Phân tích trên cơ sở tình hình thực tế của công ty

Một phần của tài liệu Phân tích cấu trúc vốn và chí phí sử dụng vốn nhằm đưa ra các biện pháp giảm thấp chi phí sử dụng vốn và tái cấu trúc vốn tại công ty cổ phần nha trang seafoods f17 (Trang 90 - 95)

4. MỤC ĐÍCH VÀ MỤC TIÊU CỤ THỂ CỦA ĐỀ TÀI

2.5.2.1.Phân tích trên cơ sở tình hình thực tế của công ty

Cấu trúc vốn tác động rất lớn đến thu nhập và rủi ro của doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp sử dụng một cấu trúc vốn nhiều nợ tức sử dụng đòn bNy tài chính để

tăng thu nhập cho cổ đông thì việc đạt được lợi nhuận gia tăng này sẽ kéo theo gia tăng rủi ro. Nhưng nếu doanh nghiệp chấp nhận lợi nhuận thấp cho cổ đông thì rủi ro của doanh nghiệp sẽ nhỏ hơn. Với tình hình công ty F17, ta sẽ phân tích như sau:

BNG 2.19. PHÂN TÍCH MI QUAN H GIA EBIT - EPS VÀ ROE ĐVT: Triu đồng NĂM 2006-2005 2007-2006 CH TIÊU 2005 2006 2007 GIÁ TR N % GIÁ TR N % Tng doanh thu 461.099 497.917 460.726 36.818 7,98 -37.191 -7,47 Tng chi phí 418.642 459.448 412.750 40.806 9,75 -46.698 -10,16 Li nhun trước thuế

lãi vay (EBIT) 42.457 38.469 47.976 -3.988 -9,39 9.507 24,71

Lãi vay (I) 5.801 10.710 11.815 4.909 84,62 1.105 10,32

Li nhun

trước thuế (EBT) 36.655 27.759 36.161 -8.896 -24,27 8.402 30,27

Thuế thu nhp

Doanh nghip (TAX) 0 1.832 2.323 1.832 - 491 26,80

Li nhun

sau thuế(EAT) 36.655 25.927 33.838 -10.728 -29,27 7.911 30,51

Vn c phn 79.323 93.925 105.490 14.602 18,41 11.565 12,31 T sut sinh li trên vn c phn (ROE) 46,21% 27,60% 32,08% -18,61% -40,26 4,47% 16,20 S lượng c phn ( triu c phn) 7,932 9,393 10,549 1,157 12,31 Thu nhp trên mi c phn (EPS) 4.621 2.760 3.208 -1.861 -40,26 447 16,20

Qua bảng số liệu phân tích trên ta nhận thấy thu nhập của chủ sở hữu là khá cao nhưng đang có xu hướng giảm xuống. Năm 2005, ROE đạt 46,21% tức là cứ

100 đồng vốn cổ phần bỏ ra, chủ sở hữu sẽ thu lại được lợi nhuận là 46,21 đồng,

đồng thời năm này EPS đạt được khá tốt với thu nhập trên mỗi cổ phiếu là 4.621

đồng. Nhưng những chỉ tiêu này lại giảm mạnh vào năm 2006 với ROE chỉ đạt 27,60% giảm 40,26% so với năm 2005 kéo theo đó là sự tụt giảm của EPS khi thu nhập trên mỗi cổ phần chỉ còn 7.786 đồng bởi vì năm 2006 vốn cổ phần tăng 18,41% so với năm 2005.

Năm 2007 gần giống như năm 2006 với gái trị vốn cổ phần tăng thêm 12,31% nhưng với lợi nhuận sau thuế EAT tăng vọt với tỷ lệ tăng thêm lên đến 30,51%. Chính đây là nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng mạnh của ROE và EPS

nhưng với tốc độ như năm 2007 thì vẫn không đưa ROE và EPS bằng với gái trị

năm 2005.

Với công thức tính ROE (EAT/Vốn cổ phần) và các số liệu phân tích trên ta thấy ROE chịu tác động bởi 2 nhân tố là vốn cổ phần và lợi nhuận sau thuế EAT. Vố cổ phần tăng hay giảm là do chính sách sử dụng đòn bNy tài chính ít hay nhiều của công ty, còn EAT thì chịu ảnh hương bởi các nhân tố như Doanh thu, chi phí, lãi vay, thuế thu nhập…Và vì thế ROE cũng chịu sự tác động gián tiếp của những yếu tố này. Qua các bảng số liệu ở trên ta nhận thấy ROE có biến động tăng ở năm 2006 và giảm trong năm 2007. Để tìm hiểu kỹ nguyên nhân tăng giảm này, ta nghiên cứu đến các yếu tốảnh hưởng đến EAT như sau:

Th nht: li nhun trước thuế và lãi vay (EBIT)

Như chúng ta đã biết EBIT của Doanh nghiệp là do doanh thu và chi phí quyết định. Theo bảng số liệu ở trên thì EBIT tụt giảm ở năm 2006, nguyên nhân ở đây là năm 2006 doanh thu của công ty chỉđạt 497.917 triệu đồng, so với năm 2005 thì tăng 36.818 triệu đồng tương ứng tăng 7,98% trong khi chi phí từ 418.642 triệu

đồng tăng lên 459.448 triệu đồng tương ứng tăng 40.806 triệu đồng tức 9,75%. Chính sự gia tăng nhiều hơn của chi phí so với doanh thu đã làm cho EBIT năm 2006 có sự giảm sút như vậy.

Năm 2007 tuy EBIT tăng lên khá nhiều, từ 38.469 triệu đồng lên 47.976 triệu

đồng tương ứng tăng 9.507 triệu đồng (24,71%) nhưng không phải nguyên nhân do doanh thu tăng lên mà nguyên nhân là do chi phí đã giảm khá nhiều so với 2006. Năm 2007, doanh thu giảm chỉ còn 460.726 triệu đồng tức giảm 37.191 triệu đồng so với năm 2006, trong khi đó chi phí giảm nhiều hơn với 10,16% tương ứng 46.698 triệu đồng. Chính sự tụt giảm mạnh của chi phí so với doanh thu mà năm 2007 có EBIT tăng lên như vậy.

Qua 2 năm 2006, 2007 ta thấy chi phí có sụ biến động nhiều hơn doanh thu nên co ảnh hưởng khá nhiều đến EBIT. Vậy ta sẽ xem xét đến sự biến động các thành phần trong chi phí để làm rõ hơn vẫn đề này:

BNG 2.20. TÌNH HÌNH BIN ĐỘNG CHI PHÍ QUA CÁC NĂM ĐVT: Triu đồng NĂM NĂM NĂM T TRNG (%) CH TIÊU 2005 2006 2007 2005 2006 2007 Giá vn hàng bán 391.348 416.154 378.915 93,48 90,58 91,8 Chi phí bán hàng 21.033 30.935 26.092 5,02 6,73 6,32

Chi phí qun lý doanh nghip 5.741 11.471 7.408 1,37 2,5 1,79

Chi phí tài chính 117 263 331 0,03 0,06 0,08

Chi phí khác 402 625 4 0,1 0,14 0,001

TNG CHI PHÍ 418.642 459.448 412.750 100 100 100

(Chi phí không bao gm lãi vay)

Nhìn vào bảng số liệu trên ta có nhận xét ban đầu là giá vốn hàng bán chiếm một tỷ trọng gần như tuyệt đối (trên 90% trong tổng chi phí) so với các thành phần chi phí còn lại. Do đó chính sự thay đổi dù nhỏ của giá vốn hàng bán sẽ quyết định phần lớn đến sự biến động của tổng chi phí. Các thành phần chi phí khác như chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí tài chính và chi phí khác cũng chỉ chiếm chưa đên 10% qua tất cả các năm.

Năm 2005 giá vốn hàng bán chiếm 93,48% tổng chi phí, năm 2006 là 90,58% đến 2007 là 91,8%. Ta hãy xét sự biến động của năm 2006 so với 2005, giá vốn hàng basntyu có tỷ trọng trong tổng chi phí giảm như thực chất là con số của 2006 (416.154 triệu đồng) lớn hơn 2005 (391.348 triệu đồng). Sỡ dĩ như vậy là do năm 2006 các thành phần chi phí khác tăng nhiều hơn so với giá vốn hàng bán, đặc biệt là sự gia tăng của chi phí bán hàng vfa chi phí quản lý doanh nghiệp. Đến năm 2007, giá vốn hàng bán tuy giảm về giá trị nhưng tỷ trọng lại tăng so với 2005.

Như vậy ta thấy, sự biến động của tổng chi phí gắn liền với sự thay đổi của giá vốn hàng bán. Chính năm 2006, công ty không đảm bảo được giá vốn hàng bán nên đã làm chi chi phí tăng cao, dẫn đến sự tụt giảm khá nhiều của EBIT.

Th hai: Chi phí lãi vay (I)

So với năm 2005 thì năm 2006 công ty đã vay thêm nợđể trang trải cho nhu cầu đầu tư vào các công ty con và công ty liên kết như ta đã phân tích ở trên. Chính vì nguyên nhân này mà lãi vay năm 2006 tăng gần gấp đôi so với năm 2005

(84,62%). Chính vì sự gia tăng nợ này mà năm 2007 công ty đã phải trả một khoản lãi vay cao hơn cả năm 2006. Năm 2005 lãi vay chỉ có 5.801 triệu đồng tăng lên 10.710 triệu đồng vào năm 2006 và đến năm 2007 đã là 11.815 triệu đồng.

Sự thay đổi “nhảy vọt” của lãi vay vào năm 2006 (gần gấp đôi) chính là nguyên nhân dẫn đến sự tụt giảm lớn của lợi nhuận trước thuế của năm 2006. Và

ảnh hưởng nhiều đến lợi nhuận sau thuế về sau này, góp phần lớn vào sự tụt giảm của ROE. Tuy năm 2007 lãi vay cũng gia tăng nhưng sự gia tăng không lớn nên không ảnh hưởng lớn đến sự gia tăng của EBT, EAT và ROE.

Th ba: Thuế thu nhp doanh nghip (TAX)

Như chúng ta đã biết thuế thu nhập Doanh nghiệp có ảnh hưởng rất lớn đến lợi ích của việc sử dụng nợ vay. Khi sử dụng nợ vay Công ty sẽ được hưởng lợi từ

tấm chắn thuế là Thuế suất thuế thu nhập Doanh nghiệp x Lãi vay .

Tuy nhiên, ta thấy trong năm 2005 Công ty không phải đóng thuế thu nhập Doanh nghiệp điều này cũng có nghĩa là trong năm 2005 khi sử dụng nợ vay Doanh nghiệp không có hưởng được lợi gì từ tấm chắn thuế cả. Trong trường hợp này sử

dụng nợ và cổ phần là như nhau thậm chí sử dụng nợ Doanh nghiệp còn phải tốn chi phí trả lãi vay trong khi đó nếu thay bằng vốn cổ phần thì Doanh nghiệp không phải tốn chi phí này. Như vậy ta thấy rằng trong trường hợp Doanh nghiệp được miễn thuế thu nhập Doanh nghiệp thì sử dụng vốn cổ phần sẽ có hiệu quả hơn là sử dụng nợ.

Đến các năm 2006 và 2007, công ty phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp nên được hưởng lợi từ lợi ích của tấm chắn thuế. Nhưng với một thuế suất chỉ 6,4% năm 2006 và 6,6% năm 2007 thì lợi ích này mang lại cho công ty không đáng kể, không những lợi ích mang đến không nhiều mà công ty còn phải nộp một khoản thuế thu nhập nên làm cho lợi nhuận sau thuế (EAT) năm 2006 và 2007 lại càng nhỏ hơn năm 2005. (vì lợi nhuận trước thuế năm 2006 (27.759 triệu đồng) và 2007 (36.161 triệu đồng) đã nhỏ hơn năm 2005(36.655 triệu đồng)).

T nhng phân tích trên ta rút ra kết lun: Tổng thu nhập của chủ sở hữu (EAT), thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS), tỉ suất sinh lợi trên vốn cổ phần (ROE) có

xu hướng giảm qua các năm, năm 2007 tuy có tăng lên nhưng vẫn không thể bằng năm 2005. Nguyên nhân là do công ty đã không quản lý tốt giá vốn hàng bán, đã tăng vay nợ trong khi lợi ích từ tấm chắn thuế mang lại không đáng kể vì công ty

đang trong giai đoạn được miễn giảm thuế nhiều với một thuế suất rất thấp.

Khi phân tích đến đây, ta vẫn chưa thấy được việc sử dụng cấu trúc vốn hiện nay của công ty là tối ưu hay chưa do những năm gần đây công ty đã được miễn giảm thuế rất nhiều, nhưng đến năm 2008, 2009, 2010 công ty chỉ còn được miễn 50% thuế suất, sau đó thì chịu thuế suất bình thường. Những năm về sau này công ty có cần thay đổi cấu trúc vốn hay vẫn giữ như hiện nay? Trong 3 năm qua thì năm nào là năm công ty hoạt động hiệu quả nhất? Để trả lời được những câu hỏi trên, ta phân tích tiếp theo phần sau:

Một phần của tài liệu Phân tích cấu trúc vốn và chí phí sử dụng vốn nhằm đưa ra các biện pháp giảm thấp chi phí sử dụng vốn và tái cấu trúc vốn tại công ty cổ phần nha trang seafoods f17 (Trang 90 - 95)