Một số cơng trình khoa học nghiên cứu ngồi nước cóliên quan đến đề

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP QUẢN LÝ MẠNG LƯỚI ĐƯỜNG CÁC ĐÔ THỊ LOẠI I THUỘC TỈNH VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG THEO HƯỚNG GIAO THÔNG XANH (Trang 78 - 80)

1.5. TỔNG QUAN CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CĨ

1.5.2. Một số cơng trình khoa học nghiên cứu ngồi nước cóliên quan đến đề

đề tài luận án

Giao thông xanh cũng mới phát triển trong những năm gần đây và ngày càng trở thành một vấn đề quan trọng mang tính chất tồn cầu. Tuy nhiên nghiên cứu về giao thông phát triển bền vững được quan tâm nhiều hơn và nó cũng chưa đựng trong vấn đề giao thông xanh. Một số các đề tài nghiên cứu và luận án đã cơng bố có liên quan tới đề tài luận án này được giới thiệu dưới đây.

a. Space Demand and Traffic Development-Way and Means of Reduction (Sustainable Mobility and Urban Structure) By Dieter Apel and Dietrich Henckel (Germany) in 1996 [96].

Phát triển giao thông và đáp ứng không gian-Các con đường và phương tiện giao thông của sự giảm thiểu (di động bền vững và cấu trúc đô thị).

Đây là nghiên cứu của TS Dieter Apel và Dietrick Henckel (CHLB Đức). Nội dung nghiên cứu đã đề cập các vấn đề:

- Hệ thống giao thông và cấu trúc đơ thị. Trong đó nảy sinh các vấn đề như: Xe con sẽ làm gia tăng mật độ thấp; gia tăng các cửa hàng ở vùng ngoại ơ; Xe con sẽ địi hỏi nhiều hơn không gian cho hạ tầng giao thông và làm suy giảm GTCC. Như vậy từ những năm 1996, nghiên cứu của 2 tác giả

đã xét tới mối quan hệ giữa quy hoạch giao thông và quy hoạch sử dụng đất và giữa giao thông cá nhân và giao thông công cộng. Tuy nhiên chưa đề cập tới xu hướng giao thông xanh trong đô thị.

b. Adverse Impact of Car Travel. By Paul Ekins – New York 1996 [106].

Trong đề tài này Paul Ekins - Mỹ cũng đã đề cập việc sử dụng quá nhiều xe con ở các nước châu Âu và Bắc Mỹ đã có tác động rất lớn tới mơi trường, tới kinh tế và sức khỏe cộng động. Cần phải tăng mật độ tầng cao để mọi người có thể đi bộ, đi xe đạp tới các trạm giao thơng cơng cộng. Đường

phố cần được an tồn hơn và tiện nghi cho mọi lứa tuổi. Tác giả đã đánh giá những tác động môi trường của các loại phương tiện đi lại trong TP trên các mặt: Sử dụng đất; phân tán dân số, giá thành phục vụ, Sử dụng nhiên liệu; nguyên nhân gây ra sự sợ hãi, nguyên nhân gây ra chết chóc; tổn thất đối với sức khỏe. Từ đó đưa ra các khuyến nghị cho việc xây dựng các khu vực hỗn hợp có mật độ xây dựng cao và tăng cường sử dụng đường sắt nhẹ trong đô thị để phục vụ thuận tiện đi lại của người dân. Quy hoạch Giao thông gắn với sử dụng đất, xây dựng hỗn hợp để tạo điều kiện kết nối giao thông tại các điểm trung chuyển, tăng cường giao thông công cộng nhưng quan niệm về giao thông xanh chưa được đề cập trong nghiên cứu của tác giả.

c.Green transportation Planning and region sustainable development within metropolitan region: The reole of traffic pollutant inventory in decision making. By Yong - Gang Wang Xu Zhu and Wan Sen Xiang in 2011 [118].

Quy hoạch giao thông xanh và phát triển bền vững vùng đô thị: Vai trị của ơ nhiễm giao thơng trong việc ra quyết định. Năm 2011, giao thông trong các TP lớn của Trung Quốc đang ngày càng tăng lên và phải đối mặt với nhiều thách thức như là chúng phải đáp ứng những địi hỏi u cầu giao thơng của Quốc gia, giảm bớt sự tắc nghẽn giao thơng và cải thiện chất lượng khơng khí. Tuy nhiên các cơng cụ (ví dụ như sử dụng đất, nhu cầu đi lại, các mơ hình phát thải) trước đây đã không được thiết kế, hoặc không được tiếp cận trong quá trình quy hoạch, do đó việc chuẩn bị các cơ sở dữ liệu toàn diện để đánh giá một cách đầy đủ cho công tác quy hoạch đô thị và quy hoạch giao thông xanh cần được nghiên cứu.

Các tác giả đã nghiên cứu các vấn đề như: Chỉ số phát thải của phương tiện. Phương thức lái xe của các phương tiện. Ô nhiễm của phương tiện do tuổi thọ. Phương tiện và mạng lưới đường.

Như vậy nghiên cứu chỉ mới tập trung vào vấn đề ô nhiệm của các phương tiện và giảm thiểu phát thải gắn với quy hoạch mạng lưới đường là biện pháp để hướng tới giao thông xanh mà chưa đưa ra các giải pháp một cách toàn diện.

d. A Roadmap Towards Low Carbn Kyoto-Tokyo Japan By Research Team of Sustainable Society Kyoto - Research Team of Sustainable Society Kyoto in 2009 [108].

Nhóm nghiên cứu đứng đầu là GS Masaaki Naito đã nghiên cứu lộ trình hướng tới Tokyo các bon thấp với 6 hành động, trong đó Hành động 1 là: Kyoto, TP có thể đi bộ được. Trong nghiên cứu cho Kyoto là TP có dân số 14,7 triệu người, có GDP là 4,15 (triệu yên/ người). Tổng hành khách tham gia giao thông là 9251 triệu hành khách/Km và tổng lượng vận tải hàng hóa là 1484 triệu tấn.km.

- Mục tiêu “tăng cường quản lý giao thông” nhằm thúc đẩy giao thông công cộng trên cơ sở “Thực hiện quản lý nhu cầu giao thông – TDM” để làm thay đổi tổng khối lượng đi lại từ nhận thức thái độ của mọi người đối với giao thông công cộng.

- “Xây dựng các đường bộ hành nhỏ” là một công việc được tiến hành thiết kế cẩn thận để kết nối tốt cho người sử dụng giao thông cá nhân đến với giao thơng cơng cộng. TP Kyoto có một số lượng lớn người du lịch so với các TP khác ở Nhật Bản, do đó cũng cần có các giải pháp để thu hút các tuyến du lịch dử dụng giao thông công cộng, kết hợp với đó là sử dụng xe bus thơng minh. Như vậy nhóm nghiên cứu trên quan điểm xây dựng TP Kyoto trở thành một TP Cac born thấp với các giải pháp đồng bộ để tăng cường đi bộ cũng chính là hướng tới giao thông xanh.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP QUẢN LÝ MẠNG LƯỚI ĐƯỜNG CÁC ĐÔ THỊ LOẠI I THUỘC TỈNH VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG THEO HƯỚNG GIAO THÔNG XANH (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(185 trang)
w