KẾT LUẬN TIÊU CHUẨN 2: * Những điểm nổi bật

Một phần của tài liệu Báo Cáo Kiểm định chất lượng Trường TH (Trang 39)

* Những điểm nổi bật

- Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đảm bảo 100% đạt chuẩn về chuyên môn đào tạo, có phẩm chất đạo đức nhà giáo, có truyền thống đoàn kết, có ý thức tự hoàn thiện để xây dựng tập thể nhà trường vững mạnh, đạt chuẩn và trên chuẩn

- Các tổ chức Chính trị trong nhà trường phát huy tốt vai trò của mình trong nhiệm vụ giáo dục đạo đức, xây dựng được tốt mối đoàn kết trong nhà trường.Tạo được mối liên hệ phối kết hợp trong hoạt động giữa gia đình – Nhà trường – Xã hội.

Nội bộ đoàn kết nhất trí cao trong mọi công việc không có đơn thư vượt cấp khiếu kiện về nhà trường.

* Những tồn tại cơ bản.

Cá biệt cũng còn một số giáo viên trẻ còn sơ xuất nhỏ trong việc thực hiện các nề nếp chuyên môn tuy nhiên không đến mức vi phạm quy chế và bị kỷ luật.

* Số lượng tiêu chí đạt yêu cầu: 3/4 * Số lượng chưa tiêu chí đạt yêu cầu: 1/4

3. Tiêu chuẩn 3: Chương trình và các hoạt động giáo dụcMỞ ĐẦU MỞ ĐẦU

Chương trình và các hoạt động giáo dục được nhà trường xác định là một trong những yếu tố quyết định để thực hiện tốt nhiệm vụ năm học. Đó là sự chỉ đạo các tổ chức đoàn thể trong nhà trường, của từng cán bộ, giáo viên, nhân viên. Thường xuyên có sự giám sát, đánh giá cụ thể hiệu quả của từng hoạt động giáo dục như thi đua trong giảng dạy, thi đua phấn đấu giáo viên giỏi các cấp, thi đua giữa các đoàn thể, thi đua trong học sinh...Các hoạt động giáo dục của nhà trường luôn tạo được sự đồng thuận của cả thầy và trò, sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các tổ chức đoàn thể, coi kết quả của các chương trình và hoạt động giáo dục trong nhà

trường là tiêu chí phấn đấu của của các tổ chức và của mỗi thành viên trong nhà trường.

3.1 Tiêu chí 1: Nhà trường thực hiện đầy đủ chương trình giáo dục và có kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học; tổ chức hiệu quả các hoạt động dự giờ, hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học; tổ chức hiệu quả các hoạt động dự giờ, thăm lớp, phong trào hội giảng trong giáo viên để cải tiến phương pháp dạy học và tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động tập thể. Cụ thể:

a) Thực hiện đầy đủ Chương trình giáo dục và có Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

b) Tổ chức hiệu quả cho giáo viên tham gia hội giảng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và tổ chức cho học sinh tham gia hoạt động tập thể ít nhất hai lần trong năm học;

c) Hằng tháng, rà soát các biện pháp thực hiện kế hoạch nhiệm vụ năm học, chương trình giáo dục và các hoạt động giáo dục của trường.

3.1.1 Mô tả hiện trạng

Chỉ số a: Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Phòng GD&ĐT, nhà trường đã thực hiện đầy đủ chương trình giáo dục theo quy định của Bộ GD&ĐT. Bám sát vào kế hoạch của Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT và các đoàn thể có liên quan, BGH đã lập kế hoạch cụ thể thực hiện chương trình giáo dục trong từng năm học, kế hoạch đã được xin ý kiến đóng góp của các tổ chức đoàn thể, các tổ chuyên môn trong trường và được sự phê duyệt của UBND xã và Phòng GD&ĐT.Bên cạnh những nhiệm vụ trọng tâm: giáo dục đạo đức, giáo dục đại trà, bồi dưỡng HSG…Nhà trường còn chú trọng quan tâm tới những học sinh có hoàn cảnh khó khăn, những học sinh khuyết tật học hoà nhập. [H12.3.01.01]

Chỉ số b: Phong trào Hội giảng được tổ chức định kỳ thường xuyên trong các năm học. Đây là một phong trào lớn thu hút toàn bộ giáo viên tham gia. Nhà trường đã lên kế hoạch cụ thể chi tiết về thời gian, địa điểm, mục đích yêu cầu, cách thức tiến hành…Mỗi giáo viên phải dạy 6 tiết trong năm học. Hội đồng Sư phạm dự giờ và rút kinh nghiệm đánh giá sau giờ dạy.

Hoạt động ngoài giờ là một thế mạnh nổi bật của Liên đội. Hàng năm bên cạnh các buổi tổ chức Đại hội và Lễ kỷ niệm, liên đội còn tổ chức cho học sinh

nhiều hoạt động khác: các cuộc thi tìm hiểu truyền thống lịch sử, (20/10, 20/11, 22/12, 8/3, 26/3) [H12.3.01.02]; [H12.3.01.03]

Chỉ số c: Trong các cuộc họp giao ban hàng tháng và họp Hội đồng, BGH cùng cán bộ tổ chuyên môn đã đều rà soát lại kết quả cũng như các biện pháp thực hiện nhiệm vụ được giao. Từ đó rút kinh nghiệm, điều chỉnh kịp thời để tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ tiếp theo. Cán bộ giáo viên được dân chủ thảo luận bàn bạc, đóng góp ý kiến, cùng nhau xây dựng Nghị quyết. Song song với hoạt động của Chính quyền, các tổ chức đoàn thể cũng xây dựng cho mình chương trình hành động riêng trên cơ sở Nghị quyết của Chi bộ nhà trường. [H12.3.01.04]

3.1.2 Điểm mạnh

Nhà trường phối hợp với Công đoàn, các Tổ chuyên môn, chỉ đạo CBGV trong đơn vị thực hiện tốt Chương trình giáo dục theo quy định của Bộ Giáo dục và đào tạo; triển khai, bám sát và thực hiện tốt các văn bản chỉ đạo của cấp trên về nhiệm vụ năm học.

100% giáo viên tham gia hội giảng cấp trường với ý thức tổ chức kỉ luật cao. Phong trào hội giảng hàng năm được diễn ra rất sôi nổi, có hiệu quả cao.

Ban giám hiệu và các tổ trưởng Tổ chuyên môn đã bám sát kế hoạch đồng bộ của nhà trường để đề ra các biện pháp kiểm tra thích hợp.

Công tác kiểm tra được diễn ra thường xuyên, liên tục. Hàng tháng, ban giám hiệu giao nhiệm vụ cho từng bộ phận kiểm tra các hoạt động giảng dạy của giáo viên. Kết quả kiểm tra được công bố công khai trong phiên họp của tháng.

Trong từng năm học luôn có đáng giá tổng kết từng hoạt động của từng tổ chức đoàn thể phát huy những mặt mạnh khắc phục những hạn chế.

3.1.3 Điểm yếu

CSVC của khu lẻ hầu hết đã xuống cấp không đảm bảo quy cách, gây ảnh hưởng lớn đến quá trình thực hiện nhiệm vụ.

Do điều kiện còn hạn chế về trang thiết bị phục vụ cho hoạt động tập thể còn hạn chế hiệu quả thực hiện chưa được cao.

Nhà trường duy trì tốt bộ kế hoạch thời gian năm học do Hiệu trưởng điều chỉnh theo bộ kế hoạch năm, tháng, tuần cụ thể cho từng Cán bộ giáo viên, công nhân viên chức.

Ban giám hiệu và Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn lên kế hoạch giảng dạy và học tập cụ thể cho từng môn học theo Quyết định của Bộ, Sở, Phòng cho từng giáo viên trong năm học.

Hàng tháng Ban giám hiệu kết hợp với Ban thanh kiểm tra và các bộ phận chuyên trách của nhà trường rà soát đánh giá, kiểm tra chéo bộ phận từng việc thực hiện kế hoạch của cá nhân và các bộ phận. Hiệu trưởng và Phó hiệu trưởng ký duyệt các kế hoạch, giáo án hàng tuần.

3.1.5 Tự đánh giá: Đạt

3.2 Tiêu chí 2: Nhà trường xây dựng Kế hoạch phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và triển khai thực hiện hiệu quả. độ tuổi và triển khai thực hiện hiệu quả.

a) Có Kế hoạch phổ cập giáo dục tiểu học hợp lý;

b) Phối hợp với địa phương để thực hiện hiệu quả phổ cập giáo dục tiểu học tại địa phương;

c) Mỗi năm học, rà soát các biện pháp triển khai thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học.

3.2.1 Mô tả hiện trạng.

Chỉ số a: Hàng năm, nhà trường đã xây dựng được kế hoạch phổ cập giáo dục Tiểu học một cách khoa học, sát với tình hình thực tế của địa phương. Các chỉ tiêu chung cho trường và các chỉ tiêu riêng cho mỗi nhóm, cá nhân được đưa ra rất cụ thể. Trong những năm qua nhà trường là một trong những đơn vị có phong trào phổ cập GDĐĐT vững chắc, ổn định. Kế hoạch phổ cập GDĐĐT cùng các bộ hồ sơ sổ sách liên quan của nhà trường hàng năm luôn luôn đảm bảo tính khoa học, tính chính xác và được Phòng Giáo dục xếp loại tốt. [H13.3.02.01]

Chỉ số b: Trong nhiều năm qua nhà trường đã phối hợp chặt chẽ với điạ phương để thực hiện Công tác phổ cập giáo dục tiểu học. Công tác triển khai thực hiện phổ cập GDĐĐT là việc làm khá phức tạp, Các số liệu thu thập và chữ

ký của chủ hộ đều chính xác. Số liệu các bảng tổng hợp thống kê đòi hỏi chuẩn xác liên thông với cấp học trên địa bàn xã. [H13.3.02.02]

Chỉ số c: Ban giám hiệu thường xuyên đề ra công tác kiểm tra phổ cập và kiểm tra một cách chặt chẽ. Hàng năm, sau mỗi đợt điều tra, nhà trường lại tổ chức cho các đồng chí giáo viên phụ trách điều tra phổ cập các xóm kiểm tra chéo lẫn nhau nhằm phát hiện ra những sai sót để kịp thời sửa chữa. [H13.3.02.03]

3.2.2 Điểm mạnh.

Việc xây dựng kế hoạch phát triển lớp, học sinh các năm học của Ban giám hiệu tiến hành chính xác. Đặc biệt là số học sinh 6 tuổi mới vào lớp 1(đạt 100%).

Các đồng chí giáo viên phụ trách các xóm hàng năm thường xuống xóm từ 2 đến 3 lần để cùng với Trưởng khu điều tra dân số độ tuổi và trình độ. Chính vì vậy không có hiện tượng học sinh bỏ học.

BGH có nhiều kinh nghiệm về quản lý công tác phát triển phổ cập. Hồ sơ phổ cập được lưu trữ cẩn thận từ nhiều năm nay.

3.2.3 Điểm yếu

Một số đồng chí giáo viên mới ra trường chưa có kinh nghiệm nên đôi khi làm thống kê số liệu còn sai sót.

3.2.4 Kế hoạch cải tiến chất lượng.

Tiếp tục củng cố bổ sung bộ hồ sơ phổ cập giáo dục tiểu học, củng cố mối quan hệ với các tổ chức xã hội và Chính quyền nhân dân địa phương. Kịp thời cung cấp những số liệu và những diễn biến học tập rèn luyện của những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt để các tổ chức xã hội, Chính quyền tại cơ sở cùng tham gia giúp đỡ giải quyết. Hàng năm sẽ tổ chức hướng dẫn về công tác phổ cập cho bộ phận chuyên môn và toàn bộ giáo viên.

Kịp thời xử lý, điều chỉnh những số liệu chưa chính xác trong từng năm học.

3.2.5 Tự đánh giá: Đạt

3.3 Tiêu chí 3: Nhà trường tổ chức có hiệu quả các hoạt động hỗ trợ giáo dục.

b) Có kế hoạch phân công và huy động lực lượng giáo viên, nhân viên tham gia các hoạt động hỗ trợ giáo dục;

c) Hằng tháng rà soát biện pháp tăng cường các hoạt động hỗ trợ giáo dục.

3.3.1 Mô tả hiện trạng.

Chỉ số a: Nhà trường đã cùng với Liên đội có kế hoạch tổ chức các hoạt động hỗ trợ giáo dục trong năm học, bao gồm hoạt động ngoại khoá, hoạt động vui chơi, thể dục thể thao, hoạt động bảo vệ môi trường, lao động công ích và các hoạt động xã hội khác. [H13.3.03.01]

Chỉ số b: Để thực hiện tốt hoạt động hỗ trợ giáo dục, nhà trường đã có kế hoạch phân công cho từng nhóm và cá nhân cùng tham gia. Lực lượng chịu trách nhiệm chính, trực tiếp tổ chức điều hành là Chi đoàn Thanh niên. Liên đội nhà trường đã tổ chức nhiều phong trào học tập nhằm tạo khí thế thi đua và nâng cao chất lượng học tập cho học sinh như : “Đôi bạn cùng tiến”, “Thi vở sạch chữ đẹp” Tham gia hội khoẻ phù đổng cấp huyện. [H13.3.03.02]

Chỉ số c: Trong các buổi họp Hội đồng hàng tháng, Chi đoàn, liên đội nhà trường tổng kết đánh giá tổng kết xếp loại thi đua trong tháng, và triển khai kế hoạch hoạt động thời gian tới. Điều này đã góp phần rất quan trọng trong việc đánh giá kết quả thi đua trong năm học.

3.3.2 Điểm mạnh.

Nhà trường đã quan tâm và có kế hoạch cụ thể cho từng phong trào, cuộc thi. Do vậy trường luôn đạt những hiệu quả cao và có giải cao trong các cuộc thi do Ngành, huyện phát động.

3.3.3 Điểm yếu.

Tuy nhiên cần đầu tư mạnh hỗ trợ về thời gian, kinh phí hơn nữa trong lĩnh vực thể dục, thể thao để cuộc thi có hiệu quả cao hơn.

3.3.4 Kế hoạch cải tiến chất lượng

Sắp xếp tổ chức các hoạt động hỗ trợ giáo dục cho hợp lý hơn nữa. Nâng cao hiệu quả của hoạt động trên qua việc lập kế hoạch cụ thể và tổ chức phối hợp nhịp nhàng giữa giáo viên chủ nhiệm với Chi đoàn Thanh niên

Tăng cường công tác xã hội hoá giáo dục, kết hợp chặt chẽ với Hội khuyến học, Hội PHHS và các tổ chức, cá nhân tham gia các hoạt động hỗ trợ giáo dục. Chỉ đạo và duyệt kế hoạch của tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh niên về công tác kiểm tra thực hiện Nghị quyết tham gia hoạt động hỗ trợ giáo dục.

3.3.5 Tự đánh giá: Chưa đạt

3.4 Tiêu chí 4: Thời khoá biểu của trường được xây dựng hợp lý và thực hiện có hiệu quả. hiệu quả.

a) Đáp ứng đúng yêu cầu của các môn học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

b) Phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi theo từng khối lớp; c) Thực hiện có hiệu quả thời khoá biểu đã xây dựng.

3.4.1 Mô tả hiện trạng

Chỉ số a: Thời khoá biểu đáp ứng được yêu cầu của từng môn học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Kế hoạch dạy học của từng giáo viên thực hiện đúng theo chương trình của Bộ GD&ĐT. Hàng tuần , lãnh đạo nhà trường có kiểm tra tình hình thực hiện chương trình giảng dạy của giáo viên theo sổ báo giảng, kịp thời khắc phục những thiếu sót trong thực hiện chương trình. [H12.3.04.01]

Chỉ số b: Thời khoá biểu được Ban giám hiệu, tổ chuyên môn xây dựng phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi từng khối lớp cho tất cả các môn học. Việc sắp xếp thứ tự các tiết dạy phù hợp với tâm lý học sinh và điều kiện tham gia giảng dạy của giáo viên. Thời khoá biểu nhà trường đã bám sát nội dung chương trình của Bộ GD&ĐT. [H12.3.04.02].

Chỉ số c: Giáo viên của đơn vị đã thực hiện nghiêm túc thời khoá biểu của trường và phiếu báo giảng cá nhân. Hiện tượng dạy thay, dạy bù xảy ra ít. [H13.3.04.03].

3.4.2 Điểm mạnh

Thời khoá biểu bố trí rõ ràng, khoa học, buổi học thứ 2 nhằm củng cố kiến thức cho buổi học chính khoá. Học sinh năm vững được kiến thức, vận dụng và thực hành nhanh nhẹn. Các tiết học trên lớp được xen kẽ với những tiết học hoạt động ngoài giờ lên lớp, tạo cho học sinh phấn khởi trong học tập.

Nội dung thời khóa biểu thể hiện rất đầy đủ và có chất lượng theo đúng phân phối chương trình của Bộ GD&ĐT. Giáo viên có nề nếp chuyên môn tốt. 100% giáo viên của nhà trường thực hiện nghiêm túc thời khóa biểu và phiếu báo giảng cá nhân.

3.4.3 Điểm yếu

Số giáo viên văn hoá còn thiếu so với quy định của trường hạng 1.

Kỹ năng thực hành chưa bám sát được yêu cầu đề ra, kiến thức mở rộng chưa được nhiều…

3.4.4 Kế hoạch cải tiến chất lượng

Quản lý chặt chẽ các hoạt động chuyên môn thông qua cán bộ tổ, khối và bộ phận chuyên trách của nhà trường. Tăng cường kiểm tra nề nếp bằng hình thức định kỳ và đột xuất, tạo cho giáo viên có thói quen thực hiện nghiêm túc quy chế chuyên môn.

Tích cực tham mưu với các cấp lãnh đạo bổ sung đủ giáo viên biên chế theo quy định.

Một phần của tài liệu Báo Cáo Kiểm định chất lượng Trường TH (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w