3.5 Tiêu chí 5: Thông tin liên quan đến các hoạt động giáo dục tiểu học được cập nhật đầy đủ để phục vụ hiệu quả các hoạt động giáo dục của giáo viên và cập nhật đầy đủ để phục vụ hiệu quả các hoạt động giáo dục của giáo viên và nhân viên.
a) Có đầy đủ sách giáo khoa, sách tham khảo, tạp chí, báo phục vụ các hoạt động dạy và học cho giáo viên, nhân viên và học sinh;
b) Có máy tính phục vụ hiệu quả các hoạt động giáo dục tiểu học và từng bước triển khai nối mạng;
c) Giáo viên, nhân viên được tập huấn, hướng dẫn tìm kiếm thông tin trên mạng.
3.5.1 Mô tả hiện trạng.
Chỉ số a: Thư viện nhà trường có đầy đủ sách giáo khoa, sách tham khảo, tạp chí, báo phục vụ các hoạt động dạy và học cho giáo viên, nhân viên và học sinh.
Sách giáo khoa và sách giảng dạy mỗi giáo viên được cấp 1 bộ. Giáo viên sử dụng đa dạng sách tham khảo, tạp chí, báo… để nghiên cứu phục vụ giảng dạy. Hàng tuần học sinh đều có lịch cho hoch sinh đọc sách báo tại Thư viện. Sách báo được giáo viên và học sinh mượn đọc ngoài giờ lên lớp. [H14.3.05.01]
Chỉ số b: Nhà trường hiện nay có 02 máy vi tính đã nối mạng intenet có 01 máy chiếu, phục vụ cho công tác Quản lý và công tác chuyên môn, số giáo viên biết và sử dụng soạn giáo án trên máy vi tính chiếm 70 %. Đơn vị đang triển khai có hiệu quả trong khai thác và sử dụng công nghệ thông tin. [H14.3.05.02]
Chỉ số c: Hàng năm đơn vị luôn cử Cán bộ, giáo viên, nhân viên tham gia các lớp bồi dưỡng về sử dụng và khai thác thông tin trên mạng do Sở, phòng GD&ĐT tổ chức. Hiện nay một số giáo viên đã biết khai thác các tài liệu phục vụ cho công tác giảng dạy và các tài liệu phục vụ cho việc nâng cao trình độ chuyên môn. [H14.3.05.03]; [H14.3.05.04]
3.5.2 Điểm mạnh.
Nhà trường đã có phòng Thư viện đạt chuẩn 01/BGD&ĐT để hàng ngày cho giáo viên và học sinh đến học tập, đọc sách và nghiên cứu tài liệu tham khảo. Chủng loại đầu sách báo phong phú, đa dạng.
Trang thiết bị điện tử tương đối đầy đủ, Cán bộ Quản lý và Tổ trưởng chuyên môn có kỹ năng sử dụng máy vi tính và mạng internet nên việc ứng dụng công nghệ thông tin trong việc giảng dạy khá tốt.
3.5.3 Điểm yếu.
Chất lượng đọc sách báo tại Thư viện chưa cao theo kế hoạch đề ra .Một số giáo viên còn ngại đọc sách và nghiên cứu tài liệu tham khảo.
Một số giáo viên tuổi cao, khả năng sử dụng máy vi tính còn nhiều hạn chế nên gặp khó khăn trong việc tìm kiếm và sử dụng thông tin trên mạng internet. Thời gian dành cho các hoạt động về chuyên đề Tin học còn hạn hẹp. Chưa có giáo viên dạy môn tin học
3.5.4 Kế hoạch cải tiến chất lượng.
Mua sắm bổ sung mới hệ thống giá sách cơ động hấp dẫn theo mô hình mới phù hợp với đặc điểm tâm lý học sinh.
Nhà trường tăng cường khuyến khích giáo viên và học sinh tích cực đọc sách và tra cứu, tìm kiếm thông tin trên mạng.
Tham mưu với các cấp lãnh đạo biên chế giáo viên dạy tin học để giảng dạy môn học tin học cho học sinh từ khối 3 đến khối 5.
3.5.5 Tự đánh giá: Đạt
3.6 Tiêu chí 6: Mỗi năm học, trường có kế hoạch và biện pháp cải tiến các hoạt động dạy và học để nâng cao chất lượng giáo dục. động dạy và học để nâng cao chất lượng giáo dục.
a) Có kế hoạch cải tiến hoạt động dạy và học;
b) Có các biện pháp thực hiện hiệu quả kế hoạch cải tiến hoạt động dạy và học;
c) Rà soát, rút kinh nghiệm các biện pháp cải tiến hoạt động dạy và học.
3.6.1 Mô tả hiện trạng.
Chỉ số a: Hoạt động dạy và học được nhà trường đặc biệt quan tâm cải tiến để nâng cao chất lượng. Mỗi giai đoạn, mỗi thời kì đều có sự điều chỉnh cho phù hợp với thực tế về nội dung, phương pháp tiến hành các hoạt động giáo dục. Nhà trường đã phát huy tốt quyền làm chủ của các thành viên tổ chuyên môn trong quá trình hội thảo xây dựng kế hoạch tổ. Những khó khăn về quản lý chỉ đạo, thời gian, nhân sự, tài liệu tham khảo…đều được Ban giám hiệu kịp thời giải quyết giúp đỡ. Chính vì thế kế hoạch cải tiến hoạt động dạy và học của các tổ chuyên môn đã phát huy tốt các chỉ tiêu đã đề ra trong các năm học. [H15.3.06.01]
Chỉ số b: Nhà trường đã triển khai nhiều biện pháp cải tiến hoạt động dạy và học, những yêu cầu đạt chuẩn về kiến thức kĩ năng đối với bậc tiểu học. phát huy hiệu quả của các phương pháp dạy học và việc sử dụng đồ dùng dạy học thực hiện phù hợp với từng nội dung dạy học; phương pháp vấn đáp gợi mở, phương pháp luyện tập thực hành: biện pháp đọc đồng thanh, học thuộc lòng; đồ dùng học tập như bảng tay, giấy nháp…[H15.3.06.02]
Chỉ số c: Nhà trường luôn thực hiện tốt công tác rà soát, rút kinh nghiệm các biện pháp cải tiến hoạt động dạy và học. Các biện pháp cái tiến dạy và học trong nhà trường được tập trung đến tính hiệu quả. Quá trình tiết dạy tất cả các đối tượng học sinh có tiếp thu được bài giảng của thầy cô giáo hay không? Trên cơ sở
hiệu quả của việc giảng dạy và học tập tất cả giáo viên trao đổi để tìm ra phương pháp. [H15.3.06.03]
3.6.2 Điểm mạnh
Nhà trường đã đặc biệt quan tâm tới hoạt động cải tiến nội dung phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng giáo dục. Kế hoạch cải tiến hoạt động dạy và học được xây dựng và điều chỉnh hàng năm một cách chi tiết. Đội ngũ Cán bộ giáo viên nhà trường có trình độ chuyên môn khá vững vàng và ý thức tổ chức kỷ luật tốt. Nhà trường rất chú trọng tới biện pháp cải tiến chất lượng dạy và học. Khuyến khích giáo viên đưa ra các biện pháp tối ưu dể nâng cao hiệu quả giờ lên lớp.
3.6.3 Điểm yếu
Một số giáo viên trẻ, mới ra trường nên kinh nghiệm giảng dạy còn ít.
Một số giáo viên tuổi cao, khả năng sử dụng máy vi tính còn hạn chế nên gặp khó khăn trong việc tìm kiếm và sử dụng thông tin trên mạng internet..
Công tác kiểm tra sau khi dự giờ chuyên đề, hội giảng rút kinh nghiệm còn chưa thực sự chặt chẽ.
3.6.4 Kế hoạch cải tiến chất lượng
Tham khảo những chuyên đề cải tiến hoạt động dạy và học trên các tập san của ngành và mạng Giáo dục để nghiên cứu áp dụng vào điều kiện thực tế của đơn vị.
Phát huy tính độc lập, tích cực tự giác của giáo viên trong việc tham gia cải tiến hoạt động dạy và học sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Thường xuyên dự giờ để kiểm tra giúp đỡ giáo viên thực hiện các biện pháp cải tiến nâng cao chất lượng. Tăng cường công tác kiểm tra giám sát thông qua hàng ngũ cán bộ Tổ chuyên môn.
Ban giám hiệu và Tổ chuyên môn chuẩn bị nội dung hội thảo một cách toàn diện. Mọi vấn đề phát sinh phải được chuẩn bị và định hướng giải quyết. Những vấn đề cần thảo luận phải được giao cho giáo viên chuẩn bị trước để phát biểu.