Tiêu chí 9: Trường có biện pháp duy trì, tăng cường hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất và thiết bị giáo dục hiện có.

Một phần của tài liệu Báo Cáo Kiểm định chất lượng Trường TH (Trang 70)

2. Tiêu chuẩn 5: Tài chính và Cơ sở vật chất MỞ ĐẦU

5.9. Tiêu chí 9: Trường có biện pháp duy trì, tăng cường hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất và thiết bị giáo dục hiện có.

vật chất và thiết bị giáo dục hiện có.

a) Có biện pháp bảo quản hiệu quả cơ sở vật chất và thiết bị giáo dục;

b) Có sổ sách theo dõi quá trình sử dụng thiết bị giáo dục, có hồ sơ theo dõi mượn trả thiết bị dạy học của giáo viên và hồ sơ kiểm tra của Hiệu trưởng;

c) Có sổ sách và thực hiện việc quản lý tài sản, thiết bị dạy học theo quy định hiện hành.

5.9.1.Mô tả hiện trạng:

Chỉ số a: Đầu năm, nhà trường xây dựng kế hoạch năm học một cách cụ thể tỉ mỉ. Căn cứ vào đó để bộ phận quản lý thiết bị xây dựng kế hoạch chi tiết về công tác bảo quản thiết bị trong năm học. Công tác kiểm kê tài sản hàng năm được tiến hành thường xuyên. Kết thúc năm học, nhà trường đều chỉ đạo kiểm kê tài sản, cơ sở vật chất và trang thiết bị giáo dục. Những thiết bị quá thời hạn sử dụng đều có biên bản thanh lý.

Chỉ số b: Bộ phận quản lý thiết bị của nhà trường luôn luôn có đầy đủ hồ sơ sổ sách để theo dõi quá trình chuẩn bị thiết bị giáo dục như hồ sơ theo dõi mượn – trả thiết bị dạy học của giáo viên và hồ sơ kiểm tra của BGH. [H23.5.09.01]; [H23.5.09.03].

Chỉ số c: Có sổ lập thiết bị, tài sản; sổ tài sản qua các năm, danh mục thiết bị đồ dùng dạy học. Hàng ngày bộ phận quản lý thiết bị đã cập nhật hiện trạng từng loại thiết bị để có kế hoạch bổ sung hoặc sửa chữa kịp thời. Công tác quản lý được thực hiện khá tốt: hồ sơ sổ sách đầy đủ và được lưu trữ cẩn thận: sổ nhập thiết bị, sổ mượn – trả thiết bị, biên bản. [H23.5.09.02]

5.9.2. Điểm mạnh:

Mọi cơ sở vật chất và thiết bị giáo dục của nhà trường được bảo quản và cất giữ rất cẩn thận trong phòng thiết bị. Ban giám hiệu thường xuyên kiểm tra giám sát công tác quản lý, sử dụng cơ sở vật chất và thiết bị giáo dục.

Hồ sơ sổ sách quản lý tài sản, thiết bị dạy học được lưu trữ cẩn thận trong nhiều năm qua.

5.9.3. Điểm yếu:

Nhà trường chưa có riêng một cán bộ phụ trách thiết bị dạy học và quản lý tài sản trong biên chế.

Cán bộ phụ trách thiết bị chưa được tập huấn chuyên môn nghiệp vụ hàng năm nên việc quản lý thiết bị giáo dục còn gặp nhiều khó khăn.

Từng bước nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ phụ trách thiết bị giáo dục, khuyến khích đẩy mạnh công tác tự học tự bồi dưỡng của cán bộ quản lý thiết bị.

Đưa công tác bảo quản sử dụng thiết bị giáo dục vào tiêu chí thi đua của toàn bộ giáo viên.

Tiếp tục duy trì nề nếp sử dụng, bảo quản cơ sở vật chất và thiết bị giáo dục

5.9.5. Tự đánh giá: Đạt

KẾT LUẬN TIÊU CHUẨN 5

* Điểm mạnh nổi bật:

Công tác tài chính đã được tiến hành một cách công khai, minh bạch theo đúng Quy chế dân chủ trong trường học.

Nguồn kinh phí đều được sử dụng đúng mục đích, đúng kế hoạch, mang tính trọng tâm, trọng điểm theo đúng quy định của luật ngân sách.

Hệ thống hồ sơ đảm bảo được tính chính xác, khoa học và tính thẩm mỹ, được lưu trữ cẩn thận, an toàn.

Hệ thống cơ sở vật chất đầy đủ theo đúng yêu cầu của Trường Tiểu học đạt chuẩn Quốc gia mức độ I.

* Những tồn tại cơ bản:

Nhà trường còn gặp một số khó khăn, trong công tác quản lý cơ sở vật chất - trang thiết bị dạy học do chưa có biên chế về nhân viên thư viện thiết bị.

Kết quả huy động nguồn kinh phí ngoài ngân sách trong 5 năm gần đây, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế cấp thiết của giáo viên và học sinh.

Một số công trình xây dựng theo mô hình cũ, hiện tại đã xuống cấp cần có nguồn kinh phí xây dựng mới theo hướng kiên cố.

Chưa có đầy đủ các phòng học bộ môn, phòng âm nhạc, phòng máy, kho chứa thiết bị, tài sản.

*Số tiêu lượng chí đạt yêu cầu: 7 /9

* Số lượng tiêu chí không đạt yêu cầu :2/9

Một phần của tài liệu Báo Cáo Kiểm định chất lượng Trường TH (Trang 70)