5. Kết cấu đề tài
2.2.2.1 Đối thủ cạnh tranh
Nghiên cứu của các nhà kinh tế học cho thấy, chi phí về giao nhận chiếm 10%
giá trị buôn bán của hàng hóa lưu thông trong nước và chiếm 40% đối với hàng hóa
mua bán trên thị trường quốc tế. Trong khi đó, Việt Nam có rất nhiều lợi thế để phát
triển giao nhận.
Hiện nay trên thị trường giao nhận Thành phố Hồ Chí Minh có khoảng 1260
công ty đang kinh doanh hoạt động trên lĩnh v ực này. Mỗi công ty có ưu điểm khả
năng phục vụ khách hàng riêng của mình.
Và theo nghiên cứu của Viện Nomura (Nhật Bản), các doanh nghiệp giao nhận
Việt Nam mới chỉ đáp ứng được 1/4 nhu cầu thị trường giao nhận. Thị trường này đang còn rất lớn đó là cơ hội thuận lợi cho các đối thủ tiềm năng của công ty TNHH Vận Tải Biển Minh Nguyên tham gia vào ngành.
Một số công ty giao nhận lớn tại thị trường Thành phố Hồ Chí Minh là những đối thủ cạnh tranh lớn đầu ngành là: Công ty Cổ phần Kho vận Giao nhận Ngoại thương TP.HCM Transimex - Saigon là một trong những Công ty hàng đầu trong lĩnh vực giao
nhận hàng hóa xuất nhập khẩu. Với vị trí gần 30 năm họat động trên thị trường này. Đánh giá về quy mô kinh doanh cũng như kinh nghiệm thực tiễn, hiện tại Transimex – Saigon đang nằm trong top 3 doanh nghiệp hàng đầu, hoạt động trong lĩnh vực giao nhận tại Việt Nam.
+ Thương hiệu uy tín, h oạt động lâu năm trong ngành
vận tải, giao nhận cùng b an
lãnh đạo và đội ngũ nhân viên công ty có tay nghề cao, có kinh nghiệm.
+ Công ty TNHH Nippon Express ệtVi nam là
công ty liên doanhữagi TRANSIMEX-SAIGON và Nippon Express Nhật Bản từ năm 2000 ( tỷ lệ 50/50) hiện
cũng đã chiếm thị phần đáng kể ở Việt nam.
Công ty cổ phần Giao nhận Vận tải và Thương mại (tên gọi tắt là Vinalink)
Vinalink được thành lập theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Thương mại trên cơ
sở cổ phần hóa một phần công ty Giao nhận Kh o vận Ngoại thương Thành phố Hồ Chí
Minh (Vinatrans) và chính ức họat động theo mô hình công ty cổ phần từ ngày
01/9/1999
Kế thừa 25 năm kinh nghiệm của một doanh nghiệp giao nhận kho vận hàng đầu
Việt nam, công ty Vinalink đã nhanh chóng phát huy ưu thế chủ động của mô hình mới
và liên tục phát triển có sự tăng trưởng cao đều đặn hàng năm cả về quy mô và phạm vi
họat động, chất lượng dịch vụ. Vốn điều lệ đã tăng từ 8 tỷ khi thành lập lên hơn 120 tỷ
vào đầu năm 2011, trong đó hơn một nửa số vốn tăng thêm là do tích lũy từ lợi nhuận
kinh doanh.
Hiện công ty có hơn 300 nhân viên có kinh nghiệm và được đào tạo có hệ thống
đang làm việc tại công ty. Đa số đều có trình độ đại học và đã qua các khóa đào tạo
nghiệp vụ trong và ngoài nước.
Ngoài ra, còn rất nhiều công ty khác đang kinh doanh và chiếm thị phần lớn
trong lĩnh vực giao nhận tại thị trường Thành phố Hồ Chí Minh.
SV: Nguyễn Thị Ngọc Bích - 22 -
-> Bất lợi của công ty TNHH Vận Tải Biển Minh Nguyên: - Kinh nghiệm: Công ty mới thành lập được mấy 6 năm nên chưa dày dặn kinh nghiệm. - Uy tín: Trên thị trường giao nhận Thành ph ố Hồ Chí Minh công ty TNHH Vận Tải
Biển Minh Nguyên chỉ là một công ty giao nhận có quy mô nhỏ và còn mới. Chưa
được sự tín nhiệm của khách hàng
- Thị phần: Các doanh nghiệp xuất khẩu lớn và lâu năm đã có mối quan hệ hợp tác làm
ăn với các doanh nghiệp có tên tuổi trên thị trường. Vì thế, các doanh nghiệp giao nhận
phát triển lâu năm đã chiếm phần lớn thị phần
- Vốn: Quy mô nhỏ, nguồn vốn đầu tư ít nên phạm vi hoạt động của công ty chưa được mở rộng.
2.2.2.2 Khách hàng
Trong cạnh tranh, doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì cần phải đáp ứng
nhu cầu khách hàng. Muốn làm được điều đó công ty TNHH Vận Tải B iển Minh
Nguyên cần nghiên cứu kĩ về từng đối tượng khách hàng từ đó sẽ có chiến lược kinh doanh phù hợp.
Khách hàng của công ty là các doanh nghiệp tổ chức xuất nhập khẩu hàng hóa
trong và ngoài nước
Nhưng hiện giờ nhóm khác hàng tạo doanh thu và mang lại lợi nhuận cho doanh
nghiệp chính là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong nước
+ Các doanh nghiệp xuất khẩu gồm các công ty hoạt động bên lĩnh vực sau:
may mặc, da giày, đồ gỗ thủ công mỹ nghệ, linh kiện điện tử
+ Các doanh nghiệp nhập khẩu hoạt động bên lĩnh vực sau: may mặc, thiết bị
máy móc, nguyên phụ liệu sản xuất
-> Thuận lợi: Công ty khi ựl a ch ọn phục vụ nhóm khách hàng trên là những công ty
kinh doanh các sản phẩm này trên thị trường Thành phố Hồ Chí Minh rất nhiều với quy
mô kinh doanh lớn nhỏ khác nhau. Tạo điều kiện thuận lợi trong việc tìm kiếm khách
hàng
-> Khó khăn: Những mặt hàng này chủ yếu xuất khẩu sang khu vực Châu Âu, Mỹ,…
Đây là những thị trường khó tính nên doanh nghiệp xuất khẩu luôn luôn muốn chọn
cho mình dịch vụ giao nhận tốt nhất và đối tác họ nhắm tới là những công ty giao nhận
lớn.
2.2.3 Môi trường nội bộ 2.2.3.1 Quản trị
Sơ đồ bộ máy tổ chức Cơ cấu tổ chức của công ty được thể hiện cụ thể trong sơ đồ sau:
GIÁM ĐỐC PHÒ NG KINH PHÒNG KẾ TOÁ N PHÒ NG GIAO NHẬN PHÒNG CHỨNG TỪ DOANH HÀNG XUẤT HÀNG NHẬP Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức của công ty Bộ máy quản lý của công ty được xây dựng theo cơ cấu trực tuyến chức năng
trong nghiên cứu, đề xuất, chuẩn bị các phương án để từ đó quyết định và triển khai tổ chức thực hiện quyết định.
Quyết định thuộc về Giám đốc c ông ty. Việc truyền lệnh
được thực hiện theo đường thẳng từ trên xuống dưới. Nhân viên phụ trách phòng ban
chức năng không ra lệnh trực tiếp họ trình bày ý kiến với Giám đốc, từ đó Giám đốc
xem xét và ra quyết định.
Mối quan hệ giữa các phòng ban là ngang cấp, chịu trách nhiệm trước Giám
đốc, thực hiện hợp tác trong công tác, chịu sự kiểm soát và kiểm tra nghiệp vụ ngang
lẫn nhau theo chức năng
Giám đốc là người điều hành có quyền quyết định cũng như chịu trách nhiệm
về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Là người đại diện công ty ký kết các hợp đồng
kinh tế, giải quyết các vấn đề liên quan đến trách nhiệm và quyền lợi của công ty. Chịu
SV: Nguyễn Thị Ngọc Bích
trách nhiệm về tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước, vạch ra sách lược, chiến lược họat động của công ty.
Nhiệm vụ của các phòng ban: • Phòng kế toán tài vụ gồm 3 người, chịu trách nhiệm về: - Quản lý tài chính, tổ chức hạch toán kế toán và thực hiện chức năng kiểm toán tại
công ty.
- Xây dựng kế hoạch sử dụng vốn, thu chi tài chính, kế hoạch giá vốn , khấu hao tài sản
cố định, kế hoạch nộp ngân sách nhà nước, và tổ chức thực hiện các kế hoạch đó. - Tổ chức hạch toán kế toán các hoạt động kinh doanh.
- Thực hiện quyết toán, báo cáo phân tích hoạt động kinh tế. - Tổ chức kiểm tra tài chính, kiểm kê đột xuất và định kỳ toàn bộ vốn tiền mặt, tài sản. - Tham gia xây dựng các văn bản có liên quan đến công tác tài chính và công tác hạch toán. • Phòng giao nhận hàng hóa gồm 6 người có nhiệm vụ: - Thực hiện hợp đồng khai quan, giao nhận hàng air + sea lẻ và hàng container xuất
nhập khẩu.
- Thực hiện kiểm đếm hàng rời và các dịch vụ cho xếp dỡ hàng hóa.
• Phòng chứng từ gồm 4 người có nhiệm vụ: - Lập các chứng từ NK, XK cần thiết có liên quan đến việc thực hiện giao nhận hàng
hóa XNK.
- Liên hệ trực tiếp với khách hàng hoặc tiếp nhận các yêu cầu và đòi hỏi của khách
hàng có liên quan đến chứng từ hàng hóa XNK. - Tiến hành các giao dịch về chứng từ với hệ thống đại lý trong và ngoài nước.
• Phòng Nghiệp vụ kinh doanh gồm 7 người có nhiệm vụ:
Đây là phòng quan trọng nhất trong công ty, nhân viên kinh doanh thực hiện tìm
kiếm khách hàng, nghiên cứu thị trường thu thập thông tin trong và ngoài nước để:
- Tìm kiếm khách hàng mới - Tổ chức dịch vụ khách hàng - Quảng cáo, khuyến mãi
- Tổ chức triển khai và thực hiện kế hoạch sau khi kế hoạch đã được phê duyệt
- Kiểm soát các mối quan hệ với khách hàng , soạn thảo văn bản, các hợp đồng kinh tế giúp Giám đốc ký kết hợp đồng kinh doanh, xây dựng kế hoạch và chiến lược tiếp thị
của công ty
- Ký kết các hợp đồng vận chuyển, bốc xếp …
- Tổ chức thống kê, tổng hợp báo cáo thực hiện kế hoạch -> Điểm mạnh: Với cơ cấu tổ chức hiện giờ công ty có một số lợi thế:
- Mọi việc đều do giám đốc xem xét và ký sẽ hạn chế tối đa được sai sót. Tránh được
rủi ro trong việc nhân viên lạm dụng quyền hạn.
- Các phòng ban quan hệ ngang cấp quản lý lẫn nhau nhằm nhất quán về công việc.
Nhận ra và giải quyết sai sót một cách nhanh và kịp thời nhất. Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
- Mỗi phòng ban đảm nhiệm công việc riêng. Giải quyết công việc nhanh nhất và hiệu quả nhất
-> Điểm yếu: Giám đốc quản lý và quyết định mọi hoạt động của công ty điều này làm vai trò và quyền hạn của các trưởng phòng bị hạn chế. Không phát huy được hết khả năng của những nhân viên
quản lý
2.2.3.2 Văn hóa tổ chức
Từ khi thành lập đến nay, hình ảnh công ty TNHH Vận T ải Biển Minh Nguyên
đã gắn với một môi trường trẻ, đoàn kết, năng động, nơi mà mỗi thành viên đều có thể
phát huy tính sáng tạo, kỹ năng tổ chức trong mọi hoạt động. Có đặc thù thường xuyên
làm việc với nhiều đối tác khách hàng nên công ty luôn chú trọng vào văn hóa giao
tiếp. Trải qua thời gian, đã tạo cho chính mình môi trường và nét văn hoá rất riêng
Ở công ty, văn hoá được hiểu theo nghĩa rộng, nghĩa là trong mọi hoạt động của
đời sống công ty, trong cũng như ngoài công việc. Có thể tạm chia thành hai loại: văn
hoá “làm” và văn hoá “chơi”.
Văn hoá “làm” được thể hiện trong các hoạt động chính thức của công ty. Đó
chính là những chuẩn mực trong công việc, là các giá trị cốt lõi như “tận tụy với khách
hàng”, “tôn trọng tự do dân chủ”, “khuyến khích chủ động sáng tạo”, “con người là sức
mạnh cốt lõi”,… Những nguyên tắc, chuẩn mực này quy định và điều hoà mọi hoạt
động kinh doanh của công ty.
Văn hoá “chơi” được thể hiện trong các hoạt động ngoại khoá (phong trào),
không liên quan trực tiếp đến kinh doanh nhưng có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong
việc gắn kết mọi người, giải toả sức ép, rèn luyện thân thể và tinh thần. Qua các hoạt
động này mọi người nhanh chóng hoà nhập và gắn kết với nhau, thể hiện được sự thân thiện gần gũi giữa lãnh đạo và nhân viên của công ty. Công ty nhận thức rằng, để duy
trì một tốc độ tăng trưởng lớn, có một sơ đồ tổ chức tốt đến đâu cũng chưa đủ. Mà phải tạo một môi trường văn hoá “ngoài kinh doanh” phong phú, rộng mở là không thể
thiếu. Đó cũng là điểm khác biệt của công ty
-> Điểm mạnh: Công ty luôn luôn quan tâm chú trọng đến đời sống nhân viên giúp
nhân viên tin tưởng, gắn bó và nỗ lực hết mình với công ty. -> Điểm yếu: Công ty chưa thường xuyên tổ chức các hoạt động du lịch để giúp nhân viên giải tỏa áp lực tinh thần
2.2.3.3 Marketing
Công việc Marketing không chỉ đơn thuần là hoạt động tiếp thị và bán hàng mà nó còn nhiều hoạt động khác như khảo sát thị trường, tìm hiểu nhu cầu khách hàng… làm sao để biết và hiểu rõ khách hàng thật tốt sao cho sản phẩm hoặc dịch vụ thích hợp nhất với người đó, và kết quả cuối cùng là bán được nhiều dịch vụ và mang lại
nhiều doanh thu.
Công việc Marketing thự c tế ở công ty được triển khai nhằm duy trì hình ảnh
của công ty trong lòng khách hàng. Các hoạt động quảng cáo, chăm sóc khách hàng,
bán dịch vụ… được công ty tổ chức xậy dựng một cách cụ thể.
-> Điểm yếu: Nguồn ngân sách đầu tư cho hoạt động Marketing củ a công ty còn hạn
hẹp.
2.3 Phân tích tình hình hoạt động của công ty ty
2.3.1 Tổng quan về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty kinh doanh của công ty
Kinh nghiệm 6 năm hoạt động trong lĩnh v ực giao nhận với nguồn nhân lực
dồi dào, quy trình quản lý và cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp công ty đã ph ần nào gây
dựng được uy tín và chỗ đứng riêng cho mình trên thị trường giao nhận tại khu vực
thành phố Hồ Chí Minh. Không ngừng hoàn thiện mình đ ển đáp ứng tốt nhất mọi nhu
cầu dịch vụ của khách hàng để trở thành một công ty cung cấp dịch vụ giao nhận và các
dịch vụ liên quan đến giao nhận lớn ở khu vực công ty đang hoạt động. Nhìn chung
tình hình hoạt động kinh doanh của công ty tương đối tốt. Công ty luôn luôn nỗ lực
cung cấp cho khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất để làm sao tốt thiểu hoá chi phí và
tối đa hoá lợi nhuận.
2.3.2 Kết quả kinh doanh của công ty doanh của công ty năm 2009, năm 2010 và năm 2011
Với sự nỗ lực của toàn bộ đội ngũ nhân viên trong công ty đ ể nâng cao hoạt
động của công ty, đẩy mạnh và phát triển hoạt động kinh doanh về cả số lượng cũng như là chất lượng. Đưa các dịch vụ của công ty trở nên uy tín với khác hàng. Từ việc nâng cao và mở rộng hoạt động công ty đã đ ạt được kết quả khả quan như sau: dựa vào bảng báo cáo kết quả kinh doanh trong ba năm 2009, năm 2010 và 2011
Đơn vị: đồng
SV: Nguyễn Thị Ngọc Bích
- 28 - Chỉ tiêu Mã số Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 So sánh 2010-2011 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 1 3.584.445.277 4.198.572.473 4.965.156.751 766.584.278 8,37% 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 2
3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 10 3.584.445.277 4.198.572.473 4.965.156.751
Bảng 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty ( Nguồn từ phòng kế toán) 5000000000 4500000000 4000000000 3500000000 3000000000 25000000 00 20000000 00 15000000 00 10000000 00 5000000 00 0 doanh thu chi phí lợi nhuận năm2009năm
2010 năm2011
Biểu đồ 2.3: Kết quả kinh doanh của công ty
SV: Nguyễn Thị Ngọc Bích - 29 - 11. Thu nhập khác 31 12. Chi phí khác 32 13. Lợi nhuận khác 40
Phân tích:
Qua bảng số liệu ở trên ta thấy doanh thu và lợi nhuận của công ty tăng liên tục từ năm 2009 đến năm 2011
Năm 2010 + Về doanh thu: Mức doanh thu của doanh nghiệp là 4.198.572.473 vnđ. Con số
này được đánh giá là không cao so với những doanh nghiệp kinh doanh trong lĩn h vực giao nhận. Nhưng đây là tình tr ạng chung của tất cả các doanh nghiệp trong ngành cũng như các doanh nghiệp Việt Nam nói chung. Đây là ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Khủng hoảng kinh tế làm ảnh hưởng đến các hoạt động xã hội. Người
dân cắt giảm tiêu dùng chỉ mua những sản phẩm dịch vụ cần thiết cho đời sống dẫn đến