4. Tiêu chuẩn 4: Kết quả giáo dục
6.1. Tiêu chí 1: Đảm bảo sự phối hợp hiệu quả giữa nhà trường với Ban đại diện cha mẹ học sinh để nâng cao chất lượng giáo dục học sinh.
diện cha mẹ học sinh để nâng cao chất lượng giáo dục học sinh.
a) Ban đại diện cha mẹ học sinh của mỗi lớp và của nhà trường được thành lập và hoạt động theo quy định của Điều lệ trường tiểu học;
b) Hàng tháng, giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ học sinh trao đổi thông tin đầy đủ về tình hình học tập, đạo đức và các hoạt động khác của từng học sinh;
c) Trường có kế hoạch, chương trình sinh hoạt định kỳ với Ban đại diện cha mẹ học sinh của trường và từng lớp.
6.1.1. Mô tả hiện trạng:
Chỉ số a: Hằng năm Ban đại diện hội cha mẹ học sinh của mỗi lớp và của
nhà trường được thành lập và hoạt động theo Quyết định 11/2008/QĐ-BGDĐT ngày 28/03/2008. Mỗi lớp có một Chi hội phụ huynh gồm có ba người có uy tín và ln quan tâm tới các hoạt động giáo dục của nhà trường. Hội PHHS tổ chức họp định kỳ 2 lần trong 1 năm học (đầu năm học, cuối năm học). Hội PHHS của nhà trường đã bám sát Điều lệ, làm việc nghiêm túc, đúng quy chế. [H24.6.01.01]
Chỉ số b: Hằng tháng, hằng kỳ, giáo viên chủ nhiệm và Ban đại diện cha mẹ
học sinh thường xuyên trao đổi thơng tin về tình hình học tập, đạo đức và các hoạt động khác của lớp. Mỗi học sinh có một quyển sổ liên lạc để ghi đầy đủ các thông
tin về bản thân, phụ huynh học sinh và giáo viên. Hàng tháng, hàng kỳ giáo viên chủ nhiệm ghi đầy đủ các thông tin cần thiết vào sổ liên lạc để thơng báo tới tận gia đình về tình hình học tập, đạo đức và các hoạt động khác của học sinh. Sau mỗi kỳ kiểm tra, giáo viên chủ nhiệm thường xuyên gặp gỡ trực tiếp PHHS để phản ánh tình hình học tập của từng học sinh để bàn bạc và đề ra biện pháp tối ưu nhất giúp cho học sinh học hành tiến bộ. [H24.6.01.02]
Chỉ số c: Đầu năm học, Ban giám hiệu nhà trường, giáo viên chủ nhiệm lớp
đã tổ chức họp PHHS để bầu ra Ban đại diện cha mẹ học sinh của trường, của lớp. Đồng thời đề ra kế hoạch hoạt động của hội trong năm học. Nhà trường và Ban đại diện cha mẹ học sinh họp thường kỳ vào cuối các kỳ học để đánh giá các hoạt động, đề ra kế hoạc hoạt động của hội trong thời gian tiếp theo. Giáo viên chủ nhiệm họp với Chi hội của lớp và phụ huynh học sinh hàng tháng, hàng kỳ để đánh giá trao đổi tình hình học tập, đạo đức của từng học sinh trong lớp. [H24.6.01.03]
6.1.2. Điểm mạnh:
BCH Hội phụ huynh luôn phối kết hợp tốt với nhà trường, giáo viên chủ nhiệm quan tâm tới phong trào thi đua từng lớp, từng học sinh có biểu dương và động viên kịp thời đối với những thành tích của lớp và cuiar tồn trường.
BCH Chi hội phụ huynh các lớp thường xuyên gặp gỡ trao đổi với giáo viên chủ nhiệm các lớp để nắm bắt tình hình các hoạt động của lớp, trường. Mọi cơng việc của Hội cha mẹ học sinh đảm bảo tính dân chủ cao. Mọi phụ huynh đều được bàn và thực hiện một cách công khai minh bạch.
6.1.3. Điểm yếu:
Hội phụ huynh của nhà trường, chi hội phụ huynh của từng lớp chưa mạnh dạn đề xuất ý kiến trước cuộc họp phụ huynh về huy động tối đa nguồn quỹ ủng hộ về đầu tư xây dựng cơ sở vật chất. Sự phối kết hợp giữa cha mẹ với nhà trường còn hạn chế.
6.1.4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
Tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền vận động phụ huynh nhiệt tình tham gia vào cơng việc chung, hưởng ứng và làm tốt những mục tiêu mà Hội PHHS đề
ra. Phối hợp chặt chẽ giữa Ban đại diện hội phụ huynh với nhà trường để thực hiện tốt nhiệm vụ năm học.
Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm tăng cường gặp gỡ trao đổi tình hình học tập và đạo đức của học sinh với phụ huynh học sinh của lớp.
Tiếp tục xây dựng kế hoạch Ban đại diện cha mẹ học sinh của nhà trường một cách khoa học hơn nữa để phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, quan tâm tới huy động nguồn kinh phí đầu tư cho cơ sở vật chất. Bố trí thời gian họp phụ huynh vào các thời điểm thích hợp để phụ huynh học sinh có thể tham gia được đầy đủ.
6.1.5. Tự đánh giá: Đạt