CƠ SỞ PHÁP LÝ QUẢN LÝMẠNG LƯỚI ĐƯỜNG THEO

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP QUẢN LÝ MẠNG LƯỚI ĐƯỜNG CÁC ĐÔ THỊ LOẠI I THUỘC TỈNH VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG THEO HƯỚNG GIAO THÔNG XANH (Trang 102 - 107)

2.1.3 .Yêu cầu chung đối với mạng lưới đường đô thị

2.2. CƠ SỞ PHÁP LÝ QUẢN LÝMẠNG LƯỚI ĐƯỜNG THEO

BẰNG SƠNG HỒNG

2.2.1. Luật.

a. Luật Quy hoạch đơ thị [60].

Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 được Quốc hội ban hành ngày 17/6/2009 bao gồm 6 chương và 76 điều. Tại điều 37 về nội dung quy hoạch giao thông đô thị đã chỉ dẫn:

- Xác định quỹ đất dành cho xây dựng và phát triển giao thơng, vị trí, quy mơ cơng trình đầu mối;

- Tổ chức hệ thống giao thơng đô thị trên mặt đất, trên cao và dưới mặt đất;

- Xác định phạm vi bảo vệ và hành lang an tồn giao thơng.

b. Luật Giao thông Đường bộ [63]

Luật được Quốc hội khóa 12 ban hành số 23/2011/QH12 ngày 13/11/2011 quy định về quy tắc giao thông đường bộ; kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; phương tiện và người tham gia giao thông đường bộ; vận tải đường bộ và quản lý nhà nước về giao thơng đường bộ. Luật có 87 điều trong đó Điều 36. Sử dụng đường phố và các hoạt động khác trên đường phố và Điều 37. Tổ chức giao thông và điều khiển giao thông là sát với giao thông đường bộ đô thị. Tuy nhiên không đề cập sâu và cũng chưa đề cập tới các lĩnh vực của giao thông xanh.

c. Luật Đất đai [62].

Luật đất đai số 45/2013/QH13 được Quốc hội ban hành ngày 29/11/2013 với những quy định về nội dung quản lý nhà nước về đất đai, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, vấn đề thu hồi đất và trưng dụng đất. Vì vậy những

quy định trong luật sẽ làm cơ sở để giải quyết khi giải tỏa đền bù để làm đường.

2.2.2. Các văn bản dưới Luật

a. Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh [22]

Ngày 25/9/2012 Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh. Nhiệm vụ của Chiến lược là: Giảm cường độ phát thải khí nhà kính và thúc đẩy sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, Xanh hóa sản xuất và Xanh hóa lối sống và thúc đẩy tiêu dùng bền vững.

Giao thông đô thị

- Đầu tư cải tạo và phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật giao thông đô thị nhằm đạt tới mức trung bình của các nước tiên tiến trong khu vực.

- Ưu tiên phát triển hệ thống vận tải công cộng đô thị với sự tham gia của mọi thành phần kinh tế trong đầu tư phương tiện, khai thác vận tải hành khách công cộng.

- Sử dụng công cụ kinh tế và tiêu chuẩn kỹ thuật kiểm soát sự phát triển số lượng phương tiện cơ giới cá nhân ở các đơ thị lớn và vừa, bố trí các tuyến đường dành riêng cho các phương tiện giao thông phi cơ giới.

Những giải pháp của Chiến lược quốc gia về Tăng trưởng xanh là tiền đề quan trọng cho giao thông xanh thực hiện.

d. Thông tư số: 04/2008/TT-BXD ngày 20/02/2008 về hướng dẫn thực hiện công tác quản lý đường trong các đô thị với các nguyên tắc sau:

1. Đường đô thị là bộ phận của hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị do Nhà nước thống nhất quản lý và có phân cấp quản lý.

2. Bảo đảm hè dành cho người đi bộ, lịng đường thơng suốt cho các loại phương tiện giao thông cơ giới và thô sơ.

3. Khi sử dụng hoặc tạm thời sử dụng một phần đường đơ thị vào mục đích khác phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đồng thời có

giải pháp để bảo đảm khơng ảnh hưởng đến trật tự an tồn giao thơng, vệ sinh môi trường và mỹ quan đô thị.

e. QCVN07: 2016/BXD [10].

Quy chuẩn Việt Nam 07: 2016/BXD là Quy Chuẩn quốc gia các cơng trình hạ tầng kỹ thuật trong đó có văn bản riêng về Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia Cơng trình giao thơng với một số điểm quy định về yêu cầu về mặt cắt ngang các loại đường, bề rộng vỉa hè, đường đi bộ, đường xe đạp và bến bãi đỗ xe trong đô thị. Trong Quy chuẩn đã đưa ra quy định đối với đường xe đạp như sau:

1) Dọc theo đường phố từ cấp đường chính khu vực trở lên, phải bố trí đường dành riêng cho xe đạp.

2) Chiều rộng đường xe đạp tối thiểu là 3 m đảm bảo 2 làn xe.

3) Đường xe đạp được bố trí ở làn xe ngồi cùng hai bên đường phố. 4) Đối với đường trục chính đơ thị phải có dải phân cách hoặc hàng rào phân cách giữa phần đường dành cho xe cơ giới và phần đường dành cho xe thô sơ.

5) Đối với đường trục và đường liên khu vực, trong trường hợp khó khăn cho phép có thể cho đi chung với đường xe ơ tơ nhưng phải có giải phân cách.

2.2.3. Các định hướng quy hoạch phát triển đô thị liên quan

a. Định hướng quy hoạch xây dựng vùng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050” [19].

Ngày 6/5/2016, Thủ tướng chính phủ đã có Quyết định số 768/QĐ-TTg: Về việc phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch xây dựng Vùng Thủ đơ Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050. Phạm vi Vùng thủ đơ Hà Nội gồm tồn bộ ranh giới của thủ đô Hà Nội và 9 tỉnh xung quanh là Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, Hịa Bình, Phú Thọ, Thái Ngun và Bắc Giang. Tổng diện tích tồn vùng khoảng 24,315 km2.

Vùng thủ đô được xác định là vùng phát triển kinh tế tổng hợp, có thủ đơ Hà Nội là trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, giáo dục, khoa học và cơng nghệ, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước; có ý nghĩa quốc tế quan trọng trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Trong Điều chỉnh Quy hoạch xây dựng Vùng Thủ đơ Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 thì định hướng phát triển giao thơng của Vùng Thủ đô đối với đường bộ là:

* Đối với giao thông đô thị và nông thôn:

- Giao thông đô thị sẽ phát triển mạng lưới kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ với các quy hoạch khác, đảm bảo tỷ lệ diện tích đất giao thơng trên diện tích đất xây dựng đơ thị đạt 20-26% cho các đô thị trung tâm; đạt 18 - 25% cho các đô thị vệ tinh. Trong đó, diện tích đất dành cho giao thơng tĩnh cần đạt 2-4%. .

b. Quyết định số 3829/QĐ-BGTVT về phương hướng, kế hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 [7].

Theo Quyết định số 3829/QĐ-BGTVT, ngày 26/11/2013 của Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt phương hướng, kế hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 có nội dung:

Hệ thống đường bộ

Ngành Giao thơng vận tải sẽ hồn thành 4 tuyến đường bộ cao tốc Pháp Vân-Cầu Giẽ, Hà Nội-Lào Cai, Hà Nội-Thái Nguyên, Hà Nội-Hải Phịng. Đồng thời, đầu tư hồn thành các dự án quốc lộ đã được bố trí vốn từ nguồn ngân sách Nhà nước, trái phiếu Chính phủ, ODA và các nguồn vốn khác, bao gồm: Quốc lộ 1, Quốc lộ 5, Quốc lộ 18 đoạn ng Bí-Hạ Long, Quốc lộ 38 đoạn qua Bắc Ninh, Quốc lộ 39 đoạn qua Thái Bình, Quốc lộ 21B, Quốc lộ

12B đoạn qua Ninh Bình, Quốc lộ 10 các đoạn Tân Đệ -La Uyên và Ninh Phúc - cầu Điền Hộ, các nút giao Trung Hịa, Thanh Trì, hầm chui núi Thanh Xuân và cầu Vĩnh Thịnh, cầu Nhật Tân.

Về đường thủy nội địa

Ngành Giao thơng vận tải sẽ duy trì cấp kỹ thuật các tuyến đường thủy quốc gia; Hoàn thành đầu tư các tuyến vận tải thủy khu vực Đồng bằng Bắc Bộ trong dự án WB6. Còn với đường biển, sẽ xây dựng 2 bến khởi động của cảng cửa ngõ quốc tế Lạch Huyện hoàn thành vào năm 2017.

Đối với đường sắt

Hoàn thành đưa vào khai thác đoạn Hạ Long - Cái Lân, cải tạo nâng cấp tuyến Yên Viên-Lào Cai; phấn đấu hồn thành tuyến đường sắt đơ thị Cát Linh - Hà Đông và từng bước nâng cao năng lực khai thác các tuyến hiện có.

Bên cạnh đó, hồn thành nhà ga hành khách T2, hệ thống đường lăn, sân đỗ nhà ga T2 - cảng hàng không Nội Bài; nâng cấp cảng hàng không Cát Bi; Huy động vốn đầu tư cảng hàng không Quảng Ninh. Đồng thời ngành Giao thông vận tải sẽ phối hợp, hỗ trợ các địa phương đầu tư đường ô tô đến trung tâm xã; từng bước cứng hóa hệ thống đường giao thông nông thôn.

c. Quyết định của Thủ tướng về điều chỉnh quy hoạch chung TP Nam Định đến 2025 [24].

Ngày 22/11/2011, Thủ tướng ra Quyết định số 2084/QĐ-TTg phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung TP Nam Định đến năm 2025. Nội dung của Quyết định về lĩnh vực giao thông đã được cụ thể như dưới đây:

- Giao thơng nội thị:

+ Khu vực phía Bắc sơng Vĩnh Giang: Nâng cấp, cải tạo các tuyến đường chính kết nối khu vực ngoại thành với khu vực trung tâm.

+ Khu vực đô thị cũ: Giữ nguyên quy mô các tuyến đường hiện trạng đã ổn định; mở rộng các nút giao ra vào TP và các nút giao có nguy cơ mất an tồn giao thơng cao.

+ Khu vực đô thị mới và các khu cơng nghiệp:

Tiếp tục hồn thiện và xây dựng mới các tuyến đường trục chính và đường khu vực, kết nối liên hoàn và đồng bộ với các khu vực hiện trạng.

+ Khu vực phía Nam sơng Đào:

Nâng cấp, cải tạo các tuyến đường cơ bản dựa trên các tuyến hiện trạng đã có, xây dựng bổ sung các tuyến đường mới, kết nối với khu vực nội thị qua quốc lộ 21 (qua cầu Đò Quan), cầu xây dựng mới (nối đường Trần Nhân Tông).

Xây dựng mới các tuyến đường: Lê Đức Thọ kéo dài, trục đường nối đường Trần Nhân Tông, đường song song đê sông Hồng, sông Đào.

2.3. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG TỚI QUẢN LÝ MẠNG LƯỚI ĐƯỜNG ĐÔ THỊLOẠI I HƯỚNG TỚI GIAO THÔNG XANH VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP QUẢN LÝ MẠNG LƯỚI ĐƯỜNG CÁC ĐÔ THỊ LOẠI I THUỘC TỈNH VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG THEO HƯỚNG GIAO THÔNG XANH (Trang 102 - 107)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(185 trang)
w