Mặt cắt ngang điển hình các tuyến đường liên thơn, GTNT

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP QUẢN LÝ MẠNG LƯỚI ĐƯỜNG CÁC ĐÔ THỊ LOẠI I THUỘC TỈNH VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG THEO HƯỚNG GIAO THÔNG XANH (Trang 62)

Hình 1 .20 Phố Hàng Tiện TP Nam Định

Hình 1.24 Mặt cắt ngang điển hình các tuyến đường liên thơn, GTNT

Sự kết nối giữa mạng lưới đường xã với khu vực trung tâm TP bằng các đường liên xã. (hình 1.25a và 1.25b).

Hình 1.25a: Mạng lưới đường hiện trạng và đường trong khu vực làng xóm ven đơ của TP Nam Định [24] và ảnh 1.25b Đường trong thôn xã Nam Phong

Bến xe thành phố:

Hiện tại TP Nam Định đã có 2 bến xe trung tâm, một bến ở trung tâm TP Nam Định, diện tích 4000 m2 và một bến ở phía Đơng cầu Đị Quan, diện tích 3800 m2. Hai bến xe đều nằm trong phạm vi thành phố, diện tích nhỏ, trong tương lai khi TP được mở rộng thì hai bến sẽ khơng đảm bảo an toàn cũng như khơng thuận lợi cho việc tổ chức giao thơng. Cịn trong TP do chưa có quy hoạch các bãi đỗ xe nên khơng có diện tích đất dành cho chỗ đỗ của các phương tiện giao thông.

c. Đánh giá chung về mạng lưới đường TP Nam Định

- Giao thông nội đô của TP. Nam định nhìn chung đảm bảo về mật độ, kích thước đường nhỏ, mặt cắt nhỏ, các nút giao cắt chưa hợp lý. Hạn chế lớn của khu vực này là mạng giao thơng khơng có chính phụ rõ ràng gây khó khăn trong tổ chức giao thông nếu muốn phát triển GTĐT hiện đại. Một số nút giao thông nhỏ không không đúng yêu cầu kỹ thuật sẽ phải cải tạo lại.

- Tại các khu đô thị mới, mạng lưới đường thiết kế quá lớn chưa gắn kết chặt chẽ với đường chính đơ thị làm giảm hiệu quả đầu tư và ít tạo bản sắc cho đơ thị.

- Khu vực làng xóm:

+ Ưu điểm: Liên kết thuận lợi hệ thống các xã, thơn xóm. + Nhược điểm: Mặt cắt nhỏ, chất lượng giao thông kém.

1.4.3. Thực trạng công tác quản lý mạng lưới đường TP NamĐịnh a.Về cơ cấu tổ chức. Định a.Về cơ cấu tổ chức.

Công tác quản lý mạng lưới đường TP Nam Định cũng có nhiều điểm tương đồng với các đơ thị loại I trực thuộc tỉnh của Vùng đặc biệt sau khi có thơng tư liên tịch số 07/2015/TTLT-BXD-BNV ngày 16/11/2015 Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh về các lĩnh vực quản lý nhà nước thuộc ngành Xây dựng. Quy định về chức năng nhiệm vụ của Sở Xây dựng, cũng như Thông tư liên tịch số: 42/2015/TTLT-BGTVT-BNV ngày 14/8/2015 Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về giao thông vận tải thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Quy định về chức năng nhiệm vụ của sở GTVT và Quy định tổ chức đối với phòng QLĐT các TP thuộc tỉnh (xem hình 1.26.).

UBND Tỉnh Nam

Định

UBND Thành Sở Xây dựng Sở Tài nguyên Sở Kế Hoạch Các Sở ban

Phố Nam Định & Môi trường Đầu Tư ngành khác

UBND Phòng Quản Lý Phòng Tài Phịng Tài Chính Các phịng ban

Phường,Xã Đơ Thị Ngun & Môi Kế Hoạch ngành khác

Trường

Đối với Sở Xây Dựng tỉnh Nam Định [11].

Sở Xây dựng tỉnh Nam Định có 7 đơn vị trong đó có 2 phịng liên quan tới cơng tác quản lý mạng lưới đường đơ thị đó là: Phòng Quản lý Kiến trúc và Quy hoạch; phòng Hạ tầng kỹ thuật và phát triển đơ thị.

- Phịng Quản lý Kiến trúc và Quy hoạch.

Có 20 nhiệm vụ trong đó 4 nhiệm vụ liên quan tới quy hoạch GTĐT + Quản lý quy hoạch xây dựng gồm: Quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch điểm dân cư nông thôn, quy hoạch xây dựng khu công nghiệp, khu tiểu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu du lịch sinh thái, quy hoạch xây dựng các cửa khẩu quốc tế quan trọng, công viên - cây xanh đô thị.

+ Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các quy chuẩn, tiêu chuẩn về kiến trúc, quy hoạch xây dựng, các quy định về lập, thẩm định, phê duyệt các loại đồ án quy hoạch xây dựng.

+ Tổ chức lập, thẩm định các Quy chế quản lý kiến trúc quy hoạch đô thị; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các Quy chế quản lý kiến trúc quy hoạch đơ thị sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

+ Thẩm định các hồ sơ quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh phê duyệt hoặc tổ chức lập để UBND tỉnh trình cấp có thẩm quyền thỏa thuận, thẩm định, phê duyệt các đồ án quy hoạch xây dựng trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.

- Phòng Hạ tầng kỹ thuật và phát triển đơ thị.

Phịng có 14 nhiệm vụ trong đó có 4 nhiệm vụ liên quan tới mạng lưới đường đơ thị.

+ Tổ chức thực hiện các kế hoạch, chương trình, dự án đầu tư phát triển và nâng cao hiệu quả quản lý lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật, các chỉ tiêu về lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật trong nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

+ Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các quy chuẩn, tiêu chuẩn, về lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật, các quy định về lập, thẩm định, phê duyệt các loại đồ án quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật (như: quy hoạch cấp nước, quy hoạch thoát nước, quy hoạch quản lý chất thải rắn…);

+ Tổ chức lập, thẩm định các loại đồ án quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND tỉnh theo quy định cảu pháp luật; quản lý và tổ chức thực hiện quy hoạch sau khi được phê duyệt;

+ Tổ chức xây dựng và quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu, cung cấp thông tin về lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn tỉnh.

Như vậy cả 2 phịng trong nhiệm vụ có liên quan tới cơng tác quy hoạch và hạ tầng kỹ thuật đều không chỉ rõ nhiệm vụ đối với quản lý giao thông đô thị của các đơ thị trong tỉnh chứ chưa nói đến quản lý MLĐ theo hướng giao thông xanh.

Đối với sở Giao thông vận tải tỉnh Nam Định [12]

Sở Giao thơng vận tải tỉnh Nam định có 7 đơn vị nhưng có 2 phịng quan hệ tới quản lý mạng lưới đường đó là: Phịng Quản lý giao thơng và Phịng Quản lý vận tải - phương tiện người lái.

- Phịng Quản lý Giao thơng có nhiệm vụ liên quan trực tiếp tới quản lý giao thông đô thị gồm:

+ Theo dõi và quản lý tồn bộ hệ thống giao thơng trên địa bàn tỉnh, kể cả quy hoạch giao thông thủy bộ và ven biển;

+Trực tiếp kiểm tra, giám sát và nghiệm thu công tác duy tu bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên mạng lưới giao thông.

+ Theo dõi và hướng dẫn nghiệm thu Phịng Cơng thương các huyện và Phịng Quản lý đơ thị Thành phố, kiểm tra thực hiện quản lý duy tu bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên mạng lưới giao thông được phân cấp, xây dựng kế hoạch và hướng dẫn thực hiện phát triển giao thông nông thôn;

+ Hướng dẫn việc thiết lập và quản lý hệ thống đảm bảo giao thơng, an tồn giao thơng;

+ Cấp giấy phép thi công trên các tuyến đường bộ trong phạm vi quản lý hoặc trung ương ủy thác quản lý, cấp giấy phép lưu hành cho xe quá tải, quá khổ, xe bánh xích theo quy định của pháp luật;

- Phịng Quản lý vận tải - Phương tiện người lái có nhiệm vụ:

+ Hướng dẫn và tham mưu tổ chức thực hiện các chính sách phát triển vận tải, các văn bản quy phạm pháp luật đối với các doanh nghiệp. Hợp tác xã, tổ chức vận tải theo quy định;

+ Thực hiện quản lý nhà nước đối với hoạt động vận tải trên địa bàn đúng quy định;

+ Hướng dẫn, kiểm tra việc xây dựng và hoạt động của các bến xe, điểm đỗ, cảng thủy nội địa, bến khách sang sông trên địa bàn tỉnh theo quy hoạch được phê duyệt; quản lý dịch vụ vận tải hành khách và các tuyến vận tải hành khách theo phân cấp, theo dõi chất lượng dịch vụ vận tải;

+Tổ chức việc đăng ký tuyến vận tải hành khách hoạt động trên đường thủy nội địa thuộc địa bàn tỉnh.

+ Tổ chức thực hiện việc đăng ký phương tiện thủy nội địa; đăng ký cấp biển số xe máy chuyên dùng theo phân cấp. Theo dõi, quản lý số lượng, chất lượng phương tiện giao thông thủy, bộ của tỉnh.

Với các phân tích nêu trên và đứng trên phương diện quản lý mạng lưới đường đô thị hướng tới giao thơng xanh thì cả 2 phịng đều chưa có các nhiệm vụ liên quan tới vấn đề này ngoại trừ vấn đề kiểm soát phương tiện và quản lý bến bãi đỗ xe trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên nội dung kiểm sốt khí thải chưa có trong nhiệm vụ của phịng.

Phịng Quản lý đơ thị TP Nam Định.[55]

Theo Quy chế Tổ chức và hoạt động của Phịng Quản lý đơ thị TP Nam Định ban hành tháng 7/2016, nhiệm vụ của phịng có 4 lĩnh vực lớn với 32 nhiệm vụ trong đó nhiệm vụ về lĩnh vực giao thơng vận tải được quy định:

1. Trình Ủy ban nhân dân TP Nam Định dự thảo: chương trình, giải pháp huy động, phối hợp liên ngành trong thực hiện công tác bảo đảm trật tự, an tồn giao thơng trên địa bàn; các dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn theo phân cấp; về phân loại đường theo quy định của pháp luật.

2. Tổ chức quản lý, bảo trì, bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật mạng lưới cơng trình giao thơng đường bộ, đường sắt đô thị, đường thủy nội địa địa phương đang khai thác do TP Nam Định chịu trách nhiệm quản lý.

3. Quản lý hoạt động vận tải trên địa bàn theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

4. Tổ chức thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các hành vi xâm phạm cơng trình giao thơng, lấn chiếm hành lang an tồn giao thông; phối hợp với các cơ quan có liên quan trong việc giải tỏa lấn chiếm hành lang an tồn giao thơng trên địa bàn theo hướng dẫn của Sở Giao thông vận tải và chỉ đạo của Ủy ban nhân dân TP Nam Định.

5. Làm nhiệm vụ thường trực Ban An tồn giao thơng TP Nam Định; phối hợp với các cơ quan có liên quan triển khai hoạt động tìm kiếm cứu nạn.

Về cơ cấu tổ chức của phịng; Hiện có 11 người với cơ cấu

- Lãnh đạo phòng: Trưởng phịng và 03 Phó Trưởng phịng giúp việc cho đồng chí Trưởng phịng.

- Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của phòng hiện nay phịng chia thành 4 tổ cơng tác:

+ Tổ Kế hoạch và Tài chính;

+ Tổ Quản lý lĩnh vực Xây dựng, quy hoạch, kiến trúc đô thị và nhà ở; + Tổ Quản lý lĩnh vực Giao thông vận tải, an tồn giao thơng;

+ Tổ Quản lý thốt nước, điện chiếu sáng, cơng viên cây xanh, nghĩa trang và vệ sinh môi trường.

- Dưới tổ là các chuyên viên gồm 7 người và 1 chuyên viên có thể kiêm 2 nhiệm vụ.

Sơ đồ tổ chức của phịng Quản lý đơ thị thuộc UBND TP Nam Định. (xem hình 1.27).

Hình 1.27. Sơ đồ tổ chức phịng QLĐT TP Nam Định [55]

b.Ban hành và thực hiện văn bản về quản lý quy hoạch MLĐ đô thị.

Trên cơ sở các văn bản của Nhà nước và các định hướng phát triển quy hoạch của tỉnh Nam Định và TP Nam Định, lãnh đạo TP luôn xác định phát triển hạ tầng giao thông là mục tiêu quan trọng hàng đầu trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Trong những năm qua, hệ thống kết cấu hạ tầng giao thơng đơ thị của TP đã có bước phát triển rõ rệt với nhiều hạng mục quan trọng nhằm mở rộng khơng gian đơ thị, phát triển KT-XH, góp phần xây dựng TP Nam Định đạt chuẩn Đô thị loại I trực thuộc tỉnh. Nhờ thực hiện đồng bộ các giải pháp, trong đó có giải pháp "giao thơng đi trước một bước".

Trong công tác quản lý quy hoạch MLĐ thành phố, UBND tỉnh đa h̃ban hành quyết định thành lâpC̣ Phịng Quản lý đơ thị và phân cấp quản lýđường đô thị cho TP quản lý mà phòng QLĐT là cơ quan tham mưu giúp việc. Tuy nhiên UBND tỉnh và UBND TP không ban hành quyết định hoặc văn bản hướng dẫn về quy hoạch cũng như quản lý quy hoạch MLĐ thành phố, mặc

dù TP có nhiều đặc điểm mang tính đặc thù khác biệt so với các đơ thị khác. Công tác quản lý vâñ được thực hiện theo các văn bản pháp luâṭhiện hành.

c. Quản lý các hoạt động liên quan đến quy hoạch MLĐ thành phố.

Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng TP Nam Định đến năm 2020 đã được Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt tại quyết định số 31/2001/QĐ-TTg ngày 12/3/2001. Từ đó đến nay, đồ án đã là cơ sở quan trọng để TP Nam Định triển khai thực hiện các đồ án quy hoạch chi tiết và các dự án đầu tư phát triển đô thị, tạo nền tảng cho những tiến bộ về kinh tế – xã hội của TP nói riêng và cả tỉnh Nam Định nói chung. Điều chỉnh quy hoạch chung TP Nam định đến năm 2025 được xác định theo Nhiệm vụ thiết kế đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 156/QĐ-TTg ngày 09/02/2009. TP đã và đang triển khai xây dựng các tuyến đường mới như: Đường 52m (khu đô thị mới Thống Nhất), Hùng Vương (đoạn từ ngã ba Nguyễn Du đến Lê Hồng Phong) v.v. các tuyến đường mới được quản lý chặt chẽ hơn theo quy hoacḥ thông qua việc giới thiệu hướng tuyến, cấp chứng chỉ quy hoạch hoặc được thỏa thuận quy hoạch đối với những tuyến đường nằm trong khu vực chưa có quy hoạch chi tiết. Tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế như sau:

+ Việc cung cấp thông tin về quy hoạch MLĐ chưa được rộng rãi, để mọi người dân đều biết.

+ Các tuyến đường cải taọ hoăcC̣ nâng cấp quản lýchưa đảm bảo về cao độ so với quy hoach,C̣ nhiều tuyến đường sau cải taọ cócao đơ C̣nền đường cao hơn quy hoacḥ và thường cao hơn từ 5 cm đến 20 cm.

d.Về quản lý quỹ đất xây dựng MLĐ theo quy hoạch ngoài thực địa.

Hiện nay việc quản lý đất xây dựng MLĐ theo quy hoạch đã từng bước đi vào lề nếp. Việc giải phóng mặt bằng quỹ đất xây dựng MLĐ chỉ được thực hiện khi đã có dự án đầu tư được phê duyệt. Hội đồng bồi thường TP

thưcC̣ hiêṇ giải phóng mặt bằng sau đóbàn giao laịcho chủ đầu tư dự án. TP đã xây dựng quy trình giải phóng mặt bằng, tăng cường cơng tác tun truyền, phổ biến chính sách, từng bước tạo sự đồng thuận, ủng hộ trong nhân dân; đồng thời kiên quyết tổ chức bảo vệ thi công một số dự án tồn tại về mặt bằng theo đúng Luật.

e. Sự tham gia của cộng đồng với công tác quản lý mạng lưới đường đô thị TP Nam Định.

Trong những năm gần đây, công tác quản lý đơ thị đã được các cấp chính quyền từ Tỉnh, TP đến các phường, xã quan tâm, tập trung chỉ đạo. Việc tuyên truyền, phổ biến các luật định liên quan đến quy hoạch và xây dựng, công bố các đồ án quy hoạch được duyệt…cho nhân dân biết cũng đã được thực hiện nghiêm túc, đúng quy định.

Ngoài ra để xây dựng và quản lý các tuyến đường trong ngõ hẻm, TP Nam Định kêu gọi sự hợp tác phát triển từ nhân dân với chính sách “ đổi đất lấy hạ tầng”, “nhà nước và nhân dân cùng làm” nhà nước bỏ tiền dân hiến đất, các phong trào “vứt rác đúng nơi quy định”, “vệ sinh đường phố, vỉa hè trước nhà mình vào ngày thứ 7 hàng tuần”… kết quả là hơn 70% ngõ hẻm được xây sửa, nâng cấp khang trang. Từ những việc làm nêu trên, công tác quản lý tại TP Nam Định trong những năm gần đây đã có những bước chuyển biến mạnh mẽ, người dân đã có ý thức hơn trong việc tuân thủ các quy định pháp luật về xây dựng [55].

1.5. TỔNG QUAN CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CÓ

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP QUẢN LÝ MẠNG LƯỚI ĐƯỜNG CÁC ĐÔ THỊ LOẠI I THUỘC TỈNH VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG THEO HƯỚNG GIAO THÔNG XANH (Trang 62)