ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ KẾT QUẢ KINH

Một phần của tài liệu Phân tích cấu trúc vốn và chí phí sử dụng vốn nhằm đưa ra các biện pháp giảm thấp chi phí sử dụng vốn và tái cấu trúc vốn tại công ty cổ phần nha trang seafoods f17 (Trang 54 - 62)

4. MỤC ĐÍCH VÀ MỤC TIÊU CỤ THỂ CỦA ĐỀ TÀI

2.2.ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ KẾT QUẢ KINH

DOANH TẠI CÔNG TY C PHN NHA TRANG SEAFOODS – F17

Trước khi đi vào phân tích thực trạng cấu trúc tài chính, cấu trúc vốn và chi phí sử dụng vốn của Công ty, chúng ta cùng xem qua tóm tắt tình hình tài chính và tình hình hoạt động của Công ty qua 03 năm 2005 – 2007. Đầu tiên, ta xem xét sự

biến động của tổng nguồn vốn của công ty, sau đó đến sự thay đổi doanh thu và chi phí và tiếp đến là sự biến động của thu nhập qua các năm 2005-2007. BNG 2.1. TÌNH HÌNH NGUN VN CA CÔNG TY T 2005 - 2007 ĐVT: Triu đồng NĂM NĂM NĂM T TRNG (%) CH TIÊU 2005 2006 2007 2005 2006 2007 VN C PHN 79.323 93.925 105.490 25,76 27,69 35,12

Nguồn vốn kinh doanh 75.882 91.074 102.820 24,65 26,85 34,23 Nguồn kinh phí và quỹ khác 3.441 2.851 2.670 1,12 0,84 0,89

N PHI TR228.549 245.251 194.874 74,24 72,31 64,88

Nợ ngắn hạn 227.054 241.910 191.734 73,75 71,32 63,83 Nợ dài hạn 1.495 3.341 3.140 0,49 0,99 1,05

TNG NGUN VN 307.872 339.176 300.364 100,00 100,00 100,00

Qua bảng số liệu trên ta có nhận định chung là nguồn vốn của công ty tăng vào năm 2006 và đột nhiên giảm mạnh trong năm 2007. Cụ thể như sau:

Năm 2005, tổng nguồn vốn là 307.872 triệu đồng với tỷ trọng nợ phải trả

chiếm 74,24% và vốn cổ phần chỉ chiếm 25,76%. Trong nợ phải trả thì nợ ngắn hạn chiếm ưu thế gần như tuyệt đối với tỷ trọng là 73,75% tổng nguồn vốn. Như thế ta

có thể thấy ưu thế của nợ trong tổng vốn mà đặc biệt là nợ ngắn hạn là gần như

tuyệt đối so với các nguồn vốn còn lại hình thành nên tổng nguồn vốn của công ty. Năm 2006, tổng nguồn vốn tăng lên 339.176 triệu đồng, nguyên nhân của sự

gia tăng này là trong năm 2006 cả nợ phải trả và vốn cổ phần đều tăng lên với giá trị

tương ứng là 245.251 triệu đồng và 93.925 triệu đồng. Tuy cả nợ và vốn cổ phần

đêu gia tăng nhưng với tỷ lệ không đều nhau nên đã có sự thay đổi trong cấu trúc nguồn vốn của công ty với tỷ trọng vốn cổ phần đã tăng lên 27,69% còn nợ phải trả

giảm xuống còn 72,31%. Tuy nhiên, nợ phải trả vẫn chiếm một tỷ trọng cao trên 70% trong tổng nguồn.

Năm 2007, tổng nguồn vốn đột nhiên giảm mạnh chỉ còn 300.364 triệu đồng. Nguyên nhân chính của sự thay đổi này là trong năm công ty đã giảm khá nhiều các khoản nợ với tổng nợ giảm hơn 50.000 triệu đồng, trong khi vốn cổ phần cũng tăng thêm hơn 20.000 triệu đồng, sự biến động này có thể là do công ty đã tăng cường

đầu tư bằng vốn cổ phần mà động thái chính là năm 2007 công ty đã tăng thêm vốn

điều lệ từ 33.300 triệu đồng lên 81.642 triệu đồng (theo thuyết minh báo cáo tài chính năm 2007 của công ty) bằng cách phát hành thêm cổ phiếu. Chính lý do này mà tỷ trọng vốn cổ phần tăng gần 8% lên 35,12% tổng nguồn vốn và kéo them sự

tụt giảm của nợ phải trả xuống còn 64,88% tổng vốn.

Qua tình hình 3 năm 2005-2007, mặc dù nguồn vốn có nhiều thay đổi tăng giảm, các thành phần cấu thành cũng biến động nhưng tỷ trọng nợ phải trả vẫn luôn chiếm một tỷ trọng cao trên 64% (thấp nhất là năm 2007 với tỷ trọng 64,88%), mà

đặc biệt là nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trên 63%. Tuy nhiên điều đáng nói là tỷ trọng này có xu hướng giảm qua 3 năm, tỷ trọng vốn cổ phần tăng đều qua các năm, điều này thể hiện sự tự chủ về tài chính của công ty có xu hướng tăng lên, rủi ro về tài chính có xu hướng giảm xuống. Nhưng dù biến động thế nào thì xét số liệu cụ thể năm gần đây (năm 2007) thì tỷ trọng nợ vẫn cao, điều này cho ta nhận rằng công ty đang sử dụng một kết cấu tài chính sử dụng nhiều nợ.

Với tình hình đầu tư các nguồn vốn và cấu trúc các nguồn vốn của công ty qua 3 năm như trên, ta hãy xem xét đến kết quả kinh doanh mà công ty đạt được

qua các năm thông qua chỉ tiêu doanh thu, từ đó đưa ra đánh giá về hiệu quả hoạt

động của công các năm vừa qua. Lấy số liệu từ các báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, ta lập được bảng phân tích sau:

BNG 2.2. TÌNH HÌNH DOANH THU CA CÔNG TY T 2005-2007

ĐVT: Triu đồng NĂM NĂM NĂM T TRNG (%) CH TIÊU 2005 2006 2007 2005 2006 2007 DT bán hàng và cung cp dch vụ 460.266 497.354 458.201 99,82 99,89 99,45 Doanh thu hot động tài chính 23 68 147 0,005 0,01 0,03 Thu nhp khác 810 496 2.378 0,175 0,10 0,52 TNG DOANH THU 461.099 497.917 460.726 100,00 100,00 100,00 Nếu so sánh sự biến động trong bảng số liệu 2.1 và bảng số liệu 2.2 này thì ta thấy sự tương đồng trong xu hướng biến động. Tổng nguồn vốn năm 2006 tăng khá nhiều so với năm 2005 thì tổng doanh thu cũng tăng khá nhiều so với 2005, đến 2007 thì nguồn vốn giảm mạnh và tổng doanh thu cũng có xu hướng giảm mạnh như vậy. Có sự tương đồng này có thể là do sựđầu tư của công ty mang lại hiệu quả

trong bán hàng và cung cấp dịch vụ nhưng chúng ta sẽ không đi sâu phân tích điều

đó mà ta chỉ tìm hiểu sự biến động của doanh thu và các tác nhân chính của sự biến

động này. Cụ thể như sau:

Năm 2005, tổng doanh thu là 461.099 triệu đồng trong đó doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ là 460.266 triệu đồng, chiếm 99,82% tổng doanh thu. Còn các khoản mục khác như doanh thu hoạt động tài chính và thu nhập khác chỉ chiếm không đến 2% tổng doanh thu.

Đến năm 2006, tổng doanh thu tăng lên 497.917 triệu đồng, sự biến động này gần như gắn liền với sự gia tăng của doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ với việc khoản mục này tăng từ 460.266 triệu đồng năm 2005 lên 497.354 triệu đồng năm 2006. Điều này dễ hiểu bởi tỷ trọng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

chiếm một tỷ trọng tuyệt đối trong tổng doanh thu là 99,82% trong năm 2005, do đó sự thay đổi dù nhỏ của nó chính là xu hướng biến động tổng doanh thu.

Năm 2007, tổng doanh thu giảm mạnh xuống thấp hơn cả giá trị năm 2005 (là 461.099 triệu đồng) chỉ còn 460.726 triệu đồng. Cũng giồng như nguyên nhân của các biến động nói trên, năm 2007 cũng không ngoại lệ với sụ tụt giảm mạnh của doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ xuống còn 458.201 triệu đồng đã là cho tổng doanh thu giảm mạnh như vậy. Sự gia tăng mạnh của khoản thu nhập khác từ

496 triệu đồng lên 2.378 triệu đồng cũng chỉ như “hạt muối bỏ biển”, đã không làm thay đổi được sự tụt giảm mạnh của doanh thu.

Qua các phân tích trên, ta nhận thấy Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

luôn chiếm một ưu thế lớn, chiếm một tỷ trọng trên 99% trong tổng nguồn thu của công ty qua các năm. Do đó, sự biến động của nó cũng chính là sự biến động của tổng doanh thu.

Từ bảng số liệu và những phân tích trên, ta đã biết được tình hình doanh thu từ các hoạt động của công ty, nhưng để biết được kết quả lợi nhuận cuối cùng mà công ty đạt được của từng năm hoạt động thì ta phải tiến hành xem xét đến các khoản mục chi phí mà công ty đã bỏ ra để đạt được kết quả doanh thu trên. Nhưng

để tiện cho việc tính toán Lợi nhuận trước thuế và lãi vay về sau, ta không đưa chi phí lãi vay vào phân tích trong tổng chi phí này.

BNG 2.3. TÌNH HÌNH CHI PHÍ (không bao gm lãi vay)

ĐVT: Triu đồng NĂM NĂM NĂM T TRNG (%) CH TIÊU 2005 2006 2007 2005 2006 2007 Giá vn hàng bán 391.348 416.154 378.915 93,48 90,58 91,80 Chi phí bán hàng 21.033 30.935 26.092 5,02 6,73 6,32 Chi phí qun lý DN 5.741 11.471 7.408 1,37 2,50 1,79 Chi phí tài chính 117 263 331 0,03 0,06 0,08 Chi phí khác 402 625 4 0,10 0,14 0,001 TNG CHI PHÍ 418.642 459.448 412.750 100,00 100,00 100,00

Với doanh số bán hàng và cung cấp dịch vụ chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng nguồn thu thì tỷ trọng chi phí về giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp luôn chiếm một tỷ trọng cao trên 95% trong tổng chi phí là điều dễ

Năm 2005, tổng chi phí là 418.642 triệu đồng, trong đó giá vốn hàng bán là 391.348 triệu đồng, chiếm 93,48%. Kế tiếp đó, chiếm tỷ trọng thứ 2 là chi phí bán hàng với giá trị nhỏ hơn rất nhiều là 21.033 triệu đồng và chỉ chiếm 5,02%. Còn các khoản mục chi phí khác như chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí tài chính (không bao gồm lãi vay) và chi phí khác chiếm một tỷ trọng rất nhỏ, gần như không đáng kể (tổng chưa đến 2%).

Năm 2006, tổng chi phí tăng lên 459.448 triệu đồng, nguyên nhân cũng chính từ sự gia tăng của giá vốn hàng bán. Do trong năm 2006, thiên tai, dịch bệnh diễn ra liên tục như bão, dịch bệnh ở gia cầm gia súc… làm cho giá cả các mặt hàng về thủy hải sản tăng lên đã làm cho giá nguyên liệu đầu vào của công ty tăng mạnh, giá vốn hàng bán cũng chính vì thế mà tăng lên 416.154 triệu đồng dẫn đến sự gia tăng mạnh của tổng chi phí. Kèm theo sự khó khăn đó là các chi phí về bán hàng và quản lý doanh nghiệp cũng tăng lên, góp một phần nhỏ và sự gia tăng chung của tổng chi phí. Nhưng cái chính vẫn phụ thuộc nhiều vào giá vốn hàng bán khi tỷ

trọng của nó tuy giảm so với 2005 nhưng vẫn chiếm 90,58%, một con số rất cao. Năm 2007, tổng chi phí giảm xuống 412.750 triệu đồng, nhỏ hơn năm 2005. Năm 2007, giá nguyên vật liệu đầu vào của ngành chế biến thủy hải sản đã ổn định, giá vốn hàng bán của công ty cũng giảm còn 378.915 triệu đồng cho nên tổng chi phí giảm theo. Đồng thời các khoản mục khác trong tổng chi phí cũng giảm kéo theo xu hướng giảm chung của tổng chi phí.

Qua nhận định ban đầu và phân tích số liệu 3 năm trên, ta rút ra nhận xét sau: Trong tổng chi phí thì giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng rất lớn nên sự thay đổi của nó cũng chính là xu hướng biến động của tổng chi phí. Đây là một vẫn đề dễ hiểu bởi công ty Cổ phần Nha Trang Seafoods-F17 là một công ty chuyên chế biến thủy hải sản bán trong nước và xuất khNu, nguyên liệu chính được thu mua từ các nhà khai thác và nuôi trồng thủy hải sản, các hoạt động kinh doanh khác như sửa chửa thiết bị chế biến, làm nước đá… là không đáng kể, chính vì thế chi phí lớn nhất chắc chắn thuộc về giá vốn các mặt hàng chế biến. Tỷ trọng cáo của giá vốn hàng bán vừa là thế mạnh cho việc cắt giảm chi phí cho công ty nếu giá nguyên vật liệu giảm xuống khi thời tiết ổn định, sản lượng đánh bắt thủy hải sản của ngư dân, tình

hình nuôi trồng tốt… nhưng lại là điểm yếu khó khắc phục của công ty nếu trong năm các nhà đánh bắt và nuôi trồng gặp khó khăn như năm 2006, giá cả nguyên vật liệu tăng cao sẽ làm cho tổng chi phí gia tăng rất mạnh, điều này chắc chắn sẽ làm giảm lợi nhuận của công ty. Để khắc phục điều này thì có lẽ công ty cần có biện pháp ổn định giá vốn hàng bán như xâm nhập vào quá trình đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản nhiều hơn.

Thu nhập hay lợi nhuận công ty đạt được tính đơn giản là bằng Tổng doanh thu trừ (-) Tổng chi phí. Qua các phân tích về doanh thu, chi phí để cuối cùng ta phân tích đến những biến động của lợi nhuận của công ty được mang lại bởi các hoạt động mà công ty đã thực hiện. Ta có bảng số liệu phân tích trên:

BNG 2.4. TÌNH HÌNH THU NHP ĐVT: Triu đồng NĂM NĂM NĂM CH TIÊU 2005 2006 2007 Tổng doanh thu 461.099 497.917 460.726 Tổng chi phí 418.642 459.448 412.750

Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) 42.457 38.469 47.976

Lãi vay (I) 5.801 10.710 11.815

Lợi nhuận trước thuế (EBT) 36.655 27.759 36.161 Thuế thu nhập Doanh nghiệp (TAX) 0 1.832 2.323

Li nhun sau thuế (EAT) 36.655 25.927 33.838

Đúng như nhận định ở trên, trong năm 2006 tổng chi phí tăng mạnh mà đặc biệt là giá vốn hàng bán tăng mạnh, tuy doanh thu cũng có tăng nhưng không giữ được khoản lợi nhuận trước thuế và lãi vay như năm trước đó. Cụ thể như sau:

Năm 2005, EBIT là 42.457 triệu đồng với lãi vay là 5.801 triệu đồng và công ty được miễn 100% thuế thu nhập doanh nghiệp thì lợi nhuận trước và sau thuếđều là 36.655 triệu đồng.

Đến 2006, doanh thu tăng hơn 36.000 triệu đồng nhưng không tương xứng với giá trị tăng của tổng chi phí là hơn 40.000 triệu đồng đã làm cho EBIT giảm chỉ

trong năm 2006 công ty đã vay nợ khá nhiều so với năm 2005, đã làm cho lợi nhuận trước thuế chỉ còn 27.759 triệu đồng cũng với đó là thuế thu nhập phải nộp 1.832 triệu đồng nên lợi nhuận sau thuế chỉ còn 25.927 triệu đồng, giảm khoảng 10.000 triệu đồng so với năm 2005.

Năm 2007, tuy doanh thu không bằng năm 2006, doanh thu giảm gần 37.000 triệu đồng nhưng tổng chi phí lại giảm mạnh hơn với gái trị giảm gần 47.000 triệu

đồng đã làm cho EBIT tăng mạnh lên 47.976 triệu đồng, chính sự gia tăng mạnh này của EBIT đã làm cho sự gia tăng nhỏ của lãi vay và thuế thu nhập năm 2007 không còn đáng kể, lợi nhuận trước và sau thuếđều tăng gần 10 tỷ đồng so với năm 2005.

Tuy nhiên, công ty được hưởng ưu đãi về thuế theo quy định của Luật Thuế

thu nhập doanh nghiệp nhưđối với doanh nghiệp thành lập mới với các điều kiện để được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp như sau:

Sử dụng số lao động bình quân trong năm ít nhất là 100 người.

Sản phNm của Công ty có mức xuất khNu đạt giá trị trên 50% tổng giá trị

hàng hoá sản xuất, kinh doanh của dự án trong năm tài chính.

Với các điều kiện để được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp trên

đây, Công ty được hưởng ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp như sau:

Thuế suất áp dụng

Thuế suất 20% trên thu nhập chịu thuế trong thời hạn 10 năm kể từ khi chuyển sang hoạt động với loại hình Công ty cổ phần từ các hoạt động sản xuất kinh doanh được ưu đãi;

Thuế suất 28% trên thu nhập chịu thuế từ các hoạt động kinh doanh khác.

Miễn thuế: Công ty được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 2 năm kể từ

khi có thu nhập chịu thuếđối với tất các khoản thu nhập đó là năm 2004 và 2005.

Giảm thuế: Công ty được giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp trong 2 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuếđối với tất cả khoản thu nhập chịu thuế với mức thuế suất là 28%, đồng thời Công ty được giảm 50% số thuế phải nộp trong 5 năm

tiếp theo đối với các khoản thu nhập từ các hoạt động sản xuất kinh doanh được ưu

đãi.

Công ty đăng ký được hưởng ưu đãi về thuế kể từ năm tính thuế đầu tiên. Năm 2005 là năm thứ 2 Công ty được hưởng ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp.

Doanh thu xuất khNu trong năm 2006 của Công ty chiếm tỷ trọng trên 50% tổng doanh thu nên Công ty được giảm 20% số thuế phải nộp cho phần thu nhập có

được do xuất khNu trong năm 2006. Năm 2006 là năm thứ ba Công ty được hưởng

ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp và là năm đầu tiên Công ty được giảm thuế

50% thuế thu nhập.

Doanh thu xuất khNu trong năm 2007 của Công ty chiếm tỷ trọng trên 50% tổng doanh thu nên Công ty được giảm thêm 20% số thuế phải nộp cho phần thu nhập có được do xuất khNu trong năm 2007. Năm 2007 là năm thứ tư Công ty được

Một phần của tài liệu Phân tích cấu trúc vốn và chí phí sử dụng vốn nhằm đưa ra các biện pháp giảm thấp chi phí sử dụng vốn và tái cấu trúc vốn tại công ty cổ phần nha trang seafoods f17 (Trang 54 - 62)