

Dịch vụ sửa chữa và bảo trì cho an tồn và sạch sẽ. ii) Các tuyến đường bộ được duy trì hoạt động tốt.

Với những chiến lược đúng đắn về phát triển đơ thị và phát triển giao thơng vì vậy trong nhiều năm TP đã được Hội đồng Nhà nước bầu chọn là dẫn đầu trong 10 TP đáng sống nhất ở Canada. Đồng thời 4 năm liên tiếp từ

2010 - 2014 TP cũng được bầu chọn là 1 trong 15 TP đáng sống trên thế giới và năm 2013 TP đạt được số điểm cao nhất trong số 221 TP xanh được quốc tế được bầu chọn. Giao thơng xanh đã góp phần rất quan trọng để TP đạt được những giải thưởng cao quý này.

b. Quản lý mạng lưới đường hướng tới Giao thông xanh ở Copenhagen – Đan Mạch [102].

Xây dựng một hệ thống giao thông xanh ở Copenhagen là ưu tiên hàng đầu của chính quyền thành phố. Mục tiêu là để khơng phụ thuộc vào nhiên liệu và cố gắng giảm bớt tắc nghẽn giao thơng và đến năm 2020 phải giảm khí thải trong giao thơng đường bộ là 40%. Vì vậy TP phải có kế hoạch hành động cụ thể và từng bước để phấn đấu. Để cải thiện vấn đề di chuyển với cách thức thân thiện mơi trường và xanh, nó là là cơ sở nền tảng để tập trung vào hiệu quả năng lượng và phương thức sạch của giao thông. Những vấn đề quản lý giao thông hướng tới giao thông xanh được tập trung vào các giải pháp đó là:

Tăng cường nhiều hơn sử dụng giao thông xe đạp và đi bộ

Trước đây Thủ đô Copenhagen được thế giới biết đến với biểu tượng Nàng Tiên Cá thì ngay nay thế giới biết đến là TP xe đạp có đến 70% người dân vẫn tiếp tục đi xe đạp vào mùa đông. Giao thơng xe đạp và đi bộ cũng đã góp phần tạo cho Copenhagen được công nhận là 1 trong 10 “TP Sống tốt” trên thế giới, (hình 2.15a và 2.15b.)

Gắn kết giữa giao thông phi cơ giới với GTCC

Ngày nay việc sử dụng kết hợp giữa phương tiện xe đạp, đi bộ với GTCC đã ngày càng trở nên phổ biến hơn vì làm cho quãng đường đi lại “Xa” trở thành “Gần”. Người dân ở thủ đô Copenhaghen đi xe đạp từ nhà đến tàu điện ngầm hay đường sắt đô thị cho xe đạp lên tàu và sau đó lại đi xe đạp từ bến ga đường sắt đến cơ quan một cách rất nhẹ nhàng.

Hình 2.15a và 2.15b. Sử dụng giao thơng xe đạp ở Đan Mạch [102].

Nhiều người từ tỉnh khác đến thủ đơ cũng có thể th xe đạp để đi lại trong TP một cách rất thuận lợi và dễ dàng (hình 2.16).

Tích hợp quy hoạch giao thơng và quy hoạch sử dụng đất trong quy hoạch đô thị

Trong nhiều năm qua thủ đô Copenhaghen đã thực hiện các nguyên tắc tập trung vào việc khuyến khích và hỗ trợ việc xây dựng để mọi người có thể dễ tiếp cận bằng cách đi bộ, đi xe đạp đến các phương tiện giao thông công cộng.

Sử dụng điện thoại thông minh đem đến hiệu suất cao hơn cho hành trình [75].

Trong các cơng cụ liên hệ Điện thoại thơng minh, cùng máy tính bảng đang phát triển mạnh mẽ - giúp chúng ta tương tác với nhau, thu thập thông tin, đưa ra các quyết định, và đây cũng là phương tiện rất thuận tiện để nắm bắt thông tin cho lựa chọn các tuyến đường đi lại dễ dàng không bị ách tắc giống như kênh trên truyền hình hay kênh VOV giao thơng

Tăng cường sử dụng hiệu quả năng lượng và công nghệ thân thiện môi trường [75].

Hiện nay giao thông đường bộ là yếu tố phát thải nhiều nhất khí thải CO2, khi phương tiện xe ô tô con các nhân ngày càng phát triển thì ơ nhiễm khơng khí ngày càng gia tăng, trong khi nhiên liệu sử dụng trong tương lai gần vẫn là nhiên nhiệu truyền thống - nhiên liệu hóa thạch (hình 2.17a và 2.17b). Chính vì điều đó Đan Mạch đã có chiến lược giảm khí phát thải băng cách sử dụng hiệu quả nhiên liệu và sử dụng nhiên liệu sạch đối với các phương tiện giao thơng trong thành phố.

Hình 2. 17a và 2.17b. Phát thải từ giao thông đường bộ ở Đan Mạch và sử dụng đèn tiết kiệm năng lượng ở Copanhaghen [75]

Thắp sáng đường phố hiện là một nguồn tiêu thụ điện năng lớn, chiếm khoảng 20% lượng điện tiêu thụ quốc gia. Mạng lưới đèn đường là nguyên nhân gây ra số lượng lớn khí thải các-bon. Hệ thống đèn đường với ánh sáng LED, các cảm biến chuyển động và hệ thống điều khiển không dây cho phép giảm ánh sáng các đèn đường khi khơng có xe cộ và người qua lại. Chính quyền TP Copenhagen hiện đang theo dõi dự án này nhằm lựa chọn giải pháp có chi phí hiệu quả nhất triển khai trên tồn quốc trong nỗ lực trở TP khơng carbon vào năm 2025. Theo Chỉ số Kinh tế Xanh Toàn cầu, TP xanh nhất thế giới là Copenhagen. Chính sách của TP đang đặt mục tiêu giảm lượng khí thải CO2 xuống 20% trước khi kết thúc năm 2015.

c. Quản lý mạng lưới đường hướng tới Giao thông xanh ở Singapore

[81], [41].

Singapore là một quốc gia nhưng quy mô lại như một TP lớn dân số chưa bằng TP Hồ Chí Minh và diện tích chưa bằng diện tích thủ đơ Hà Nội vì vậy cơng tác tổ chức quản lý đối với giao thông rất khác với các đô thị ở nước ta tuy nhiên những thành công của Singapore là bài học quý để Nhà nước và các đô thị học tập. Quản lý mạng lưới đường theo hướng giao thơng xanh chính là một thành tựu quan trọng để đưa Singapore nổi tiếng với những chiến lược giao thông cho từng thập niên và với các tiêu chí rõ ràng. Những giải pháp quan trọng để quản lý mạng lưới đường theo hướng giao thông xanh đã được thực hiện ở Singapore gồm:

Quy hoạch mạng lưới đường với tỷ lệ diện tích đất giao thơng hợp lý.

Sau khi Singapore tuyên bố độc lập năm 1965, tình hình giao thơng tắc nghẽn trầm trọng vì vậy vấn đề cấp thiết đặt ra là phải xây dựng hệ thống đường xá hợp lý để đi lại của nhân dân được tốt hơn. Do đất rất hạn chế nên trong quy hoạch lần đầu tiên vào năm 1970, Ủy ban Đất đai giao thơng đã xác định diện tích đất dành cho đường chiếm 16% đất toàn TP nhỏ hơn so với quy

định của các nước phát triển lúc bấy giờ thường sử dụng là 25-30%. Đây cũng chính là chiến lược phối hợp giữa quy hoạch sử dụng đất và giao thông cùng với phát triển các khu đa chức năng nhằm giảm thiểu nhu cầu đi lại. Để đảm bảo diện tích đất giao thơng khơng lớn nhưng đi lại vẫn thơng suốt thì tốc độ của xe ô tô cần hạn chế như vậy không phải sử dụng các nút giao thông lập thể mà những nút lập thể kiểu Hoa thị hoàn chỉnh thường chiếm diện tích đất quá lớn (10 ha) trừ trường hợp nút giao thông đi qua những tuyến đường cao tốc song cũng chỉ xây dựng các nút giao cắt dạng đơn giản.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP QUẢN LÝ MẠNG LƯỚI ĐƯỜNG CÁC ĐÔ THỊ LOẠI I THUỘC TỈNH VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG THEO HƯỚNG GIAO THÔNG XANH (Trang 111)