Phân tích chi phí sử dụng vốn tại công ty qua các năm 2005-2007

Một phần của tài liệu Phân tích cấu trúc vốn và chí phí sử dụng vốn nhằm đưa ra các biện pháp giảm thấp chi phí sử dụng vốn và tái cấu trúc vốn tại công ty cổ phần nha trang seafoods f17 (Trang 82 - 117)

4. MỤC ĐÍCH VÀ MỤC TIÊU CỤ THỂ CỦA ĐỀ TÀI

2.4.3. Phân tích chi phí sử dụng vốn tại công ty qua các năm 2005-2007

Chi phí sử dụng nợ vay có liên quan đến lợi ích của tấm chắn thuế từ lãi vay nên nó có quan hệ mật thiết đến thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp mà công ty phải chịu ở các năm qua. Đồng thời, để tính chi phí sử dụng vốn bình quân (WACC) thì chi phí sử dụng nợ phải được tính sau thuế thu nhập doanh ngiệp. Do

đó, trước khi tính toán đến chi phí sử dụng nợ vay, ta cần xem xét đến thuế thu nhập doanh nghiệp mà công ty đã nộp qua 3 năm 2005-2007.

Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp: Năm 2004 công ty được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp. Năm 2005 và 2006, công ty được miễn giảm 20% thuế suất đối với doanh thu xuất nhập khNu và được giảm 50% thuế suất thuế thu nhập. Với những điều kiện trên, công ty đã phải chịu thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp các năm là : năm 2005 là 0%, năm 2006 là 6,6%, năm 2007 là 6,4%.

Với lãi vay hàng năm công ty phải trả theo như các báo cáo tài chính mà ta không thể biết được từng khoản mục vay phải trả lãi là bao nhiêu? Đối với nợ ngắn hạn, nợ dài hạn phải trả riêng từng phần lãi vay là bao nhiêu trong tổng lãi vay phải trả hằng năm đó của công ty? Do đó, không thể tính được chính xác chi phí sử dụng từng khoản nợđược, vì vậy để dơn giản hơn trong cách tính toán, ta dùng cách tính chi phí lãi vay chung cho cả nợ ngắn và dài hạn, rồi áp dụng lãi suất đó cho khoản nợ trong cấu trúc vốn của công ty. Cách tính này sẽ có sự sai lệch so với thực tế của từng khoản vay đặc biệt là lãi suất vay dài hạn vì lãi suất vay dài hạn luôn cao hơn vay ngắn hạn nhưng đối với tình hình của công ty Cổ Phần Nha Trang Seafood-F17 thì ta có thể áp dụng được do nợ dài hạn trong tổng nợ của công ty là rất nhỏ, chiếm chưa đến 2%, còn trong cấu trúc vốn thì nợ dài hạn cũng chỉ chiếm tối đa 5,6% tổng nợ. Do đó, với cách tính này, cách tính chủ yếu cho chi phí sử dụng nợ ngắn hạn, thì vẫn hợp lý và có phần đơn giản hơn.

Với những lý giải trên, ta tính chi phí sử dụng nợ trước thuế của công ty qua các năm bằng cách lấy lãi vay qua các năm chia (/) cho tổng nợ của công ty qua các năm. Bảng số liệu tính toán như sau:

BNG 2.13. CHI PHÍ S DNG N CA CÔNG TY QUA CÁC NĂM NĂM NĂM NĂM 2006-2005 2007-2006 CH TIÊU 2005 2006 2007 GIÁ TR N % TRGIÁ N % N (DEBT) (trđ) 35.356 50.309 30.336 14.953 42,29 -19.973 -39,70 LÃI VAY (trđ) 5.801 10.710 11.815 4.909 84,62 1.105 10,32 CHI PHÍ S DNG N (rD) 2,54% 4,37% 6,06% 1,8% 72,05 1,70% 38,84 THU SUT THU TNDN 0% 6,6% 6,4% 6,6% - -0,2% -2,66 CHI PHÍ S DNG N SAU THU(r*D) 2,54% 4,08% 5,67% 1,54% 60,70 1,59% 39,10 0% 1% 2% 3% 4% 5% 6% 7% 2005 2006 2007 NĂM

CHI PHÍ S DNG N (rD) CHI PHÍ S DNG N SAU THU(r*D)

ĐỒ THN 2.8. S BIN ĐỘNG CA CHI PHÍ S DNG N VAY

Qua bảng số liệu và đồ thị trên trên ta thấy chi phí sử dụng nợ vay của công ty tăng liên tục qua các năm. Năm 2005 chi phí sử dụng nợ vay trước thuế (rD) và sau thuế (r*D) là 2,54% đến năm 2006 rD đã tăng lên 4,37% cùng với đó là sự tăng lên của chi phí sử dụng nợ sau thuế là 4,08%. Và xu hướng này lại tiếp tục vào năm 2007 với rD là 6,06% và r*D là 5,67%.

Sự biến động tăng liên tục của chi phí sử dụng nợ vay qua các năm như vậy là do lãi vay phải trả của công ty tăng liên tục qua các năm. Năm 2005 lãi vay chỉ là 5.801 triệu đồng nhưng đến năm 2006 đã tăng lên 10.710 triệu đồng tức tăng

84,62% so với 2005 và tiếp tục tăng thêm 10,32% vào năm 2007 tức lên 11.815 triệu đồng.

So với lãi suất vay trung và dài hạn trên thị trường các năm vừa qua là từ 8%

đến 9% thì chi phí sử dụng nợ của công ty là khá thấp. Đây có thể xem là bất lợi cho công ty hay không ta sẽ xem xét tiếp tục đến những phần sau.

2.4.3.2. Chi phí s dng vn c phn

Trong phần cơ sở lý luận về chi phí sử dụng vốn cổ phần, có nhiều cách tính chi phí sử dụng vốn cổ phần như mô hình DCF hay mô hình CAPM nhưng để sử

dụng được các mô hình này thì cần phải có đầy đủ những dữ liệu đầu vào như Giá thị trường của cổ phiếu, phần bù rủi ro hay hệ số β nhưng với tình hình thực tế của công ty là cổ phiếu chủ yếu giao dịch nội bộ, chưa được định giá trên thị trường nên không xác định được giá thị trường của cổ phiếu, khó tính toán được hệ số β, hay phần bù rủi ro của cổ phiếu công ty, nên ta không thể dùng được những cách trên để

tính chi phí cổ phần được.

Nhưng với quan niệm chi phí sử dụng vốn cổ phần là “lãi vay của những người chủ doanh nghiệp vay tiền của chính họ để đầu tư” thì ta dễ dàng tính được chi phí sử dụng vốn cổ phần bằng cách:

Chi phí s dng vn c phn = Li nhun sau thuế(EAT) / Vn c phn BNG 2.14. CHI PHÍ S DNG VN C PHN ĐVT: Triu đồng NĂM NĂM NĂM 2006-2005 2007-2006 CH TIÊU 2005 2006 2007 GIÁ TR N % GIÁ TR N % LỢI NHUẬN

SAU THUẾ(EAT) 36.656 25.926 33.838 -10.729 -29,27 7.912 30,52

VỐN CỔ PHẦN 79.323 93.925 105.490 14.602 18,41 11.565 12,31

CHI PHÍ S DNG

46,21% 32,08% 27,60% - 20.000 40.000 60.000 80.000 100.000 120.000 2005 2006 2007 NĂM T R IU Đ Ồ N G 0,00% 5,00% 10,00% 15,00% 20,00% 25,00% 30,00% 35,00% 40,00% 45,00% 50,00%

LỢI NHUẬN SAU THUẾ(EAT) VỐN CỔ PHẦN CHI PHÍ SỬ DỤNG VỐN CỔ PHẦN(rE)

ĐỒ THN 2.9. BIN ĐỘNG CHI PHÍ S DNG VN

Với cách tính trên ta đã có chi phí sử dụng vốn cổ phần qua các năm như

bảng trên. Qua những số liệu ấy và đồ thị trên, ta có thể đưa ra nhận xét ban đầu là chi phí sủ dụng vốn có xu hướng giảm qua các năm.

Năm 2005, với lợi nhuận sau thuế (EAT) đạt 36.656 triệu đồng và vốn cổ

phần là 79.323 triệu đồng thì chi phí sủ dụng vốn cổ phần là 46,21%. Một tỷ lệ khá cao, với ý nghĩa là với 100 đồng vốn cổ phần mà các ông chủ doanh nghiệp bỏ ra sẽ

thu lại được 46,21 đồng lợi nhuận.

Đến năm 2006, chi phí sử dụng vốn (tỷ suất sinh lời) giảm hơn 40% chỉ còn 27,6%. Nguyên nhân của sự tụt giảm này là do năm 2006 là năm mà chi phí đầu vào của công ty tăng mạnh do giá nguyên liệu đầu vào cho hoạt động chế biến thủy hải sản xuất khNu của công ty tăng vì lý do thiên tai, dịch bệnh diễn ra liên tục, chính vì lẽ đó đã làm cho lợi nhuận sau thuế giảm mạnh từ 36.656 triệu đồng năm 2005 xuống còn 25.926 triệu đồng, giảm 29,27%, bên cạnh đó trong năm 2006 công ty đã tăng vốn cổ phần từ 79.323 triệu đồng năm 2005 lên 93.925 triệu đồng nam 2006 tức tăng 14.602 triệu đồng tương ứng 18,41%. Chính sự tăng giảm ngược chiều như

vậy của 2 yêu tố tỷ lệ nghịch với nhau này đã dẫn đến sự sụp giảm tỷ suất sinh lợi của nhà đầu tư hay chính là chi phí sử dụng vốn cổ phần.

Năm 2007, chi phí sử dụng vốn của công ty tăng lên 32,08% so với năm 2006 tăng thêm 4,47%. Nguyên nhân của sự biến động này chính là sự gia tăng tỷ lệ

lợi nhuận sau thuế cao hơn vốn cổ phần. So với năm 2006, lợi nhuận sau thuế tăng 30,52% trong khi vốn cỏ phần chỉ tăng thêm 12,31%. Nhưng sự gia tăng của chi phí sử dụng vốn năm 2007 vẫn không thể đưa tỷ suất sinh lời vốn cổ phần của công ty trở về thời điểm cuối năm 2005 là 46,21%. Chính vì thế mà ta có thể khảđịnh lại là chi phí sử dụng vốn của công ty có xu hướng giảm trong giai đoạn vừa qua. Nhưng nếu xét từ thời điểm 2006, 2007 thì chi phí sử dụng vốn đang có xu hướng tang lên lại trong các năm đến.

2.4.3.3. Chi phí s dng vn bình quân (WACC)

Ta có công thức tính Chi phí sử dụng vốn bình quân WACC như sau:

WACC = (WD x rD) + (WE x rE)

Với những số liệu tính toán được từ các báo cáo tài chính, cùng với Chi phí sử dụng vốn cổ phần và nợ vay trong cấu trúc vốn, ta có bảng tính WACC sau:

BNG 2.15. CHI PHÍ S DNG BÌNH QUÂN WACC QUA CÁC NĂM

NĂM WD WE rD rE WD rD WErE WACC

2005 30,83% 69,17% 2,54% 46,21% 0,78% 31,96% 32,75% 2006 34,88% 65,12% 4,08% 27,60% 1,42% 17,97% 19,40% 2007 22,33% 77,67% 5,67% 32,08% 1,27% 24,92% 26,18%

Trong đó

- Tỷ trọng nợ dài hạn: WD - Chi phí sử dụng vốn vay dài hạn: rD - Tỷ trọng vốn cổ phần: WE - Chi phí sử dụng vốn cổ phần: rE

Qua bảng phân tích trên, ta nhận thấy chi phí sử dụng vốn bình quân của năm 2005 là cao nhất với 32,75%. Nhưng có phải vì năm 2005 công ty được miễn 100% thuế thu nhập doanh nghiệp nên làm cho chi phí sử dụng vốn bình quân cao hơn các năm trước? Ta thử giảđịnh điều ngược lại là nếu 2 năm 2006 và 2007 công ty cũng

được miễn 100% thuế thu nhập doanh nghiệp như năm 2005 thì như thế nào? Ta có bảng số liệu sau:

BNG 2.16. Chi phí s dng vn bình quân WACC các năm 2005-2007 vi giả định thuế Thu nhp doanh nghip là như nhau (được min 100%)

NĂM WD WE rD rE WD rD WErE WACC

2005 30,83% 69,17% 2,54% 46,21% 0,78% 31,96% 32,75%

2006 34,88% 65,12% 4,37% 27,60% 1,52% 17,97% 19,50% 2007 22,33% 77,67% 6,06% 32,08% 1,35% 24,92% 26,27%

Qua bảng trên, ta vẫn nhận thấy sự thay đổi của chi phí sử dụng vốn bình quân là không nhiều, như năm 2006 tăng lên chút ít từ 19,40% lên 19,5% và năm 2007 từ 26,18% tăng lên 26,27%. Với thuế suất thuế thu nhập được ưu đãi như các năm gần đây thi ảnh hưởng của thuế thu nhập doanh nghiệp lên chi phí sử dụng vốn bình quân là không đáng kể.

Bây giờ, ta thử giả định là trong cả 3 năm công ty đều phải chịu một mức thuế bình thường là 28% thì khi đó chi phí sử dụng vốn bình quân sẽ là:

BNG 2.17. Chi phí s dng vn bình quân WACC các năm 2005-2007 vi giả định thuế Thu nhp doanh nghip là như nhau (28%/năm)

NĂM WD WE rD rE WD rD WErE WACC

2005 30,83% 69,17% 1,83% 46,21% 0,56% 31,96% 32,53% 2006 34,88% 65,12% 3,14% 27,60% 1,10% 17,97% 19,07% 2007 22,33% 77,67% 4,37% 32,08% 0,97% 24,92% 25,89%

Nếu như các năm vừa qua công ty chịu thuế suất bình thường là 28% thì chi phí sử dụng vốn bình quân của công ty sẽ nhỏ hơn hiện nay khoảng 2%/năm. Nhưng như cả 3 bẳng số liệu trên ta có thể khẳng định được rằng năm 2005 là năm có chi phí sử dụng vốn bình quân cao nhất trong 3 năm, lý do thật dễ nhận thấy là năm 2005 tỷ trọng nợ trong cấu trúc vốn là nhỏ nhất, đồng thời chi phí sử dụng vốn cổ phần là cao nhất với 46,21%%. Đồng thời, xét đến xu hướng biến động thì WACC có xu hướng giảm, với sự tụt giảm mạnh mẽ vào năm 2006 (WACC = 24,91%), do năm 2006 chi phí sử dụng vốn cổ phần giảm mạnh như ta đã phân tích

ở trên, đến năm 2007 tuy WACC tăng lên lại nhưng vẫn không thể bằng được năm 2005.

Cùng với những số liệu trên ta có thể nhận thấy sựảnh hưởng các các yếu tố

lên chi phí sử dụng vốn bính quân là khôn đều nhau với công ty F17. Ta thấy, chi phí sử dụng nợ của công ty trong cấu trúc vốn là rât thấp so với chi phí sử dụng vốn cổ phần, đồng thời tỷ trọng nợ trong cấu trúc vốn so với vốn cổ phần cũng khá khiêm tốn chỉ chiếm khoản 34% so với vốn cổ phần là trên 66%. Chính những yếu tố này mà chi phí sử dụng vốn vình quân phụ thuộc chặt chẽ vào sự biến động của chi phí sử dụng vốn cổ phần. Mà với cách tính chi phí sử dụng vốn cổ phần ta sử

dụng trong bài thì chi phí sử dụng vốn bình quân phụ thuộc nhiều vào lợi nhuận sua thuế mà công ty đạt được qua các năm cũng như vốn cổ phần tăng giảm qua các năm của công ty.

Như vậy, chi phí sử dụng vốn cùng với cấu trúc vốn năm thay đổi đã tác

động đến thu nhập của chủ sở hữu như thế nào? Để biết được điều này chúng ta tiếp tục phân tích tác động của cấu trúc vốn đến thu nhập và rủi ro của chủ sở hữu.

2.5. PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CA CU TRÚC VN LÊN EBIT, EPS VÀ

GIÁ TRN DOANH NGHIP

Trước khi phân tích tác động của cấu trúc vốn đến thu nhập và rủi ro của chủ

sở hữu ta sẽ xem xét tình hình hoạt động của Doanh nghiệp để xem Doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả cấu trúc vốn như hiện nay hay không? Bởi vì kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh được phản ánh qua tỉ suất sinh lời trên tổng tài sản, cho nên trước tiên chúng ta cần phải biết tỉ suất sinh lời này của Doanh nghiệp như

thế nào?

2.5.1. Phân tích t sut sinh li trên tng tài sn

Với cấu trúc như trên, tỉ suất sinh lợi trên tổng tài sản của Công ty qua các năm gần đây như sau:

BNG 2.18. T SUT SINH LI TRÊN TNG TÀI SN QUA CÁC NĂM ĐVT: Triu đồng NĂM NĂM NĂM 2006-2005 2007-2006 CH TIÊU 2005 2006 2007 GIÁ TR N % GIÁ TR N % LNTT VÀ

LÃI VAY (EBIT) 42.457 38.469 47.976 -3.989 -9,40 9.507 24,71

LNST (EAT) 36.656 25.926 33.838 -10.730 -29,27 7.912 30,52 TNG TÀI SN 114.679 144.234 135.826 29.555 25,77 -8.408 -5,83 EBIT/ TNG TS 37,02% 26,67% 35,32% -10,35% -27,96 8,65% 32,43 EAT/ TNG TS 31,96% 17,97% 24,91% -13,99% -43,77 6,94% 38,60 0 20.000 40.000 60.000 80.000 100.000 120.000 140.000 160.000 2005 2006 2007 NĂM T R IU Đ Ồ N G 0% 5% 10% 15% 20% 25% 30% 35% 40%

LNTT VÀ LÃI VAY(EBIT) LNST(EAT) TỔNG TÀI SẢN EBIT/ TỔNG TS EAT/ TỔNG TS

ĐỒ THN 2.10. PHÂN TÍCH BIN ĐỘNG CA T SUT SINH LI

Qua bảng số liệu và đồ thị trên ta thấy tình hình hoạt động của công ty khá tốt với chỉ tiêu lợi nhuận luôn dương, công ty hoạt động luôn có lời và chỉ tiêu này có sự biến động giảm vào năm 2006.

Năm 2005, tỷ suất sinh lời trước thuế và lãi vay trên tổng tài sản là 37,02%,

điều này có nghĩa là nếu công ty đầu tư 100 đồng thì công ty sẽ thu được 37,02

đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay. Đây là một con số khá cao, thể hiện khả năng kinh doanh của công ty khá tốt. Nếu loại thuế và lãi vay ra khỏi lợi nhuận thì tỷ suất sinh lời cũng còn 31,96% một con số thể hiện tình trạng “sức khỏe” của công ty là tốt.

Năm 2006 là một năm chứng kiến sự biến động ngược chiều của các yếu tố

29.555 triệu đồng tương ứng tăng 25,77% so với năm 2005 thì lợi nhuận trước thuế

và lãi vay giảm 9,4% tương ứng giảm 3.989 triệu đồng và sự tụt giảm nghiêm trọng hơn của lợi nhuận sau thuế(EAT), so với 2005 EAT giảm 29,27% tương ứng giảm 10.730 triệu đồng. Chính sự biến động này đã làm cho tỷ suất sinh lời của EBIT trên tổng tài sản giảm đi 27,96% chỉ còn 26,67% cùng với đó kéo theo tỷ suất sinh lời của EAT trên tổng tài sản đã giảm đi 43,77% chỉ còn 17,97%.

Năm 2007 có sự biến động ngược lại so với năm 2006, tức là tổng tài sản giảm 8.408 triệu đồng còn EBIT tăng 9.507 triệu đồng và EAT tăng 7.912 triệu

đồng. Chính biến động này đã kéo tỷ suất sinh lời của EBIT trên tổng tài sản lên

Một phần của tài liệu Phân tích cấu trúc vốn và chí phí sử dụng vốn nhằm đưa ra các biện pháp giảm thấp chi phí sử dụng vốn và tái cấu trúc vốn tại công ty cổ phần nha trang seafoods f17 (Trang 82 - 117)