5. Kết cấu đề tài
1.1.7.3 Kênh phân phối (place)
Trong Marketing hệ thống kênh phân phối là các cá nhân, các tổ chức kinh
doanh độ c lập hay các phương tiện, công cụ trung gian có nhiệm vụ chuyển hàng
hoá/dịch vụ từ trạng thái sản xuất đến thị trường tiêu thụ, để đáp ứng yếu tố “sẵn sàng”
đến người mua cuối. Kênh phân phối là những phương cách được nhà sản xuất/nhà
cung cấp quyết định và chọn lọc để đưa hàng hoá sản phẩm và dịch vụ ra thị trường
mục tiêu sao cho hiệu quả nhất với chi phí thấp nhất.
Doanh nghiệp sản xuất ra rất nhiều sản phẩm, nhưng lại không biết làm sao để
đưa sản phẩm ra thị trường. Thậm chí, nếu không có “chiến lược đi vào thị trường cụ
thể”, họ còn thấy rằng tiền dùng cho việc sản xuất còn không tốn bằng tiền để đưa sản phẩm ra thị trường. Đó chính là vấn đề về thiết lập và lựa chọn đúng kênh phân phối
Những kiểu kênh phân phối trong Marketing: Kênh truyền thống có 4 mô hình
phân phối cơ bản:
- Kênh trực tiếp: NSX – người tiêu dùng.
- Kênh 1 cấp: NSX- Siêu thị/cửa hàng/ Nhà bán lẻ - người tiêu dùng
- Kênh 2 cấp: NSX - Nhà phân phối chín h - siêu thị/cửa hàng/ Nhà bán lẻ – người tiêu dùng - Kênh 3 cấp: NSX - Nhà phân phối chính - Nhà bán sỉ - siêu thị/cửa hàng/ Nhà bán lẻ – người tiêu dùng. Trước đây chỉ có một
vài phương pháp phân phối như : qua nhân viên bán hàng
trực tiếp, qua nhà phân phối chính, qua nhà bán sỉ, bán lẻ thì ngày nay xuất hiện thêm
rất nhiều phương thức mới như: 1. Mạng nội bộ 2. Thư điện tử 3. Đấu giá 4. Nhà phân phối chính 5. Người bán lại 6. Trang Web 7. Fax
8. Đối tác kinh doanh 9. Đại lý
10. Đại lý tiếp thị từ xa, nhân viên tiếp thị từ xa
Kênh phân phối thường được sử dụng trong dịch vụ có hai kênh:
- Một là kênh phân phối trực tiếp: Người cung cấp dịch vụ -> khách hàng
- Hai là kênh phân phối gián tiếp: Người cung cấp dịch vụ -> đại lý mô giới (hoặc đại
lý người bán -> đại lý người mua) -> khách hàng Vai trò của kênh phân phối:
Thu thập thông tin qua quá trình tiếp xúc với khách hàng từ đó giúp nhà sản
xuất có những chiến lược phù hợp.
Thiết lập mối quan hệ, tạo dựng và duy trì mối quan hệ với những người mua
tiềm ẩn.
Kích thích tiêu thụ và quảng bá sản phẩm dịch vụ.
Tổ chức lưu thông, vận chuyển, bảo quản và dự trữ hàng hóa.
Đảm bảo chi phí, tìm kiếm và sử dụng nguồn vốn để bù đắp các chi phí hoạt động của kênh. Chấp nhận rủi ro và gánh chịu trách nhiệm về hoạt động của kênh.