5. Kết cấu đề tài
1.2.3. Vai trò của dịch vụ giao nhận
Thương mại quốc tế phát triển kéo theo sự phát triển của các lĩnh vực liên quan,
đó là vận tải quốc tế và dịch vụ giao nhận hàng hoá quốc tế. Giữa vận tải quốc tế và
dịch vụ giao nhận hàng hoá quốc tế lại có m ối quan hệ hữu cơ với nhau. Ngành giao
thông vận tải quốc tế phát triển tạo thuận lợi cho các nhà giao nhận và thúc đẩy sự phát
triển của dịch vụ này. Ngược lại dịch giao nhận hàng hoá càng phát triển cũng đòi hỏi
vận tải quốc tế cũng phải có sự phát triển theo để đáp ứng được nhu cầu của người giao
nhận. Ngày nay, người làm dịch vụ giao nhận vừa là nhà vận tải đa phương thức, vừa là nhà tổ chức của vận tải. Họ phải lựa chọn phương tiện vận tải, quãng đường vận tải thích hợp, người vận tải phù hợp hoặc đứng ra trực tiếp chuyên chở hay tổ chức hay tổ chức quá trình vận tải của toàn chặng với nhiều phương tiện vận tải, đi qua nhiều quốc gia khác nhau và chịu trách nhiệm trực tiếp với người gửi hàng. Chính nhờ dịch vụ giao nhận hàng hoá quốc tế mà người gửi hàng chỉ phải đến một cửa, ký một hợp đồng với người giao nhận là hàng hoá được vận chuyển từ người xuất khẩu tới người nhập khẩu với một mức giá hợp lý. Người xuất khẩu và người nhập khẩu không phải lo lắng
về vấn đề vận chuyển mà chỉ phải tập trung vào quá trình sản xuất cũng như tiêu thụ
sản phẩm. Như vậy sự phát triển của dịch vụ giao nhận hàng hoá quốc tế đã thúc đẩy quá trình lưu thông hàng hoá trên thị trường quốc tế, làm giảm chi phí lưu thông (nếu để người xuất khẩu và người
nhập khẩu tự làm công việc này thì chi phí sẽ cao do họ
không am hiểu và có nghiệp vụ cao như người giao nhận), tăng sức cạnh tranh cho
hàng hoá.
Phát triển kinh doanh d ịch vụ giao nhận vận ở nước ta có một ý nghĩa hết sức
quan trọng, góp phần đẩy nhanh tốc độ giao lưu hàng hoá xuất nhập khẩu với các nước
trên thế giới, tạo điều kiện đơn giản hoá chứng từ, thủ tục thương mại, hải quan và các
thủ tục pháp lý khác, hấp dẫn các bạn hàng nước ngoài có quan hệ kinh doanh với các
doanh nghiệp trong nước, làm cho hàng hoá Việt Nam trở nên cạnh tranh hơn, tăng
nguồn thu ngoại tệ cho đất nước. Điều đó có nghĩa là dịch vụ giao nhận hàng hoá góp
phần không nhỏ vào sự tăng trưởng của một quốc gia. Trước đây, người giao nhận chỉ làm các công việc mà nhà xuất nhập khẩu uỷ
thác như làm thủ tục hải quan, xếp dỡ, thuê tàu, lo liệu vận tải nội địa,… Song cùng với
sự phát triển của thương mại quốc tế, vai trò của người giao nhận đã được mở rộng ra.
Bên cạnh các dịch vụ truyền thống, ngày nay, các nhà kinh doanh dịch vụ giao nhận
còn cung cấp dịch vụ trọn gói về toàn bộ quá trình vận tải và phân phối hàng hoá, được
gọi là dịch vụ logistics