Một số cơng trình khoa học nghiên cứu trong nước cóliên quan đến

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP QUẢN LÝ MẠNG LƯỚI ĐƯỜNG CÁC ĐÔ THỊ LOẠI I THUỘC TỈNH VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG THEO HƯỚNG GIAO THÔNG XANH (Trang 71 - 78)

1.5. TỔNG QUAN CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CĨ

1.5.1. Một số cơng trình khoa học nghiên cứu trong nước cóliên quan đến

1.5.1. Một số cơng trình khoa học nghiên cứu trong nước có liên quan đếnđề tài luận án đề tài luận án

a. Một số đề tài nghiên cứu.

Đề tài "Nghiên cứu xây dựng hệ thống chỉ tiêu và tiêu chí quy hoạch giao thông đô thị bền vững tại các đô thị loại đặc biệt và loại I" [46].

Đề tài do Viện Kiến trúc - Quy hoạch đô thị và Nông thôn thực hiện năm 2008, chủ nhiệm đề tài: PGS.TS Lưu Đức Hải.

- Mục tiêu của đề tài: Nhằm thiết lập bộ chỉ tiêu, tiêu chí quy hoạch giao thơng bền vững cho các đô thị loại đặc biệt và loại I ở Việt Nam. Nghiên cứu thí điểm tại 4 đơ thị là Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Hải Phịng. Bộ chỉ tiêu và tiêu chí này sẽ là cơng cụ kiểm sốt tốc độ phát triển giao thơng đơ thị và là cơ sở dữ liệu cung cấp thông tin về các vấn đề phát triển giao thông bền vững tại các đô thị. Đề tài làm rõ về giao thông đô thị bền vững được thể hiện ở các mặt: kinh tế, xã hội và môi trường.

+ Về mặt kinh tế: mật độ giao thông hợp lý, đáp ứng nhu cầu giao thơng, bảo đảm tính hiện đại và tiện nghi của hệ thống giao thông.

+ Về mặt xã hội: tiếp cận và công bằng xã hội trong giao thông đối với người nghèo, phụ nữ, công nhân; không xẩy ra ùn tắc; hạn chế tai nạn.

+ Về mặt môi trường: chất lượng khơng khí; giảm tiếng ồn; hạn chế ơ nhiễm mơi trường.

- Đề tài đã nghiên cứu và đưa ra các chỉ tiêu và tiêu chí quy hoạch giao thơng đơ thịbền vững cho đô thị loại đặc biệt và loại I với các nhóm chỉ tiêu về kinh tế, nhóm chỉ tiêu về xã hội và nhóm chỉ tiêu về mơi trường. Đề tài đã sử dụng các nhóm chỉ tiêu để đánh giá giao thơng đơ thị bền vững. Đây là các nhóm chỉ tiêu quan trọng liên quan đến việc nghiên cứu MLĐ đô thị vùng TDMN Bắc Bộ. Tuy nhiên, đề tài chỉ nghiên cứu cho các đô thị loại đặc biệt và đô thị loại lớn, tuy nhiên đề tài chưa đề cập tới nội dung liên quan tới quản lý mạng lưới đường hướng tới giao thông xanh cho các đô thị loại I vùng ĐBSH.

GTZ-Transport Policy Advisory Services (2009), “Quản lý nhu cầu

Đây là đề tài nghiên cứu đã được in thành sách có tên “ Quản lý nhu cầu giao thơng do GTZ chủ trì với sự tham gia của nhóm chun gia bao gồm các ơng bà: Gopinath Menon, Andrea Broaddus, Todd Litman.

Tốc độ đơ thị hóa nhanh ở các nước đang phát triển đã tác động và là thách thức đối với hệ thống giao thông khi đô thị ngày càng mở rộng. Điều này đòi hỏi sự tiếp cận tốt giao thơng để đảm bảo an tồn đi lại và môi trường sức khỏe cho cộng đồng. Chủ đề này đã được cơ quan phát triển quốc tế của Cộng Hòa Liên Bang Đức nghiên cứu năm 2004 đối với các nước đang phát triển về các vấn đề cụ thể như: Định hướng chính sách và thể chế, Quy hoạch và quản lý sử dụng đất. Sự quá cảnh, đi bộ và xe đạp, kiểm sốt sự gia tăng phương tiện ơ tơ và sử dụng nhiên liệu. Tác động vào môi trường và sức khỏe. Chính sách an tồn đường bộ. Chính sách tài chính cho đường bộ.

Trong các nội dung của nghiên cứu có đề cập 3 vấn đề mà trong 6 yếu tố của quản lý mạng lưới đường hướng tới giao thông xanh như: Quy hoạch và quản lý sử dụng đất gắn với nhu cầu đi lại, tăng cường đi bộ và xe đạp,

phương tiện và nhiên liệu. Nhưng nghiên cứu để hướng tới giao thơng xanh thì chưa đầy đủ.

Kịch bản phát triển các-bon thấp cho TP Hồ Chí Minh năm 2030 [115]. Low Carbon Soeciety for Ho Chi Minh city

Đề tài do nhóm nghiên cứu giữa một số trường đại học của Nhật Bản và Sở Khoa học và Cơng nghệ TP Hồ Chí Minh, Đại học Tài ngun và Mơi trường TP Hồ Chí Minh. Tháng 1/2014.

Đây là một nghiên cứu hợp tác giữa các trường đại học và công ty tư vấn của Nhật Bản như: Đại học tổng hợp Kyoto, Công ty tư vấn E- Konzal, Viện nghiên cứu môi trường quốc gia Nhật Bản, Viện Thơng tin và Nghiên cứu Mizuho và phía Việt Nam là Sở Khoa học và Cơng nghệ TP Hồ Chí Minh, Đại học Tài Ngun và Mơi trường TP Hồ Chí Minh.

Dựa trên những mục tiêu được đặt ra trong “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội TP Hồ Chí Minh” đã đưa ra những nội dung về giao thông bao gồm 3 hành động.

1. Sử dụng phương tiện năng lượng hiệu quả trong đó: Xe con sử dụng nhiên liệu hiệu quả; quản lý và cải thiện mạng lưới đường xá; sử dụng nhiên liệu xe bus hiệu quả và cải thiện hệ thống đường, sử dụng đường sắt hiệu quả, quản lý và cải thiện mạng lưới đường.

2. Chuyển đổi cách thức sử dụng nhiên liệu dầu mỏ sang nhiên liệu khí GAS.

3. Phương thức chuyển đổi tới phương tiện giao thông công cộng như: Đi bộ, xe đạp, xe máy, xe con, xe bus, tàu điện, tàu điện ngầm, hàng không v.v.

Những hành động nêu trên cũng nhằm hướng tới xây dựng TP Hồ Chí Minh trở thành TP Cacborn thấp. Khi đạt được các tiêu chuẩn này cũng sẽ là cơ sở quan trọng để hướng tới giao thông xanh, tuy nhiên nội dung nghiên cứu ở đây mới chỉ dừng lại xác định những tiêu chuẩn mang tính kỹ thuật mà chưa đề cập tới nội dung quản lý mạng lưới đường để hướng tới giao thông xanh.

b. Một số đề tài luận án Tiến sĩ

Luận án Tiến sĩ về “Nghiên cứu quy hoạch giao thông vận tải đường bộ đô thị ở Việt Nam theo hướng giảm nhẹ biến đổi khí hậu” của Phạm Đức Thành bảo vệ năm 2015 [72].

Mục tiêu của đề tài nhằm nghiên cứu:

- Xây dựng khung chính sách, tiêu chí trong quy hoạch GTVT đường bộ đơ thị theo hướng giảm nhẹ BĐKH.

- Ứng dụng bài toán quy hoạch MLĐ lý thuyết và các thuật tốn tìm đường đi trong mạng lưới, mở rộng vào MLĐ và tuyến đường bộ đô thị kết

hợp với việc lựa chọn phương thức vận tải nhằm tối ưu phát thải khí nhà kính và tiêu thụ nhiên liệu.

- Tối ưu phát thải khí nhà kính và tiêu thụ nhiên liệu thơng qua việc xét thành phần và tỷ lệ các phương tiện giao thông ở Việt Nam. Thơng qua tiêu chí GTVT có khả năng giảm nhẹ BĐKH góp phần củng cố, bổ sung lý thuyết về dạng đô thị phát triển bền vững.

Kết quả của luận án góp phần nâng cao nhận thức tối ưu hóa trong quy hoạch GTVT đường bộ đô thị theo hướng nâng cao hiệu quả sử dụng nhiên liệu, giảm phát thải, giảm hành trình đi lại góp phần giảm nhẹ BĐKH. Đề tài góp phần cung cấp một số cơ sở lý thuyết mới cho việc bớt lượng phát thải và tiêu thụ nhiên liệu trong hệ thống GTVT đường bộ đô thị thông qua việc xây dựng bài toán về thiết lập MLĐ và tuyến tối ưu phát thải nhà kính và tiêu thụ nhiên liệu. Nội dung nghiên cứu của đề tài Luận án cũng đã giải quyết việc giảm nhẹ khí thải nhà kính nhưng tập trung vào việc lựa chọn bài toán tối ưu hóa tuyến đường đi trong bố cục MLĐ.

Với đề tài luận án này thì phạm vi nghiên cứu là các đơ thị Việt Nam và kết quả nghiên cứu chưa xét tới các yếu tố trong quản lý cũng như những yêu cầu của mạng lưới đường theo hướng giao thông xanh.

Luận án Tiến sĩ “Nghiên cứu quy hoạch phát triển hệ thống giao thông công cộng TP Hà Nội theo mục tiêu đô thị phát triển bền vững”, của Vũ Anh bảo vệ năm 2011 tại trường Đại học Kiến trúc Hà Nội [3].

Mục đích nghiên cứu của Luận án nhằm hiện thực hố tiêu chí đơ thị phát triển bền vững, giao thơng đô thị phát triển bền vững, đề xuất nguyên tắc và khung tiêu chí cho quy hoạch phát triển hệ thống giao thơng cơng cộng; mơ hình và một số chỉ số quy hoạch phát triển hệ thống giao thông công cộng TP Hà Nội theo mục tiêu đô thị phát triển bền vững. Phạm vi nghiên cứu của đề tài theo chiều không gian: nghiên cứu trên địa bàn TP Hà Nội trước khi có

quyết định mở rộng địa giới hành chính tháng 8/2009 và theo chiều thời gian: đến năm 2020 và tầm nhìn 2025.

Luận án tập trung nghiên cứu vào hệ thống giao thông cộng công của TP Hà Nội theo chuyên ngành Kỹ thuật hạ tầng đô thị nên chưa đề cập tới những yếu tố trong quản lý giao thông.

Luận án Tiến sĩ "Quản lý quy hoạch mạng lưới đường đô thị vùng trung du miền núi Bắc bộ", của Trần Văn Tiến, bảo vệ năm 2012 tại trường Đại học Kiến trúc Hà Nội [70].

Mục đích bảo đảm cho mạng lưới đường đô thị vùng Trung du miền núi Bắc Bộ phù hợp với điều kiện, đặc điểm của vùng; Hoàn thiện nội dung quản lý quy hoạch mạng lưới đường đô thị vùng Trung du miền núi Bắc Bộ; Hoàn thiện và nâng cao năng lực bộ máy quản lý quy hoạch mạng lưới đường đô thị vùng Trung du miền núi Bắc Bộ; đề tài: “Quản lý quy hoạch mạng lưới đường đô thị vùng trung du miền núi Bắc bộ” đã góp phần hồn thiện Quy chuẩn xây dựng Việt Nam và nội dung quản lý Nhà nước về quy hoạch mạng lưới đường đô thị, đổi mới và nâng cao năng lực tổ chức bộ máy quản lý quy hoạch mạng lưới đường đô thị; bảo đảm cho việc quản lý quy hoạch mạng lưới đường đô thị phù hợp với điều kiện và đặc điểm vùng Trung du miền núi Bắc Bộ, sử dụng đất, phân loại đường, quản lý quỹ đất theo quy hoạch, tổ chức bộ máy quản lý và ứng dụng vào quản lý quy hoạch mạng lưới đường TP Việt Trì. Đề tài nghiên cứu trong lĩnh vực quản lý đô thị nhưng ở phạm vi nghiên cứu khác với luận án của tác giả tuy nhiên là đề tài gắn với quản lý đô thị trong lĩnh vực mạng lưới đường nên sẽ giúp cho đề tài nghiên cứu tham khảo.

Luận án Tiến sĩ “Quy hoạch, tổ chức không gian đi bộ trong các đô thị lớn Việt Nam đến năm 2020”, Hồ Ngọc Hùng, bảo vệ năm 2006 tại trường Đại học Xây Dựng Hà Nội, Hà Nội.[50]

Đề tài nghiên cứu về không gian đi bộ trong mối quan hệ với quy hoạch chung của đô thị, tuy không thuộc lĩnh vực quản lý đô thị nhưng kết quả của luận án giúp cho đề tài luận án tham khảo để hiểu rõ về mối quan hệ giữa không gian đi bộ với giao thông công cộng và là một vấn đề gắn kết với giao thông xanh.

Luận án Tiến sĩ "Sự phát triển mạng lưới giao thông trong quy hoạch không gian chùm đô thị, lấy chùm đô thị Hà Nội làm địa bàn nghiên cứu", của Nguyễn Hồng Tiến, năm 2004, Đại học Xây dựng Hà Nội, [69].

Luận án nghiên cứu về giao thơng chum đơ thị có mối liên quan tới quy hoạch giao thông vùng. Là đề tài thuộc chuyên ngành khác với quản lý đô thị nhưng những nghiên cứu của đề tài sẽ là một tài liệu quý để tham khảo đối với quản lý mạng lưới đường đô thị trong sự gắn kết giữa đường nội thị và đường ngồi đơ thị một nội dung quan trọng trong giao thông xanh.

c. Một số Luận văn Thạc sĩ.

Trong những năm vừa qua đã có một số đề tài luận văn thạc sĩ như: - Luận văn “Nghiên cứu phát triển giao thông xanh trong quy hoạch trường Đại học Quốc Gia tại Hòa Lạc” của Nguyễn Châu Loan bảo vệ năm 2013, chuyên ngành kỹ thuật cơ sở hạ tầng - Đại học Kiến trúc Hà Nội.

- Luận văn “Phát triển mạng lưới đường xe đạp, đi bộ trong mối quan hệ với mạng lưới giao thông công cộng thị trấn Chúc Sơn hướng tới đơ thị sinh thái” của Thân Đình Vinh bảo vệ năm 2014. chuyên ngành kỹ thuật cơ sở hạ tầng Đại học Kiến trúc Hà Nội[84].

Với nội dung và kết quả nghiên cứu tập trung vào vấn đề quy hoạch giao thông xanh cho một khu vực hay giao thông cho một thị trấn hướng tới đô thị Sinh thái. Tuy nhiên đề tài nghiên cứu cho một phạm vi hẹp và chưa đề cập tới lĩnh vực quản lý.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP QUẢN LÝ MẠNG LƯỚI ĐƯỜNG CÁC ĐÔ THỊ LOẠI I THUỘC TỈNH VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG THEO HƯỚNG GIAO THÔNG XANH (Trang 71 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(185 trang)
w