CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG TỚI QUẢN LÝMẠNG LƯỚI ĐƯỜNG

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP QUẢN LÝ MẠNG LƯỚI ĐƯỜNG CÁC ĐÔ THỊ LOẠI I THUỘC TỈNH VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG THEO HƯỚNG GIAO THÔNG XANH (Trang 107 - 111)

2.1.3 .Yêu cầu chung đối với mạng lưới đường đô thị

2.3. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG TỚI QUẢN LÝMẠNG LƯỚI ĐƯỜNG

2.3.1. Điều kiện tự nhiên [74].

Khác với vùng đồng bằng sông Cửu Long, các tỉnh trong vùng đồng bằng sơng Hồng chỉ có 2 tỉnh Thái Bình và Hưng n là khơng có núi, do đó khu vực này thường được gọi là châu thổ sơng Hồng. Địa hình tương đối bằng phẳng với hệ thống sơng ngịi dày đặc đã tạo điều kiện thuận lợi để phát triển hệ thống giao thông thuỷ bộ và cơ sở hạ tầng của vùng. (hình 2.9).

Hình 2.9. Vùng đồng bằng sơng Hồng [18]

- Khí hậu:Đặc trưng khí hậu của vùng là mùa đơng từ tháng 10 đến

tháng 4 năm sau, mùa này cũng là mùa khơ. Mùa xn có tiết mưa phùn. Điều kiện về khí hậu của vùng tạo thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp.

Vùng đồng bằng sơng Hồng với điều kiện địa hình bằng phẳng sẽ thuận lợi tới công tác quy hoạch và quản lý mạng lưới đường do độ dốc thấp nhưng cũng lại dễ bị ngập lụt. Vì vậy tổ chức các đường giao thơng đi ngầm dưới đất sẽ là một khó khăn lớn.

2.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội [73].

Vùng đồng bằng sông Hồng là vùng phát triển mạnh về công nghiệp, dịch vụ, nơng lâm ngư nghiệp. Cơ cấu kinh tế ngành có xu hướng dịch chuyển tăng tỷ trọng ngành công nghiệp-xây dựng, giảm tỷ trọng ngành nông lâm ngư nghiệp, tỷ trọng ngành dịch vụ đạt tới gần 50%1. Đến nay trên địa bàn vùng đã hình thành một số khu, cụm cơng nghiệp có ý nghĩa lớn đối với việc phát triển kinh tế xã hội của vùng như các khu cơng nghiệp ở Hải Phịng, Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Dương, Vĩnh Phúc,...

Chỉ tính riêng 3 Đơ thị Trung tâm (ĐTTT) là Hà Nội, Hải Phòng và Nam Định từ năm 2000 đến năm 2012 từ mức chiếm 43,6% năm 2000 lên khoảng

51,4% vào năm 2012 (Bảng 2.4)

Bảng 2.4.Tỷ lệ đóng góp của các ĐTTT vào gia tăng năng suất lao động vùng đồng bằng sông Hồng [74].

Đơn vị: Triệu đồng, giá so sánh năm 1994

Chỉ tiêu 2000 2005 2012

Năng suất lao động của vùng ĐBSH 10,7 12,8 18,2

Năng suất lao động của 3 ĐTTT 20,2 26,8 39,8

Tỷ lệ đóng góp của 3 ĐTTT vào gia tăng 43,6 47,1 51,4 năng suất lao động của vùng ĐBSH (%)

Các đô thị vùng đồng bằng sông Hồng đều là các đơ thị tỉnh lỵ nơi có điều kiện kinh tế phát triển. Khi kinh tế phát triển thì nhu cầu kết nối giữa các khu vực sản xuất với nhau và giữa các khu ở với các cơ sở sản xuất cũng tăng lên. Đồng thời nhu cầu về sinh hoạt văn hóa của người dân cũng tăng lên. Tất cả các điều đó làm gia tăng nhu cầu đi lại và làm thay đổi tới cấu trúc quy hoạch và ảnh hưởng tới quản lý mạng lưới đường trong đô thị.

2.3.3. Tốc độ đơ thị hóa

Q trình đơ thị hố như là một q trình kinh tế - xã hội phức tạp trong sự chuyển dịch từ vùng nông thôn thành vùng đô thị, từ một nước nông nghiệp trở thành một nước cơng nghiệp; những kết quả của nó được thể hiện rõ nhất là hệ thống đơ thị. Đơ thị hóa có tác động mạnh tới q trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của mỗi vùng trong đó vùng đồng bằng sơng Hồng khá nổi bật. Nếu tính riêng 3 đơ thị trung tâm cũng thấy được vấn đề đơ thị hóa của vùng đồng bằng sơng Hồng (bảng 2.5.)

Bảng 2.5. Dân số 03 Đô thị trung tâm qua các năm [73]

Đơn vị tính: Nghìn người

Khu vực 2000 2005 2012 Tăng trong

12 năm

Tổng dân số đơ thị tồn Vùng 3,718 4,844 6,179 2,461

Dân số 3 ĐTTT 1,825 2,606 3,662 1,837

Số liệu nêu trên cho thấy vùng đồng bằng sơng Hồng là khu vực có tốc độ đơ thị hóa cao. Khi tốc độ đơ thị hóa cao là sự di dân từ các vùng nơng thơn về đơ thị lớn do đó nhu cầu đi lại trong đơ thị sẽ tăng lên và sẽ ảnh hưởng tới cơ cấu phương tiện cũng có nghĩa là số lượng phương tiện cơ giới tăng lên ảnh hưởng tới công tác quản lý mạng lưới đường đô thị.

2.3.4. Điều kiện khoa học công nghệ và cơ cấu hạ tầng kỹ thuật của vùng

Khoa học cơng nghệ có tác động lớn tới vấn đề kỹ thuật của quản lý mạng lưới đường đô thị như: chất lượng mạng lưới đường gồm loại mặt đường đảm bảo sự êm thuận phù hợp với điều kiện thời tiết của khí hậu vùng nhiệt đới có lúc lên tới 40 0C, chất lượng các phương tiện giao thơng chạy trên đường phố loại có khả năng sử dụng nhiên liệu sạch ít gây tiếng ồn v.v. Trong cơng tác quản lý các bến bãi đỗ xe có thể sử dụng các thiết bị kiểm soát xe ra vào bến bãi bằng hệ thống thông minh. Vùng đồng bằng sông Hồng là khu vực có nhiều trường đại học và các viện nghiên cứu hàng đầu trong lĩnh vực GTVT [73].

Về giao thơng vận tải, vùng có nhiều đầu mối liên hệ với các tỉnh phía Bắc, phía Nam. Vùng được coi là cửa khẩu quốc tế hàng đầu của cả nước. Các hệ thống đường bộ, đường thuỷ, đường hàng không của vùng tương đối phát triển so với cả nước. Lưu lượng vận chuyển của vùng chiếm tới 8,7% khối lượng hàng hoá vận chuyển; 7,5% hàng hoá luân chuyển; 11,2% vận chuyển hành khách và 11,5% luân chuyển hành khách của cả nước.

Khi khoa học công nghệ phát triển sẽ tác động và ảnh hưởng lớn đến quản lý ví dụ các cơ quan quản lý có điều kiện để kiểm sốt phương tiện trong việc sử dụng nhiên liệu. Khi công nghệ phát triển sẽ có nhiều điều kiện để sử dụng cơng nghệ hiện đại và sử dụng giao thông thông minh từ công tác quy hoạch đến đầu tư xây dựng đến khai thác sử dụng hiệu quả hơn, hạn chế tai

nạn giao thông và giảm mức độ gây ơ nhiễm mơi trường, góp phần hướng tới giao thông xanh.

2.3.5. Yếu tố quy hoạch tác động tới quản lý

Trong cuốn sách “Quy hoạch đô thị cho Lãnh đạo thành phố” của UNHABITAT đã chỉ dẫn: Sử dụng quy hoạch không gian để giảm nhu cầu đi lại. Trong quy hoạch có tác động tới các vấn đề sau [116]:

- Mơ hình nén liền kề nút GTCC làm giảm quãng đường đi lại;

- Quy hoạch mạng lưới đường phố kết nối tốt sẽ hỗ trợ GTCC và giảm tắc nghẽn;

- Việc tổ chức tốt các khu vực đi bộ trong trung tâm TP sẽ là các khu vực năng động và hấp dẫn.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP QUẢN LÝ MẠNG LƯỚI ĐƯỜNG CÁC ĐÔ THỊ LOẠI I THUỘC TỈNH VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG THEO HƯỚNG GIAO THÔNG XANH (Trang 107 - 111)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(185 trang)
w