QUẢN LÝMẠNG LƯỚI ĐƯỜNG ĐÔ THỊ TP NAM ĐỊNH

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP QUẢN LÝ MẠNG LƯỚI ĐƯỜNG CÁC ĐÔ THỊ LOẠI I THUỘC TỈNH VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG THEO HƯỚNG GIAO THÔNG XANH (Trang 57)

1.4.1. Giới thiệu chung về TP Nam Định

TP Nam Định là đơ thị loại I thuộc tỉnh, nằm ở phía Bắc của tỉnh Nam Định, thuộc trung tâm khu vực phía Nam đồng bằng sơng Hồng có diện tích tự nhiên là 4.644 ha.

Địa hình: tương đối bằng phẳng cao độ từ 0,3 ÷ 5,7m, hướng dốc địa hình

từ Tây sang Đơng. Thềm phía Nam sơng Đào thuộc một địa hình bãi bồi cao, trong khi phần phía Bắc sơng thuộc địa hình bãi bồi thấp có niên đại cổ hơn.

Dân sớ và diện tích: Tính đến thời điểm năm 2015 dân số tồn TP Nam

định là 350.000 người trong đó dân số khu vực nội thành là 194.905 người TP có 20 phường và 5 xã. Xem bản đồ hành chính TP Nam Định ( hình 1.17).

Điều kiện kinh tế - xã hội: Tốc độ tăng trưởng kinh tế TP đã duy trì mức

khá cao, đạt bình quân 13,5 %/năm.

Hình 1.17. Bản đồ hành chính TP Nam Định (2015) [36]

1.4.2. Hiện trạng hệ thống giao thông TP Nam Địnha. Hiện trạng hệ thống giao thông đối ngoại a. Hiện trạng hệ thống giao thông đối ngoại

Đường bộ: Mạng lưới đường bộ đối ngoại bao gồm hệ thống đường

hướng tâm, đường vành đai đã được nâng cấp, cải tạo như QL 21,QL10 (hình 1.18).

Ngồi ra là hệ thống đường tỉnh có dạng hướng tâm (ĐT 486, 487, 488, 490, 490B, 490C) hướng đi các huyện, quy mô đạt cấp IV – II đồng bằng và đường các đường Vành đai.

Đường sắt: Đường sắt Bắc Nam chạy qua TP Nam Định hiện đáp ứng

nhu cầu vận chuyển hàng hóa và hành khách của tỉnh đến thủ đô Hà Nội, các tỉnh Miền Trung, miền Nam và kết nối với với các tuyến đường sắt khác, khổ đường sắt 1m. Đoạn qua khu vực nghiên cứu có ga Nam Định là ga kết hợp hành khách và hàng hóa với 9 đường ray, diện tích sân ga 4292 m2.

Đường sơng: Trong khu vực nghiên cứu có tuyến vận tải chính qua hệ

thống sơng Đào: tuyến Quảng Ninh - Ninh Bình. Cảng Nam Định có cơng suất thiết kế cảng là 1 triệu tấn/năm nhưng chưa bao giờ đạt được 40% công suất thiết kế,

b. Hiện trạng mạng lưới đường đô thị .

Cấu trúc mạng lưới đường đô thị gắn liền với cấu trúc không gian đơ thị và có đặc tính được phân thành 3 khu vực có cấu trúc giao thơng khác nhau.

Khu vực trung tâm thành phố:

Đường trong khu vực trung tâm TP có mạng lưới ơ cờ mật độ cao (hình 1.18)

Hình 1.18. Sơ đồ mạng lưới đường hiện trạng khu vực nội thành TP Nam Định năm 2014 [24]

Đường chính có bề rộng < 20m. Như đường Trần Hưng Đạo (hình 1.19)

Hình 1.19. Đường trong khu phố trung tâm TP Nam Định [24]

Trong khu vực trung tâm TP có các phố cổ là các phố nằm ở phía đơng và phía nam. Phần lớn phố cổ thành Nam mang tên của mặt hàng dân phố ấy buôn bán và sản xuất với các đường phố nhỏ hẹp như phố Hàng Mành, Hàng Đường, Hàng Bát, Hàng Tiện, Hàng Thiếc, Hàng Giấy, Hàng Đồng v.v. (hình 1.20). Mật độ đường khu trung tâm tương đối cao khoảng 10 km/km2.

Hình 1.20 Phố Hàng Tiện TP Nam Định [38]

Khu vực phát triển tự phát và khu đô thị mới

Trong khu vực này bao gồm cả khu vực phát triển tự phát trước đây và 1 số khu vực đã xây dựng thành các khu đô thị mới.

- Khu vực phát triển tự phát

Cũng như nhiều TP loai I và II ở Vùng đồng bằng sông Hồng, TP Nam Định hiện nay có một khu vực khá rộng lớn phát triển tự phát trong một thời gian dài tiếp nối giữa khu vực trung tâm và ngoại thành. Ở đây TP mạng lưới đường các khu hiện hữu thường nhỏ hẹp và không đáp ứng điều kiện mật độ dân cư ngày càng cao. Theo số liệu thống kê của TP có khoảng trên 60% mặt cắt ngang đường phố nhỏ hơn 10m. Nhiều khu vực đường cịn nhỏ hơn và khơng có vỉa hè. Mật độ đường trong khu vực này theo tài liệu của phòng Quản lý đơ thị TP chỉ đạt 4,5 km/km2 tính đến đường có bề rộng 3 m [2015]. Như vậy mật độ đường là thấp và mắt cắt ngang đường nhìn chung là nhỏ.

- Các Khu đô thị mới

Trong những năm gần đây TP Nam Định phát triển với các khu đô thị mới được xây dựng ở các xã gần TP chuyển đổi từ đất nông nghiệp. Cấu trúc mạng đường được thiết kế dạng ơ cờ. Một số khu đơ thị có các trục song song với trục đường chính, phát triển bám theo trục đường vành đai (QL 10, QL 21, đường S2). Mật độ đường trong các khu đô thị mới đạt theo quy định từ (10 -11 km/km2). Tuy nhiên khi xây dựng chưa quan tâm tới việc tổ chức mạng lưới đường xe đạp (Hình 1.21 và 1.22)

Hình 1.22. Các tuyến đường đơi trong khu đơ thị mới Hịa lộc [ảnh tác giả 2015]

Khu vực làng xóm các xã ven đơ

Các xã ngoại thành của TP Nam Định là khu vực nhiều làng xóm có lịch sử phát triển lâu đời cùng với đất nơng nghiệp. Ở đây mạng lưới đường tự do có kết cấu chủ yếu là đường bê tông và đường cấp phối, đường đất có mặt cắt nhỏ từ 2 - 4m. Các tuyến đường liên thôn, các tuyến giao thông nông thôn bằng bê tông hoặc đường đất cấp phối với mặt cắt ngang rộng từ 3,0m đến 8,5m (xem hình 1.23 và 1.24). Mật độ đường khu vực làng xóm ngoại thành rất thấp chỉ đạt trên 2,5 km/km2.

Hình 1.23: Mặt cắt ngang điển hình các tuyến đường liên xã [24 ] .

Sự kết nối giữa mạng lưới đường xã với khu vực trung tâm TP bằng các đường liên xã. (hình 1.25a và 1.25b).

Hình 1.25a: Mạng lưới đường hiện trạng và đường trong khu vực làng xóm ven đơ của TP Nam Định [24] và ảnh 1.25b Đường trong thôn xã Nam Phong

Bến xe thành phố:

Hiện tại TP Nam Định đã có 2 bến xe trung tâm, một bến ở trung tâm TP Nam Định, diện tích 4000 m2 và một bến ở phía Đơng cầu Đị Quan, diện tích 3800 m2. Hai bến xe đều nằm trong phạm vi thành phố, diện tích nhỏ, trong tương lai khi TP được mở rộng thì hai bến sẽ khơng đảm bảo an toàn cũng như khơng thuận lợi cho việc tổ chức giao thơng. Cịn trong TP do chưa có quy hoạch các bãi đỗ xe nên khơng có diện tích đất dành cho chỗ đỗ của các phương tiện giao thông.

c. Đánh giá chung về mạng lưới đường TP Nam Định

- Giao thông nội đô của TP. Nam định nhìn chung đảm bảo về mật độ, kích thước đường nhỏ, mặt cắt nhỏ, các nút giao cắt chưa hợp lý. Hạn chế lớn của khu vực này là mạng giao thơng khơng có chính phụ rõ ràng gây khó khăn trong tổ chức giao thông nếu muốn phát triển GTĐT hiện đại. Một số nút giao thông nhỏ không không đúng yêu cầu kỹ thuật sẽ phải cải tạo lại.

- Tại các khu đô thị mới, mạng lưới đường thiết kế quá lớn chưa gắn kết chặt chẽ với đường chính đơ thị làm giảm hiệu quả đầu tư và ít tạo bản sắc cho đơ thị.

- Khu vực làng xóm:

+ Ưu điểm: Liên kết thuận lợi hệ thống các xã, thơn xóm. + Nhược điểm: Mặt cắt nhỏ, chất lượng giao thông kém.

1.4.3. Thực trạng công tác quản lý mạng lưới đường TP NamĐịnh a.Về cơ cấu tổ chức. Định a.Về cơ cấu tổ chức.

Công tác quản lý mạng lưới đường TP Nam Định cũng có nhiều điểm tương đồng với các đơ thị loại I trực thuộc tỉnh của Vùng đặc biệt sau khi có thơng tư liên tịch số 07/2015/TTLT-BXD-BNV ngày 16/11/2015 Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh về các lĩnh vực quản lý nhà nước thuộc ngành Xây dựng. Quy định về chức năng nhiệm vụ của Sở Xây dựng, cũng như Thông tư liên tịch số: 42/2015/TTLT-BGTVT-BNV ngày 14/8/2015 Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về giao thông vận tải thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Quy định về chức năng nhiệm vụ của sở GTVT và Quy định tổ chức đối với phòng QLĐT các TP thuộc tỉnh (xem hình 1.26.).

UBND Tỉnh Nam

Định

UBND Thành Sở Xây dựng Sở Tài nguyên Sở Kế Hoạch Các Sở ban

Phố Nam Định & Môi trường Đầu Tư ngành khác

UBND Phòng Quản Lý Phòng Tài Phịng Tài Chính Các phịng ban

Phường,Xã Đơ Thị Ngun & Môi Kế Hoạch ngành khác

Trường

Đối với Sở Xây Dựng tỉnh Nam Định [11].

Sở Xây dựng tỉnh Nam Định có 7 đơn vị trong đó có 2 phịng liên quan tới cơng tác quản lý mạng lưới đường đơ thị đó là: Phòng Quản lý Kiến trúc và Quy hoạch; phòng Hạ tầng kỹ thuật và phát triển đơ thị.

- Phịng Quản lý Kiến trúc và Quy hoạch.

Có 20 nhiệm vụ trong đó 4 nhiệm vụ liên quan tới quy hoạch GTĐT + Quản lý quy hoạch xây dựng gồm: Quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch điểm dân cư nông thôn, quy hoạch xây dựng khu công nghiệp, khu tiểu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu du lịch sinh thái, quy hoạch xây dựng các cửa khẩu quốc tế quan trọng, công viên - cây xanh đô thị.

+ Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các quy chuẩn, tiêu chuẩn về kiến trúc, quy hoạch xây dựng, các quy định về lập, thẩm định, phê duyệt các loại đồ án quy hoạch xây dựng.

+ Tổ chức lập, thẩm định các Quy chế quản lý kiến trúc quy hoạch đô thị; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các Quy chế quản lý kiến trúc quy hoạch đơ thị sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

+ Thẩm định các hồ sơ quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh phê duyệt hoặc tổ chức lập để UBND tỉnh trình cấp có thẩm quyền thỏa thuận, thẩm định, phê duyệt các đồ án quy hoạch xây dựng trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.

- Phòng Hạ tầng kỹ thuật và phát triển đơ thị.

Phịng có 14 nhiệm vụ trong đó có 4 nhiệm vụ liên quan tới mạng lưới đường đơ thị.

+ Tổ chức thực hiện các kế hoạch, chương trình, dự án đầu tư phát triển và nâng cao hiệu quả quản lý lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật, các chỉ tiêu về lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật trong nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

+ Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các quy chuẩn, tiêu chuẩn, về lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật, các quy định về lập, thẩm định, phê duyệt các loại đồ án quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật (như: quy hoạch cấp nước, quy hoạch thoát nước, quy hoạch quản lý chất thải rắn…);

+ Tổ chức lập, thẩm định các loại đồ án quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND tỉnh theo quy định cảu pháp luật; quản lý và tổ chức thực hiện quy hoạch sau khi được phê duyệt;

+ Tổ chức xây dựng và quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu, cung cấp thông tin về lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn tỉnh.

Như vậy cả 2 phịng trong nhiệm vụ có liên quan tới cơng tác quy hoạch và hạ tầng kỹ thuật đều không chỉ rõ nhiệm vụ đối với quản lý giao thông đô thị của các đơ thị trong tỉnh chứ chưa nói đến quản lý MLĐ theo hướng giao thông xanh.

Đối với sở Giao thông vận tải tỉnh Nam Định [12]

Sở Giao thơng vận tải tỉnh Nam định có 7 đơn vị nhưng có 2 phịng quan hệ tới quản lý mạng lưới đường đó là: Phịng Quản lý giao thơng và Phịng Quản lý vận tải - phương tiện người lái.

- Phịng Quản lý Giao thơng có nhiệm vụ liên quan trực tiếp tới quản lý giao thông đô thị gồm:

+ Theo dõi và quản lý tồn bộ hệ thống giao thơng trên địa bàn tỉnh, kể cả quy hoạch giao thông thủy bộ và ven biển;

+Trực tiếp kiểm tra, giám sát và nghiệm thu công tác duy tu bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên mạng lưới giao thông.

+ Theo dõi và hướng dẫn nghiệm thu Phịng Cơng thương các huyện và Phịng Quản lý đơ thị Thành phố, kiểm tra thực hiện quản lý duy tu bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên mạng lưới giao thông được phân cấp, xây dựng kế hoạch và hướng dẫn thực hiện phát triển giao thông nông thôn;

+ Hướng dẫn việc thiết lập và quản lý hệ thống đảm bảo giao thơng, an tồn giao thơng;

+ Cấp giấy phép thi công trên các tuyến đường bộ trong phạm vi quản lý hoặc trung ương ủy thác quản lý, cấp giấy phép lưu hành cho xe quá tải, quá khổ, xe bánh xích theo quy định của pháp luật;

- Phịng Quản lý vận tải - Phương tiện người lái có nhiệm vụ:

+ Hướng dẫn và tham mưu tổ chức thực hiện các chính sách phát triển vận tải, các văn bản quy phạm pháp luật đối với các doanh nghiệp. Hợp tác xã, tổ chức vận tải theo quy định;

+ Thực hiện quản lý nhà nước đối với hoạt động vận tải trên địa bàn đúng quy định;

+ Hướng dẫn, kiểm tra việc xây dựng và hoạt động của các bến xe, điểm đỗ, cảng thủy nội địa, bến khách sang sông trên địa bàn tỉnh theo quy hoạch được phê duyệt; quản lý dịch vụ vận tải hành khách và các tuyến vận tải hành khách theo phân cấp, theo dõi chất lượng dịch vụ vận tải;

+Tổ chức việc đăng ký tuyến vận tải hành khách hoạt động trên đường thủy nội địa thuộc địa bàn tỉnh.

+ Tổ chức thực hiện việc đăng ký phương tiện thủy nội địa; đăng ký cấp biển số xe máy chuyên dùng theo phân cấp. Theo dõi, quản lý số lượng, chất lượng phương tiện giao thông thủy, bộ của tỉnh.

Với các phân tích nêu trên và đứng trên phương diện quản lý mạng lưới đường đô thị hướng tới giao thơng xanh thì cả 2 phịng đều chưa có các nhiệm vụ liên quan tới vấn đề này ngoại trừ vấn đề kiểm soát phương tiện và quản lý bến bãi đỗ xe trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên nội dung kiểm sốt khí thải chưa có trong nhiệm vụ của phịng.

Phịng Quản lý đơ thị TP Nam Định.[55]

Theo Quy chế Tổ chức và hoạt động của Phịng Quản lý đơ thị TP Nam Định ban hành tháng 7/2016, nhiệm vụ của phịng có 4 lĩnh vực lớn với 32 nhiệm vụ trong đó nhiệm vụ về lĩnh vực giao thơng vận tải được quy định:

1. Trình Ủy ban nhân dân TP Nam Định dự thảo: chương trình, giải pháp huy động, phối hợp liên ngành trong thực hiện công tác bảo đảm trật tự, an tồn giao thơng trên địa bàn; các dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn theo phân cấp; về phân loại đường theo quy định của pháp luật.

2. Tổ chức quản lý, bảo trì, bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật mạng lưới cơng trình giao thơng đường bộ, đường sắt đô thị, đường thủy nội địa địa phương đang khai thác do TP Nam Định chịu trách nhiệm quản lý.

3. Quản lý hoạt động vận tải trên địa bàn theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

4. Tổ chức thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các hành vi xâm phạm cơng trình giao thơng, lấn chiếm hành lang an tồn giao thông; phối hợp với các cơ quan có liên quan trong việc giải tỏa lấn chiếm hành lang an tồn giao thơng trên địa bàn theo hướng dẫn của Sở Giao thông vận tải và chỉ đạo của Ủy ban nhân dân TP Nam Định.

5. Làm nhiệm vụ thường trực Ban An tồn giao thơng TP Nam Định; phối hợp với các cơ quan có liên quan triển khai hoạt động tìm kiếm cứu nạn.

Về cơ cấu tổ chức của phịng; Hiện có 11 người với cơ cấu

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP QUẢN LÝ MẠNG LƯỚI ĐƯỜNG CÁC ĐÔ THỊ LOẠI I THUỘC TỈNH VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG THEO HƯỚNG GIAO THÔNG XANH (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(185 trang)
w