4. MỤC ĐÍCH VÀ MỤC TIÊU CỤ THỂ CỦA ĐỀ TÀI
1.2.2. Phân tích EBIT– EPS
Phân tích quan hệ EBIT – EPS là phân tích sựảnh hưởng của những phương án tài trợ khác nhau đối với lợi nhuận trên cổ phần. Từ sự phân tích này, chúng ta sẽ
tìm một điểm bàng quan(indifferent point) hay còn gọi là điểm hòa vốn, tức là điểm của EBIT mà ởđó các phương án tài trợđều mang lại EPS như nhau. Để minh họa phân tích quan hệ EBIT–EPS, chúng ta xem xét ví dụ sau đây :
Công ty A có nguồn vốn dài hạn 10 triệu USD hoàn toàn từ nguồn vốn cổ
phần thường. Công ty cần huy động thêm 5 triệu USD cho việc mở rộng sản xuất kinh doanh. Công ty xem xét 3 phương án huy động vốn:
Phương án 1 : phát hành cổ phiếu thường
Phương án 2 : phát hành trái phiếu với lãi suất 12% Phương án 3: phát hành cổ phiếu ưu đãi với cổ tức 11%
Lợi nhuận trước thuế và lãi (EBIT) hàng năm của Công ty hiện tại là 1,5 triệu USD. Thuế thu nhập Công ty là 40% và Công ty hiện có 200.000 cổ phần. Nếu sử dụng phương án thứ nhất, Công ty có thể bán thêm 100.000 cổ phần với giá 50 USD/cổ phần để huy động thêm 5 triệu USD.
Mục tiêu của chúng ta là phân tích để tìm ra điểm bàng quan, tức là điểm mà
ở đó các phương án tài trợ đều mang lại EPS như nhau. Trước hết, chúng ta xác
định EPS theo công thức sau :
EPS = {(EBIT – I) x (1 – T) - DP} / NE Trong đó : I : lãi suất hàng năm phải trả
DP : cổ tức hàng năm phải trả
T : thuế suất thuế TNDN NE : SL cổ phần thông thường
Để xác định EPS của Công ty theo 3 phương án tài trợ, chúng ta lập bảng tính toán dưới đây :
Phương án tài trợ
CHỈ TIÊU CP
thường Nợ
CP
ưu đãi
Lợi nhuận trước thuế và lãi (EBIT) 2.700.000 2.700.000 2.700.000
Lãi suất (R) - 600.000 -
Lợi nhuận trước thuế (EBT) 2.700.000 2.100.000 2.700.000 Thuế thu nhập (EBT x T) 1.080.000 840.000 1.080.000 Lợi nhuận sau thuế (EAT) 1.620.000 1.260.000 1.620.000
Cổ tức cổ phiếu ưu đãi (DP) - - 550.000
Lợi nhuận dành cho cổđông thường 1.620.000 1.260.000 1.070.000 Số lượng cổ phần (NE) 300.000 200.000 200.000
Lợi nhuận trên cổ phần (EPS) 5,4 6,3 5,35
Dựa vào bảng tính toán trên chúng ta có thể xác định điểm bàng quan bằng một trong hai phương pháp : phương pháp hình học và phương pháp đại số.
1.2.2.1. Xác định điểm bàng quan bằng phương pháp hình học
Sử dụng đồ thị biểu diễn quan hệ giữa EBIT và EPS chúng ta có thể tìm ra
được điểm bàng quan, tức là điểm giao nhau giữa các phương án tài trợởđó EBIT theo bất kỳ phương án nào cũng mang lại EPS như nhau. Để làm được điều này chúng ta xây dựng đồ thị như trên hình vẽ. Đối với mỗi phương án, chúng ta lần lượt vẽđường thẳng phản ánh quan hệ giữa EPS với tất cả các điểm của EBIT. Khi vẽ xong mối qua hệ của EPS và EBIT của cả 3 phương án trên cùng một đồ thị, ta sẽ có đồ thị sau:
Trên hình vẽ, hai điểm cắt nhau giữa đường thẳng cổ phiếu thường với
đường thẳng cổ phiếu nợ và cổ phiếu ưu đãi cho chúng ta hai điểm bàng quan vì ở điểm đó các phương án tài trợđều đem lại cùng EPS.
1.2.2.2. Xác định điểm bàng quan bằng phương pháp đại số
Phương trình xác định điểm hòa vốn (EBIT) của hai phương án tài trợ 1 và 2
được viết như nhau :
EPS = EBIT(1 – T) / NE = EBIT(1 –T) / NDE
Với: NE tiêu biểu cho số cổ phần thường chưa chi trả tương ứng của phương án tài trợ hoàn toàn bằng vốn cổ phần.
NDE tiêu biểu cho số cổ phần thường chưa chi trả của phương án tài trợ có sử
dụng đòn bNy tài chính (PA2)
EBIT là EBIT bàng quan giữa hai phương án tài trợ 1 và 2.
Trong ví dụ chúng ta tìm điểm bàng quan giữa hai phương án tài trợ bằng nợ
và cổ phiếu thường như sau : (EBIT x 0,6) / 200.000 = (EBIT x 0,6) / 300.000 Tính ra được : EBIT = 1.800.000 $
Thực hiện tương tự chúng ta có thể tìm được điểm bàng quan giữa hai phương án tài trợ bằng cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi :
(0,6 x EBIT) / 300.000 = {(0,6 x EBIT) – 550.000} / 300.000 Tính ra được : EBIT = 2.750.000$
Ý nghĩa của điểm bàng quan
Từ phương pháp hình học cũng như phương pháp đại số chúng ta tìm thấy
điểm bàng quan giữa hai phương án tài trợ bằng nợ và cổ phiếu thường là 1,8 triệu USD. Điều này có nghĩa là nếu EBIT thấp hơn điểm bàng quan thì phương án tài trợ
bằng cổ phiếu thường tạo ra được EPS cao hơn phương án tài trợ bằng nợ, nhưng nếu EBIT vượt qua điểm bàng quang thì phương án tài trợ bằng nợ mang lại EPS cao hơn phương án tài trợ bằng cổ phiếu thường.
Tương tự điểm bàng quan giữa hai phương án tài trợ bằng cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi là 2,75 triệu USD. Nếu EBIT nằm dưới điểm này thi phương án tài trợ bằng cổ phiếu thường tạo ra EPS cao hơn phương án tài trợ bằng cổ phiếu ưu
đãi, nhưng nếu EBIT vượt qua điểm bàng quan thì phương án tài trợ bằng cổ phiếu
ưu đãi mang lại EPS cao hơn phương án tài trợ bằng cổ phiếu thường.
1.2.3. Quy trình xây dựng cấu trúc vốn trong thực tếQuy trình gồm 5 bước :