Phát triển theo định hướng giao thông TOD

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP QUẢN LÝ MẠNG LƯỚI ĐƯỜNG CÁC ĐÔ THỊ LOẠI I THUỘC TỈNH VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG THEO HƯỚNG GIAO THÔNG XANH (Trang 97)

b. Mạng lưới giao thông phải kết nối tốt giữa trong và ngồi đơ thị

Mạng lưới giao thơng là yếu tố quan trọng trong việc hình thành cấu trúc đơ thị. Định hướng quy hoạch hệ thống giao thông là tiền đề tất yếu cho chiến

lược phát triển quy hoạch xây dựng đô thị. Mạng lưới đường giao thơng cịn gắn liền với hệ thống hạ tầng kỹ thuật đơ thị. Đóng vai trị liên kết tổ chức khơng gian đơ thị, cơ cấu sử dụng đất và mối quan hệ giữa các vùng nội thành và ngoại thành, giữa các khu vực chức năng với nhau [116].

Tổ chức mạng lưới đường kết nối đa dạng mạch lạc và trực tiếp với các dịch vụ giao thông công cộng và tạo điều kiện để tiếp cận xe bus thuận tiện. (Hình 2.7a 2.7b và 2.8.)

Hình 2.7a. Tổ chức kết nối tốt chưa tốt và 2.7.b. Tổ chức kết nối tốt để đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân [116]

Hình 2.7a. Mạng lưới đường thiếu các đường xe đạp để kết nối với các tuyến GTCC.

Hình 2.7b. Mạng lưới đường được thiết kế các tuyến đường xe đạp nên kết nối thuận tiện với các tuyến GTCC.

c. Yêu cầu giữa mạng lưới đường với phương tiện giao thông.[27], [28]

[44].

Theo Gilles Antier phân tích: “Dù ở nơi nào trên thế giới cũng ln tồn tại một mối liên hệ chặt chẽ giữa việc gia tăng mức độ sử dụng xe hơi cá nhân và tình trạng mở rộng đơ thị. Đồng thời yếu tố thứ hai là tình trạng lưu thơng hỗn hợp nhiều loại phương tiện giao thông cùng trên một phần đường vốn rất đặc trưng ở đô thị lớn của các nước đang phát triển”. Sự gia tăng phương tiện cơ giới và tình trạng đường khơng phân cấp rõ ràng cũng với năng lực của đường chưa đáp ứng là những lý do rất cơ bản để gây nên tình trạng tắc nghẽn. Tuy nhiên cũng theo Gilles Antier “Giải pháp mở đường” đã góp phần làm gia tăng lưu lượng giao thơng, ùn tắc và tai nạn giao thông trong khu vực nội thành. Vì vậy trong mối quan hệ giữa mạng lưới đường với phương tiện giao thông đã được các nước đưa ra chỉ dẫn để các đô thị lựa chọn phương tiện GTCC theo quy mô dân số và điều này cũng sẽ liên kết với mạng lưới đường và được GS.TSKH Lâm Quang Cường đề xuất như bảng 2.3.

Bảng 2.3. Mối quan hệ giữa quy mô dân số TP và phương tiện giao thông công cộng [28]

Dân số thành phố Các phương tiện giao thơng chính của thành phố

< 100 Xe đạp và xe ô tô bus

Tõ 100 – 250 Ơ tơ bus , xe điện bánh hơi, xe đạp, xe máy, tắc xi Tõ 250 – 500 Tàu điện, Ơ tơ bus , xe điện bánh hơi, xe đạp, xe

máy, tắc xi

Tàu điện, Ơ tơ bus , xe điện bánh hơi, xe đạp, xe Tõ 500 – 1000 máy, tắc xi svà khuyến khích sử dụng một vài loại

hình giao thơng ngồi mặt đường phố .

Tàu điện, Ơ tơ bus , xe điện bánh hơi, xe đạp, xe >1000 máy, tắc xi và bắt buộc có giao thơng ngồi mặt

Tỷ lệ các loại phương tiện giao thông trong thành phố.

Xác định cơ cấu tỷ lệ phương tiện giao thông trong đô thị, làm cơ sở xây dựng MLĐ và diện tích đất dành cho giao thơng một cách hợp lý, giảm thiểu lượng khí thải của phương tiện GT góp phần trong phát triển xanh cho các đô thị. - Theo Điều chỉnh Chiến lược phát triển GTVT Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 của Bộ Giao thông vận tải đã đề ra tỷ lệ đảm nhận vận tải hành khách cơng cộng 25÷30%. Đây là những định hướng chung cho các đô thị ở nước ta.

Trong luận án của TS Vũ Anh có đề xuất tỷ lệ phương tiện giao thông cho thủ đô Hà Nội: GTCC chiếm 30-35%, Giao thơng cá nhân 55-65% trong đó: xe máy 35-40%, xe đạp 5-10%, ô tô cá nhân 10%, các phương tiện khác 5-10%.

d.Yêu cầu đối với phương tiện giao thông trong sử dụng nhiên liệu sạch

[26]. Xu hướng sử dụng nhiên liệu tiết kiệm, thân thiện với môi trường là xu hướng chung của thế giới hiện nay, đặc biệt là trong giao thông vận tải (GTVT) và công nghiệp, hai lĩnh vực hoạt động được đánh giá có tác động lớn đến môi trường. Ở nước ta theo Tổng cục Mơi trường hiện tượng khí thải từ các phương tiện giao thông ở các TP lớn đã rất nghiêm trọng, vượt ngưỡng cho phép, có nơi mức độ ơ nhiễm khơng khí lên đến 5-6 lần so với tiêu chuẩn. Vì vậy yêu cầu đối với phương tiện giao thông trong sử dụng nhiên liệu sạch sẽ góp phần quan trọng giảm mức độ phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, giảm thiểu ơ nhiễm và góp phần quan trọng vào sự phát triển giao thông xanh của các đô thị.

e. Yêu cầu đối với năng lực quản lý của các cơ quan tổ chức giao thông đô thị

Do đây là một lĩnh vực liên quan tới nhiều chuyên ngành và cũng đòi hỏi sự tiếp cận với các vấn đề mới, hiện đại vì vậy địi hỏi các nhà quản lý, các cán bộ chun mơn nắm được kỹ thuật chuyên ngành như tăng trưởng xanh, công nghệ xanh, khai thác tài nguyên bền vững, có năng lực trong công tác

quản lý điều hành để làm tốt công tác phối hợp liên ngành từ các lãnh đạo đại diện Nhà nước, đến tỉnh, thành phố, các doanh nghiệp, người dân và các tổ chức đoàn thể xã hội cũng như các chuyên gia trong các lĩnh vực. Trong quản lý điều hành giao thông xanh phụ thuộc rất nhiều vào trình độ quản lý đơ thị, trình độ số hóa, vi tính hóa và thơng minh hóa nhưng đồng thời cũng phải có kiến thức để quản trị đơ thị tốt và hiệu quả bao gồm: Tính đồng thuận, tính gắn kết, tính minh bạch, tính giải trình và sự tham gia.[2],[117].

g.u cầu đối với sự tham gia của cộng đồng và các bên liên quan [1].

Trong báo cáo của Adetef Cơ quan quy hoạch đô thị Lyon và Trung tâm dự báo và nghiên cứu đô thị (PADDI) - Pháp hợp tác với các sở ban ngành của TP Hồ Chí Minh đã nghiên cứu về những hạn chế trong quy hoạch đô thị. Trong công tác phát triển đơ thị hiện nay đang tồn tại tình trạng khơng đồng bộ, thiếu thống nhất, thiếu sự liên kết, khớp nối và còn nhiều chồng lấn, mâu thuẫn giữa quy hoạch đô thị, quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch giao thông.

Các quy hoạch không gắn với nguồn lực, mục tiêu phát triển đô thị nhiều khi chỉ xuất phát từ mong muốn chủ quan hơn là từ yêu cầu thị trường và các nguồn lực có được. Bản báo cáo cũng đã xác định các nguyên nhân để tạo nên độ vênh trong đó các nguyên nhân liên quan tới mối quan hệ giữa các bên đó là:

- Sự phối hợp liên ngành vẫn còn rất hạn chế, dẫn đến sự chồng chéo với các quy hoạch ngành,

- Thiếu ‘‘hợp đồng xã hội” giữa các chủ thể trong lĩnh vực phát triển đơ thị, mặc dù hiện đang có nhiều điểm tiến bộ (luật quy hoạch năm 2009 nhằm hạn chế vi phạm).

- Thiếu sự đồng thuận và “hợp đồng xã hội” về khái niệm lợi ích cơng...và do đó các quy định của nhà nước chưa được tuân thủ hoàn toàn.

Trong quản lý mạng lưới đường hướng tới giao thơng xanh địi hỏi rất nhiều ở sự phối hợp liên ngành và đặc biệt vai trò của cộng đồng trong rất

nhiều hoạt động khi tham gia giao thông và quản lý giao thông. Sự tham gia của cộng đồng theo các cấp độ.

2.2. CƠ SỞ PHÁP LÝ QUẢN LÝ MẠNG LƯỚI ĐƯỜNG THEO HƯỚNGGIAO THÔNG XANH CÁC ĐÔ THỊ LOẠI I THUỘC TỈNH VÙNG ĐỒNG GIAO THÔNG XANH CÁC ĐÔ THỊ LOẠI I THUỘC TỈNH VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

2.2.1. Luật.

a. Luật Quy hoạch đô thị [60].

Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 được Quốc hội ban hành ngày 17/6/2009 bao gồm 6 chương và 76 điều. Tại điều 37 về nội dung quy hoạch giao thông đô thị đã chỉ dẫn:

- Xác định quỹ đất dành cho xây dựng và phát triển giao thơng, vị trí, quy mơ cơng trình đầu mối;

- Tổ chức hệ thống giao thông đô thị trên mặt đất, trên cao và dưới mặt đất;

- Xác định phạm vi bảo vệ và hành lang an tồn giao thơng.

b. Luật Giao thông Đường bộ [63]

Luật được Quốc hội khóa 12 ban hành số 23/2011/QH12 ngày 13/11/2011 quy định về quy tắc giao thông đường bộ; kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; phương tiện và người tham gia giao thông đường bộ; vận tải đường bộ và quản lý nhà nước về giao thơng đường bộ. Luật có 87 điều trong đó Điều 36. Sử dụng đường phố và các hoạt động khác trên đường phố và Điều 37. Tổ chức giao thông và điều khiển giao thông là sát với giao thông đường bộ đô thị. Tuy nhiên không đề cập sâu và cũng chưa đề cập tới các lĩnh vực của giao thông xanh.

c. Luật Đất đai [62].

Luật đất đai số 45/2013/QH13 được Quốc hội ban hành ngày 29/11/2013 với những quy định về nội dung quản lý nhà nước về đất đai, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, vấn đề thu hồi đất và trưng dụng đất. Vì vậy những

quy định trong luật sẽ làm cơ sở để giải quyết khi giải tỏa đền bù để làm đường.

2.2.2. Các văn bản dưới Luật

a. Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh [22]

Ngày 25/9/2012 Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh. Nhiệm vụ của Chiến lược là: Giảm cường độ phát thải khí nhà kính và thúc đẩy sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, Xanh hóa sản xuất và Xanh hóa lối sống và thúc đẩy tiêu dùng bền vững.

Giao thông đô thị

- Đầu tư cải tạo và phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật giao thơng đơ thị nhằm đạt tới mức trung bình của các nước tiên tiến trong khu vực.

- Ưu tiên phát triển hệ thống vận tải công cộng đô thị với sự tham gia của mọi thành phần kinh tế trong đầu tư phương tiện, khai thác vận tải hành khách công cộng.

- Sử dụng công cụ kinh tế và tiêu chuẩn kỹ thuật kiểm soát sự phát triển số lượng phương tiện cơ giới cá nhân ở các đô thị lớn và vừa, bố trí các tuyến đường dành riêng cho các phương tiện giao thông phi cơ giới.

Những giải pháp của Chiến lược quốc gia về Tăng trưởng xanh là tiền đề quan trọng cho giao thông xanh thực hiện.

d. Thông tư số: 04/2008/TT-BXD ngày 20/02/2008 về hướng dẫn thực hiện công tác quản lý đường trong các đô thị với các nguyên tắc sau:

1. Đường đô thị là bộ phận của hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị do Nhà nước thống nhất quản lý và có phân cấp quản lý.

2. Bảo đảm hè dành cho người đi bộ, lịng đường thơng suốt cho các loại phương tiện giao thông cơ giới và thô sơ.

3. Khi sử dụng hoặc tạm thời sử dụng một phần đường đô thị vào mục đích khác phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đồng thời có

giải pháp để bảo đảm khơng ảnh hưởng đến trật tự an tồn giao thơng, vệ sinh môi trường và mỹ quan đô thị.

e. QCVN07: 2016/BXD [10].

Quy chuẩn Việt Nam 07: 2016/BXD là Quy Chuẩn quốc gia các cơng trình hạ tầng kỹ thuật trong đó có văn bản riêng về Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia Cơng trình giao thơng với một số điểm quy định về yêu cầu về mặt cắt ngang các loại đường, bề rộng vỉa hè, đường đi bộ, đường xe đạp và bến bãi đỗ xe trong đô thị. Trong Quy chuẩn đã đưa ra quy định đối với đường xe đạp như sau:

1) Dọc theo đường phố từ cấp đường chính khu vực trở lên, phải bố trí đường dành riêng cho xe đạp.

2) Chiều rộng đường xe đạp tối thiểu là 3 m đảm bảo 2 làn xe.

3) Đường xe đạp được bố trí ở làn xe ngồi cùng hai bên đường phố. 4) Đối với đường trục chính đơ thị phải có dải phân cách hoặc hàng rào phân cách giữa phần đường dành cho xe cơ giới và phần đường dành cho xe thô sơ.

5) Đối với đường trục và đường liên khu vực, trong trường hợp khó khăn cho phép có thể cho đi chung với đường xe ơ tơ nhưng phải có giải phân cách.

2.2.3. Các định hướng quy hoạch phát triển đô thị liên quan

a. Định hướng quy hoạch xây dựng vùng Thủ đơ Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050” [19].

Ngày 6/5/2016, Thủ tướng chính phủ đã có Quyết định số 768/QĐ-TTg: Về việc phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch xây dựng Vùng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050. Phạm vi Vùng thủ đơ Hà Nội gồm tồn bộ ranh giới của thủ đô Hà Nội và 9 tỉnh xung quanh là Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, Hịa Bình, Phú Thọ, Thái Ngun và Bắc Giang. Tổng diện tích tồn vùng khoảng 24,315 km2.

Vùng thủ đô được xác định là vùng phát triển kinh tế tổng hợp, có thủ đơ Hà Nội là trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước; có ý nghĩa quốc tế quan trọng trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Trong Điều chỉnh Quy hoạch xây dựng Vùng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 thì định hướng phát triển giao thông của Vùng Thủ đô đối với đường bộ là:

* Đối với giao thông đô thị và nông thôn:

- Giao thông đô thị sẽ phát triển mạng lưới kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ với các quy hoạch khác, đảm bảo tỷ lệ diện tích đất giao thơng trên diện tích đất xây dựng đơ thị đạt 20-26% cho các đô thị trung tâm; đạt 18 - 25% cho các đô thị vệ tinh. Trong đó, diện tích đất dành cho giao thông tĩnh cần đạt 2-4%. .

b. Quyết định số 3829/QĐ-BGTVT về phương hướng, kế hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 [7].

Theo Quyết định số 3829/QĐ-BGTVT, ngày 26/11/2013 của Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt phương hướng, kế hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 có nội dung:

Hệ thống đường bộ

Ngành Giao thơng vận tải sẽ hồn thành 4 tuyến đường bộ cao tốc Pháp Vân-Cầu Giẽ, Hà Nội-Lào Cai, Hà Nội-Thái Nguyên, Hà Nội-Hải Phịng. Đồng thời, đầu tư hồn thành các dự án quốc lộ đã được bố trí vốn từ nguồn ngân sách Nhà nước, trái phiếu Chính phủ, ODA và các nguồn vốn khác, bao gồm: Quốc lộ 1, Quốc lộ 5, Quốc lộ 18 đoạn ng Bí-Hạ Long, Quốc lộ 38 đoạn qua Bắc Ninh, Quốc lộ 39 đoạn qua Thái Bình, Quốc lộ 21B, Quốc lộ

12B đoạn qua Ninh Bình, Quốc lộ 10 các đoạn Tân Đệ -La Uyên và Ninh Phúc - cầu Điền Hộ, các nút giao Trung Hịa, Thanh Trì, hầm chui núi Thanh Xuân và cầu Vĩnh Thịnh, cầu Nhật Tân.

Về đường thủy nội địa

Ngành Giao thơng vận tải sẽ duy trì cấp kỹ thuật các tuyến đường thủy quốc gia; Hoàn thành đầu tư các tuyến vận tải thủy khu vực Đồng bằng Bắc Bộ trong dự án WB6. Còn với đường biển, sẽ xây dựng 2 bến khởi động của cảng cửa ngõ quốc tế Lạch Huyện hoàn thành vào năm 2017.

Đối với đường sắt

Hoàn thành đưa vào khai thác đoạn Hạ Long - Cái Lân, cải tạo nâng cấp tuyến Yên Viên-Lào Cai; phấn đấu hồn thành tuyến đường sắt đơ thị Cát Linh - Hà Đông và từng bước nâng cao năng lực khai thác các tuyến hiện có.

Bên cạnh đó, hồn thành nhà ga hành khách T2, hệ thống đường lăn, sân đỗ nhà ga T2 - cảng hàng không Nội Bài; nâng cấp cảng hàng không Cát Bi;

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP QUẢN LÝ MẠNG LƯỚI ĐƯỜNG CÁC ĐÔ THỊ LOẠI I THUỘC TỈNH VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG THEO HƯỚNG GIAO THÔNG XANH (Trang 97)