Chi phí sử dụng vốn bình quân (WACC)

Một phần của tài liệu Phân tích cấu trúc vốn và chí phí sử dụng vốn nhằm đưa ra các biện pháp giảm thấp chi phí sử dụng vốn và tái cấu trúc vốn tại công ty cổ phần nha trang seafoods f17 (Trang 41 - 43)

4. MỤC ĐÍCH VÀ MỤC TIÊU CỤ THỂ CỦA ĐỀ TÀI

1.3.2. Chi phí sử dụng vốn bình quân (WACC)

1.3.2.1. Khái nim

Chi phí sử dụng vốn bình quân là chi phí mà nhà đầu tư phải trả cho việc sử

dụng một cấu trúc vốn hoặc một cấu trúc tài chính để tài trợ cho một quyết định đầu tư của nhà đầu tư hay nội cách khác chi phí sử dụng vốn bình quân là lãi suất chiết khấu phản ánh chi phí sử dụng vốn của các nhà tài trợ cá thểđược gia quyền bởi tỷ

trọng của từng nguồn trong cấu trúc tài chính hay cấu trúc vốn của Doanh nghiệp. WACC = wD rD + wp rp + wE rE + wne rne

WACC cũng là tỷ suất sinh lời chung mà Công ty cần phải đạt được để duy trì giá cổ phiếu của Công ty. Vì vậy WACC của một Công ty cũng phản ánh chung rủi ro và cấu trúc vốn mục tiêu của những tài sản hiện hữu của Công ty.

1.3.2.2. Mi quan hgia WACC vi cu trúc vn

Để thấy được mối quan hệ giữa WACC với cấu trúc vốn ta xem xét cấu trúc vốn và WACC của một Công ty với những thay đổi sau :

CTTC (%) rD rE WACC NVCP (%) (%) (%) 0 100 6 16 16 10 90 6 16 15 20 80 6 17 14,8 30 70 7 18 14,7 40 60 8 18 14 50 50 9 20 14,5 60 40 10 22 14,8 70 30 12 25 15,9 80 20 14 28 16,8 90 10 17 35 18,8

T bng phân tích trên ta có th rút ra mt s nhn xét như sau :

Như vậy qua bảng tính ta thấy mối quan hệ giữa WACC và đòn bNy tài chính trong cấu trúc tài chính là một đường cong lõm xuống. Cụ thể là :

Khi mức độđòn bNy tài chính bằng 0 thì WACC = rE = 16%

Khi mức độđòn bNy tài chính tăng lên (từ 0 đến 40%) thì WACC có khuynh hướng giảm xuống.

Khi tiếp tục tăng nợ vượt khỏi mức 40% càng tăng nợ thì WACC càng tăng. Như vậy khi nợ vượt khỏi mức 40% thì rủi ro tăng cùng với sự tăng của nợ. Từ rủi ro này đã làm cho cả rủi ro của chủ nợ và cổđông đều tăng (rE và rDđều tăng).

Như vậy ở Công ty này cấu trúc vốn tối ưu ở thời điểm phân tích là cấu trúc vốn có nợ là 40% và vốn cổ phần là 60%. Tuy nhiên do điều kiện của thị trường vốn, chính sách của nhà nước có thể thay đổi theo thời gian từ đó làm thay đổi chi phí sử dụng của từng nguồn cho nên sẽ làm cho WACC thay đổi làm ảnh hưởng đến cấu trúc vốn tối ưu của Doanh nghiệp. Và như vậy một cấu trúc vốn tối ưu ở thời

điểm này lại không tối ưu thậm chí là bất hợp lý ở thời điểm khác làm xuất hiện nhu cầu tái cấu trúc vốn cho Doanh nghiệp.

Giả sử bây giờ tại Công ty mới vừa phân tích trên chi phí sử dụng của từng nguồn vốn đã thay đổi như sau :

CTTC (%) rD rE WACC NVCP (%) (%) (%) 0 100 3 16 16 10 90 3 16 14.7 20 80 3 17 14.2 30 70 4 18 13.8 40 60 5 19 13.4 50 50 6 20 13 60 40 8 23 14 70 30 10 26 14.8 80 20 12 30 15.6 90 10 15 35 17

T bng phân tích trên ta có th rút ra mt s nhn xét như sau:

Qua bảng trên cho ta thấy khi rD và rE thay đổi đã làm cho WACC đã thay

đổi so với bảng 1 cụ thể là thấp hơn và ngoài ra đòn bNy tài chính tối ưu trong cấu trúc vốn đã thay đổi trước đây là 40% bây giờ là 50% (đòn bNy tài chính tăng lên). Từ đó cho kết luận là khi chi phí sử dụng vốn của từng thành phần thay đổi nó không chỉ tác động làm thay đổi qui mô tuyệt đối của chi phí sử dụng vốn mà còn làm thay đổi cả mức độđòn bNy tài chính trong cấu trúc vốn. Vì thế khi có sự thay

đổi làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp gây ra rủi ro cho Doanh nghiệp thì có thể sẽ dẫn đến nguy cơ là Doanh nghiệp bị kẹt trong một chính sách tài trợ nào đó và đòi hỏi phải tái cấu trúc vốn trở lại.

Một phần của tài liệu Phân tích cấu trúc vốn và chí phí sử dụng vốn nhằm đưa ra các biện pháp giảm thấp chi phí sử dụng vốn và tái cấu trúc vốn tại công ty cổ phần nha trang seafoods f17 (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)