1.6 Tiêu chí 6: Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, giáo viên và nhân viên thực hiện nhiệm vụ Quản lý các hoạt động giáo dục và quản lý học sinh. nhiệm vụ Quản lý các hoạt động giáo dục và quản lý học sinh.
a) Có kế hoạch thực hiện nhiệm vụ quản lý rõ ràng, có văn bản phân công cụ thể cho từng giáo viên, nhân viên thực hiện nhiệm vụ quản lý hoạt động giáo dục và quản lý học sinh;
b) Hiệu trưởng thường xuyên theo dõi hiệu quả các hoạt động giáo dục, quản lý học sinh của từng giáo viên, nhân viên;
c) Mỗi học kỳ, Hiệu trưởng tổ chức rà soát các biện pháp thực hiện nhiệm vụ quản lý hoạt động giáo dục của trường.
1.6.1 Mô tả hiện trạng
Chỉ số a: Hiệu trưởng và phó hiệu trưởng đều có đầy đủ các Kế hoạch
như: Kế hoạch năm học, Kế hoạch chuyên môn, Kế hoạch bồi dưỡng học sinh khá giỏi, phụ đạo học sinh yếu, Kế hoạch lao động, Kế hoạch phát triển các nguồn lực, Kế hoạch xây dựng và phát triển cơ sở vật chất. Kế hoạch phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong trường. Các Kế hoạch trên đều được thông qua Hội đồng trường, Hội nghị Viên chức đầu năm, thông qua Hội đồng sư phạm để triển khai thực hiện theo từng giai đoạn, từng năm học, từng tháng, từng tuần và được dân chủ bàn bạc, thảo luận ngay từ những ngày đầu tiên của năm học. [H7.1.06.01]; [H7.1.06.02]
Chỉ số b: Trong thời gian thực hiện nội dung các Kế hoạch, Ban giám hiệu
thường xuyên kiểm tra đột xuất và kiểm tra định kỳ để nắm bắt được tình hình và đánh giá, ghi nhận kết quả thực hiện nhiệm vụ của giáo viên, ví dụ như: Kiểm tra nề nếp lớp, kiểm tra đồ dùng dụng cụ học sinh, kiểm tra hồ sơ giáo viên, kiểm tra công tác chấm chữa, kiểm tra vở sạch chữ đẹp, dự giờ đột xuất giáo viên và khảo sát chất lượng học sinh... [H7.1.06.03]
Chỉ số c: Trong những năm qua BGH nhà trường đã thực hiện tốt công
tác rà soát các biện pháp thực hiện nhiệm vụ. Sau mỗi học kỳ Hiệu trưởng cùng với BGH đã tổ chức rà soát đánh giá kết quả và các biện pháp thực hiện nhiệm vụ quản lý hoạt động giáo dục của trường. Những tồn tại, yếu kém đều được phân tích rõ nguyên nhân khách quan chủ quan và người chịu trách nhiệm. Từ đó BGH đã chỉ ra những biện pháp khắc phục kịp thời. Qua thực tế ở đơn vị. Công tác kiểm tra thực hiện quản lý hoạt động giáo dục đã được lưu trữ trong hồ sơ nhà trường cũng như các bộ phận theo dõi thi đua, sổ Sao đỏ, sổ Trực tuần, kế hoạch tuần của nhà trường [H7.1.06.04]
1.6.2 Điểm mạnh
Thực hiện tốt công tác xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học, triển khai và kiểm tra thực hiện kế hoạch. Bám sát với tình hình cụ thể của đơn vị của địa phương. Kế hoạch thực hiện có tính khả thi đạt và vợt chỉ tiêu phấn đấu cho từng năm học.
BGH có khá nhiều kinh nghiệm trong cơng tác quản lý và lập kế hoạch hoạt động. Việc rà soát, đánh giá, điều chỉnh các biện pháp thực hiện nhiệm vụ quản lý hoạt động giáo dục đã trở thành nề nếp của trường từ nhiều năm nay.
1.6.3 Điểm yếu
Một số giáo viên, cơng nhân viên nhà trường cịn thụ động trong việc đề ra và thực hiện kế hoạch, chưa mạnh dạn đề xuất hoặc chủ động vạch kế hoạch riêng cho bản thân, cho tổ nhóm mình.
Phát huy vai trò và sức mạnh của mỗi cá nhân trong việc chủ động sáng tạo đề ra kế hoạch và phương hướng thực hiện. Thực hiện đúng quan điểm chỉ đạo của cấp trên là: Mỗi cá nhân phải có một đổi mới trong cơng tác.
Phát huy vai trò của cán bộ tổ chuyên môn trong việc theo dõi hiệu các hoạt động giáo dục của từng thành viên.
Tiếp tục đổi mới công tác kiểm tra giám sát, tăng cường kiểm tra đột xuất các lớp và cá nhân cán bộ giáo viên. Xử lý nghiêm túc những trường hợp vi phạm nội quy và quy chế chun mơn.
1.6.5 Tự đánh giá: Đạt
1.7 Tiêu chí 7: Trường thực hiện đầy đủ chế độ thông tin và báo cáo.
a) Có sổ theo dõi, lưu trữ văn bản của các cấp uỷ đảng, chính quyền và tổ chức đoàn thể liên quan đến các hoạt động của trường;
b) Có chế độ báo cáo định kỳ, báo cáo đột xuất về các hoạt động giáo dục với các cơ quan chức năng có thẩm quyền;
c) Mỗi học kỳ, rà soát về các biện pháp thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo yêu cầu của các cơ quan chức năng có thẩm quyền.