Xe đạp đi trên hè phố cùng với người đi bộ

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP QUẢN LÝ MẠNG LƯỚI ĐƯỜNG CÁC ĐÔ THỊ LOẠI I THUỘC TỈNH VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG THEO HƯỚNG GIAO THÔNG XANH (Trang 142)

Ở các khu đô thị mới.

Trong những năm gần đây các đơ thị loại I vùng đồng bằng sơng Hồng có sự phát triển, một số người dân từ các huyện đã nhâp cư vào TP vì vậy nhu cầu nhà ở cũng tăng lên và một số khu đơ thị mới đã hình thành. Cơ sở hạ tầng trong khu đơ thị mới đã được xây dựng đồng bộ hơn so với các khu vực phát triển tự phát. Tuy nhiên mạng lưới đường trong các khu đô thị mới chưa xây dựng các tuyến đường xe đạp thành một mạng lưới để có thể đi lại tốt trong khu đô thị mới cũng như gắn với các trục đường chính của thành phố. Vì vậy đối với các khu đơ thị mới luận án đề xuất:

- Cần tổ chức các tuyến đường xe đạp đúng theo tiêu chuẩn của QCVN 07/2016.

+ Với hình thức đi chung với đường ô tô được xác định bằng phân cách màu (Hình 3.9).

Hình 3.9 Đường xe đạp đi chung với đường ô tô

Đồng thời bố trí chiều rộng của vỉa hè theo Quy chuẩn Việt Nam 07:2016/BXD nhằm tổ chức tốt điều kiện đi bộ trong các khu đô thị mới kết hợp GTCC.

c. Khu vực ngoại thành với các làng xóm

Trong định hướng phát triển sau này các khu vực ven đô được tổ chức theo định hướng xây dựng nông thôn mới và trở thành các khu vực làng sinh thái. Do đó luận án đề xuất tổ chức mạng lưới đường của khu vực ven đơ như sau:

Có sự kết nối tốt giữa các trung tâm xã với trung tâm TP bằng hệ thống xe bus.

Hệ thống xe bus TP khơng thể đi đến các xóm nhưng cần tổ chức các tuyến xe bus có thể đi đến các trung tâm xã nhằm đảm bảo cho người dân có khả năng đi đến trung tâm TP hay các khu vực của TP bằng xe bus một cách

dễ dàng. Để làm được điều này trong tổ chức giao thơng cần kết hợp với giao thơng xe đạp như (Hình 3.10).

Hình 3.10 Đường ơ tơ , xe bus và xe đạp với nhiều cây xanh

Tổ chức mạng lưới đường xe đạp để kết nối tốt với các tuyến xe bus. Trong các thơn xóm cần tổ chức tuyến xe đạp thân thiện để người dân đi lại trong thôn và giữa các thơn một cách dễ dàng. Đồng thời có thể kết nối tốt với các tuyến xe bus của TP.

Huy động người dân trồng cây xanh dọc theo các tuyến đường trong xóm và các tuyến đường xe đạp.

Trồng cây xanh dọc các tuyến đường sẽ làm cho việc đi lại của người dân mát mẻ dễ chịu là một giải pháp hướng tới giao thông xanh và cũng là xây dựng các làng xóm sinh thái như ở Hàn Quốc đã thực hiện rất thành cơng (Hình 3.11 a,b)

Hình 3.11a Mạng lưới đường trong các làng sinh thái

Hình 3.11b. Mặt cắt ngang đường xe đạp kết nối với tuyến xe buýt nhỏ trong các làng sinh thái của TP Nam Định.

3.3.3. Đề xuất bổ sung quy định trong Quy chuẩn xây dựng và phân cấp trong quản lý mạng lưới đường đô thị.

a. Đề xuất bổ sung một số quy định trong Quy chuẩn xây dựng (QCVN 07/BXD 2016).

- Trong QCXDVN 01/2008 /BXD tại điều 4.3.2 Quy hoạch hệ thống giao thông trong đơ thị có quy định: Đường xe đạp dọc theo đường phố từ cấp đường chính khu vực trở lên, phải bố trí đường riêng cho xe đạp và phải có dải ngăn cách hoặc vạch phân cách với đường ô - tô. Trên các loại đường

khác có thể bố trí chung đường xe đạp với đường ô - tô. Bề rộng đường xe đạp tối thiểu 3,0m.

- Theo Quy chuẩn Việt Nam 07:2016/BXD là Quy Chuẩn quốc gia các cơng trình hạ tầng kỹ thuật. Trong Quy chuẩn đã quy định tại điều 2.4.3 về đường xe đạp tương đối cụ thể đối với đường trục chính thành phố, đường trục chính khu vực, đường liên khu vực và các loại đường khác đã được trình bày cụ thể tại chương II. Như vậy Điều 2.4.3. của QCVN 07/2016 so với QCXDVN 01/2008 đã có sự thay đổi và quy định cụ thể hơn đối với đường xe đạp. Tuy nhiên trong QCVN 07/2016/BXD cũng chưa yêu cầu rõ về thiết kế mạng lưới tuyến đường xe đạp và đây chính là một trong các yếu tố quan trọng để tạo nên mạng lưới đường đơ thị theo hướng giao thơng xanh. Vì vậy luận án đề xuất:

Trong TP cần phải tạo nên mạng lưới đường xe đạp hoàn chỉnh để liên hệ thuận tiện giữa các khu nhà ở với nhau, cũng như khu nhà ở với các tuyến đường chính thành phố, các trạm đỗ xe cơng cộng (hình 3.12).

Trong thực tế các đồ án thiết kế hiện nay hoàn toàn chưa quan tâm tới yêu cầu này. Đối với các đô thị loại I vùng đồng bằng sơng Hồng khu vực khí hậu nóng ẩm có lúc ngồi trời đến 400C nên yêu cầu trồng cây xanh dọc tuyến là rất quan trọng.

b. Đề xuất trong phân cấp quản lý mạng lưới đường đô thị.

Theo Thông tư số: 04/2008/TT-BXD ngày 20/02/2008 về Quản lý mạng lưới đường đô thị do Bộ Xây dựng ban hành đã quy định:

- Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh:

Thực hiện công tác quản lý nhà nước đối với hệ thống đường đơ thị thuộc địa phương mình quản lý. Để giúp việc cho UBND cấp tỉnh có 2 sở là sở Xây Dựng và sở Giao thông vận tải thực hiện công tác quản lý nhà nước hệ thống đường đô thị trên địa bàn.

- Uỷ ban nhân dân cấp huyện:

+ Thực hiện công tác quản lý đường đô thị theo chức năng, nhiệm vụ được giao và theo phân cấp của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.

+ Chịu trách nhiệm quản lý hành chính trong việc sử dụng hè phố, lịng đường, trật tự đô thị, vệ sinh môi trường trên địa bàn, có biện pháp chống lấn chiếm hè phố, lịng đường bảo đảm an tồn giao thơng, trật tự, vệ sinh mơi trường, mỹ quan đơ thị.

+ Chỉ đạo các phịng, ban và Uỷ ban nhân dân cấp dưới thực hiện chức năng quản lý theo thẩm quyền và tổ chức kiểm tra, xử lý các vi phạm theo thẩm quyền và quy định của pháp luật...

Trong các văn bản chỉ nêu Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện công tác quản lý đường đô thị theo chức năng, nhiệm vụ được giao và theo phân cấp của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh mà không phân định rõ đường trong đô thị và ngồi đơ thị. Trong thực tế có những tuyến đường quy định của cấp tỉnh là do sở Giao thông quản lý nhưng lại nằm trong nội thành mà các đường trong đô thị có những đặc thù yêu cầu riêng ví dụ như theo Thông tư số 04/2008/TT-BXD cũng đã quy định tại điểm 12. Quản lý cây xanh trên đường phố: Hệ thống cây xanh trên đường phố được quản lý và khai thác tuân theo

hướng dẫn của Bộ Xây dựng về quản lý cây xanh đô thị. Tuy nhiên khi các tuyến đường nằm trong đô thị mà do sở GTVT quản lý thường không quan tâm tới các yêu cầu của đường đô thị về cảnh quan, về cây xanh cũng như về hạ tầng kỹ thuật, điều này dẫn đến sự trồng chéo trong quản lý đối với 1 tuyến đường. Vì vậy để khắc phục tình trạng nêu trên luận án đề xuất: Những tuyến đường nằm trong phạm vi TP giao cho UBND TP quản lý sẽ làm cho trách nhiệm quản lý của các đơn vị trong TP cao hơn.

3.3.4. Đề xuất hoàn thiện chức năng của Phịng Quản lý đơ thị các đơ thị loại I thuộc tỉnh vùng đồng bằng sơng Hồng.

Hầu hết phịng quản lý đô thị của các TP loại I thuộc tỉnh vùng đồng bằng sơng Hồng có cơ cấu giống nhau lãnh đạo có từ 3 - 4 người và số lượng chuyên viên từ 7– 9 người. Tuy nhiên hầu hết khơng hình thành các tổ chun mơn, sự chỉ đạo trực tiếp từ lãnh đạo phòng đến chuyên viên và sự phân công nhiệm vụ đối với các chuyên viên như đã đề cập ở chương I (hình 1.24).

Để có sự phân cơng chun mơn hóa hơn và trách nhiệm của mỗi chuyên viên rõ ràng hơn luận án đề xuất phịng Quản lý đơ thị của các TP hình thành các tổ chun mơn phù hợp với chức năng nhiệm vụ của phịng và trên cơ sở đó có sự phối hợp giữa các chuyên viên trong 1 tổ như TP Nam Định đã thực hiện. Đây là một cơ cấu tốt mà các đô thị loại I vùng đồng bằng sông Hồng cần tham khảo (hình 3.13).

Hình 3.13. Cơ cấu tổ chức phịng Quản lý đơ thị vơi sự phân công rõ ràng

3.3.5. Đề xuất một số giải pháp khác trong quản lý Mạng lưới đường hướng tới giao thông xanh.

Cùng với các giải pháp đề xuất mang tính chủ đạo nêu trên luận án cũng xin đề xuất một số giải pháp khác như:

a.Tăng cường nhận thức của cộng đồng dân cư trong việc chấphành luật lệ giao thông và tham gia giao thông

- Phương tiện giao thông cá nhân hiện chiếm đến gần 80% điều này cho thấy vai trò của người dân rất lớn trong việc tham gia giao thông như thực thi luật lệ giao thơng, hay tích cực sử dụng các phương tiện GTCC để giảm bớt phương tiện giao thông cá nhân. Đồng thời người dân cịn có trách nhiệm trong việc mở rộng đường để đảm bảo nhu cầu giao thông, trồng cây xanh 2 bên đường phố. Biện pháp này địi hỏi phải có sự quyết tâm của chính quyền đơ thị và sự đồng thuận của người dân. Chính quyền các đơ thị vùng đồng bằng sông Hồng cần làm tốt công tác thông tin tuyên truyền và tăng cường nhận thức đối với người dân bằng nhiều hình thức tuyên truyền vận động thi

đua, biểu dương khen thưởng, tao ra các cuộc thi đưa vào các cấp học từ mẫu giáo, tiểu học...nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng dân cư trong thực thi pháp luật. Phát động các phong trào có sự tham gia hưởng ứng của các tổ chức cơ quan đồn thể.

- Có các chính sách hỗ trợ một ngày trong tuần không dùng xe hơi.... - Phối kết hợp giữa các cơ quan quản lý đắc biệt, các lĩnh vực chuyên ngành; nâng cao trình độ đạo đức các cán bộ quản lý tránh lợi ích nhóm.

b.Tăng cường sự phối hợp giữa các bên liên quan trong tổ chức quản lý giao thông.

Nhiều tổ chức quốc tế đánh giá một trong yếu kém nhất của Việt Nam là sự phối hợp giữa các bên liên quan. Khi mở rộng đường cho phát triển giao thơng địi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền địa phương với các sở ban ngành của tỉnh như sở Xây dựng, Sở GTVT, Sở TN& MT. Nếu khơng có sự phối hợp chặt chẽ vì một mục tiêu chung thì mọi việc sẽ khơng đem lại kết quả. Giải pháp này cần có các quy chế phối hợp cụ thể trong mỗi chủ trương và mỗi hành động cụ thể.

c.Tăng cường giám sát đánh giá môi trường giao thông trong các đô thị

Đây là một giải pháp quan trọng trong quản lý MLĐ hướng đến giao thông xanh của các đô thị loại I vùng đồng bằng sông Hồng, bởi vì địi hỏi chính quyền cần có chế tài mạnh và có những cuộc vận động trong các cơ quan và người dân. Có chiến lược và kế hoạch sử dụng cơng nghệ trong quản lý đánh giá mơi trường giao thơng, mỗi đơ thị cần có giải pháp cụ thể trong từng gia đoạn. Thực hiện một cách đồng bộ và quyết liệt.

d. Tăng cường năng lực cho cán bộ của sở Xây dựng sở GTVT và phòng QLĐT các TP về quản lý MLĐ hướng đến giao thông xanh.

Cho đến này hầu hết các cán bộ quản lý và chuyên viên phụ trách chuyên môn của các sở Xây dựng, sở GTVT và phịng Quản lý đơ thị của các đơ thị

loại I thuộc tỉnh vùng đồng bằng sơng Hồng đều có trình độ đại học và một số có trình độ trên đại học. Những cán bộ, chuyên viên phụ trách lĩnh vực giao thơng đều có kiến thức cơ bản về giao thơng, tuy nhiên quản lý MLĐ theo hướng giao thông xanh là một lĩnh vực khá mới mẻ ở nước ta.

Theo hệ thống tiêu chí giao thơng xanh địi hỏi các cán bộ và chun viên cần có kiến thức tổng hợp để giải quyết các vẫn đề ở 3 phương diện: Cơ sở hạ tầng giao thơng, phương tiện giao thơng, chính sách và tổ chức giao thơng với 15 tiêu chí.

- Đối với ngành Xây dựng. Hiện đang có Chương trình đào tạo Đề án 1961 với 8 đối tượng trong đó có đối tượng 6 là cán bộ lãnh đạo của các sở Xây dựng, sở GTCT, sở TN& MT, sở Công Thương, sở KH& ĐT. Đối tượng 2 dành cho Chủ tịch, Phó chủ tịch UBND thành phố, thị xã thuộc tỉnh và đối tượng 7 là Trưởng, phó phịng QLĐT, phịng Kinh tế và Hạ tầng cũng như cán bộ chuyên môn trong các đơn vị này. Những đối tượng nêu trên đều có nội dung đào tạo về quản lý Hạ tầng kỹ thuật đơ thị, vì vậy trong quản lý giao thơng đơ thị cần được trang bị kiến thức về giao thông xanh

- Đối với ngành GTVT. Luận án đề xuất trong chương trình đào tạo, đào tạo bồi dưỡng dành cho cán bộ lãnh đạo và chuyên viên cũng được trang bị những kiến thức về giao thông xanh.

3.4. ỨNG DỤNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀO QUẢN LÝ MẠNG LƯỚI ĐƯỜNG THEO HƯỚNG GIAO THÔNG XANH TẠI TP NAM ĐỊNH

3.4.1. Đề xuất phân 3 khu vực với đặc điểm của mạng lưới đường trong quản lý mạng lưới đường theo hướng giao thông xanh.

Ngày 22/11/2011, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 2084/QĐ-TTg phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng TP Nam Định đến năm 2025 với tổng diện tích 18.445.000 ha và dân số 570.000

Hình 3.14. Quy hoạch chung TP Nam Định đến năm 2025 [24]

Theo quy hoạch chung TP Nam Định sẽ được mở rộng theo lộ trình đã được phê duyệt trong quyết định số 2084/QĐ-TTg chủ yếu vẫn là mở rộng ra các khu vực làng xã xung quanh. Về mạng lưới đường TP Nam Định trong khu vực trung tâm là khơng thay đổi (hình 3.15).

Hình 3.15. Sơ đồ mạng lưới đường TP Nam Định đến năm 2025.[24]

Với cấu trúc mạng lưới đường như vậy luận án đề xuất áp dụng phân 3 khu vực có đặc điểm mạng lưới đường khác nhau để có giải pháp quản lý mạng lưới đường khác nhau.

a. Khu vực trung tâm TP Nam Định

Đối với các tuyến phố cổ .

TP Nam Định là Phủ Thiên trường xưa vốn có những khu vực đơ thị với mặt bằng, chức năng và bản sắc rất khác nhau. Nếu như Hà Nội xưa có 36 phố phường thì TP Nam Định cũng có đến 40 phố cổ với các tên gọi như Hàng Tiện, Hàng Màn v.v. Hiện nay, những con phố đó đa phần khơng cịn giữ lại được tên cổ như ở Hà Nội, và cũng khơng cịn bn bán những mặt hàng truyền thống và cũng đã thay đổi khá nhiều nên khơng có những đặc

trưng để tạo nên một khu phố cổ như Hà Nội. Một số tuyến vẫn còn phần nào giữ được dáng vẻ cổ kính của nó. Đây là khu vực có cấu trúc mạng lưới đường ơ cờ, mặt cắt chủ yếu có bề rộng < 20m khá dày và mật độ dân cư cao, hệ thống đường xá nhỏ hẹp lại do yếu tố bảo tồn phố cổ Thành Nam nên rất khó cải tạo (hình 3.16).

Hình 3.16. Mạng lưới đường khu vực trung tâm TP Nam Định [24]

- Trong khu phố cổ nếu mặt cắt ngang đường quá hẹp <10m có thể cấm xe ơ tơ. Phương tiện GT thông chủ yếu xe đạp, đi bộ và xe máy.

-Tổ chức giao thông một chiều phải xem xét tạo ra các cặp đường và lưu ý khoảng cách giữa các tuyến này không quá lớn.

- Khi nghiên cứu đề xuất tổ chức tuyến đường một chiều luu ý các cặp tuyến phải đảm bảo thuận tiện khi tổ chức giao thơng ví dụ các cặp đường: phố Hàng Đồng với phố Hàng Tiện hay phố Hàn Thuyên với phố Hàng Song

Hình 3.17. Vỉa hè nhỏ đang tiếp tục bị cắt nhỏ đi để dành không gian

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP QUẢN LÝ MẠNG LƯỚI ĐƯỜNG CÁC ĐÔ THỊ LOẠI I THUỘC TỈNH VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG THEO HƯỚNG GIAO THÔNG XANH (Trang 142)