5. Kết cấu đề tài
1.1.7.2 Giá dịch vụ (price)
Giá là yếu tố tác động mạnh mẽ tới sự lựa chọn của khách hàng, từ sản phẩm
dịch vụ tới nhà cung cấp. Giá tác động như một yếu tố quyết định tới khách hàng sử
dụng. Chính vì thế mà hầu hết các doanh nghiệp đều cố gắng chủ độn g trong việc xác định giá. Việc tăng giá sẽ làm mất lòng tin hay gây trở ngại cho việc cung cấp dịch vụ trong tương lai, dù chi phí đầu vào rất dễ tăng lên. Bởi lẽ không phải khách hàng nào cũng hiểu đúng việc thay đổi giá. Quyền lựa chọn nằm trong tay khách hàng. Doanh số của công ty cũng phụ thuộc vào nhu cầu và sự lựa chọn của khách hàng.
Trong kinh tế, giá cả là giá trị dưới dạng bằng tiền của hàng hoá, dịch vụ. Theo
ý nghĩa thực tế, giá cả là số tiền trả cho một số lượng hàng hoá, dịch vụ nào đó.
- Đối với người mua, giá cả là khoản tiền họ phải trả để được quyền sử dụng/sở hữu
sản phẩm.
- Đối với người bán, giá cả là khoản thu nhập mà họ nhận được nhờ việc đáp ứng nhu
cầu của khách hàng.
- Đối với người làm Marketing, giá cả có các ý nghĩa sau đây:
+ Thứ nhất, giá cả là biến số Marketing duy nhất mang lại doanh thu cho doanh nghiệp.
Các biến số Marketing khác khi được thực thi đều phải chịu chi phí bỏ ra.
+ Thứ hai, quyết định về giá cả có tác động nhanh chóng đến thị trường, tác động đến
doanh thu, chi phí, lợi nhuận, thị phần và tính cạnh tranh của sản phẩm. Quyết định về
giá là một quyết định có tầm quan trọng nhất trong các quyết định kinh doanh. Để đảm
bảo giá của dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp phù hợp với thực tế thị trường, bất cứ
lúc nào doanh nghiệp cũng phải sẵn sàng đánh giá và xem xét lại mức giá dịch vụ của
mình để duy trì tính cạnh tranh, sống sót và tăng trưởng trong thị trường luôn nhiều đổi
mới như hiện nay.
Việc xác định giá trong dịch vụ phải căn cứ vào giá trị đích thực mà dịch vụ đó
mang lại cho khách hàng và được định trong viễn cảnh của thị trường. Quá trình xác
định giá cả trong dịch vụ phải được xem xét giữa ba góc độ: Chi phí của người cung
cấp, tình hình trên thị trường và giá mà khách hàng chấp nhận