Tiêu chuẩn 6: Nhà trường, gia đình và xã hộ

Một phần của tài liệu Báo Cáo Kiểm định chất lượng Trường TH (Trang 72)

Hoạt động giáo dục, kết quả giáo dục, cơ sở vật chất trong nhà trường để có kết quả tốt nhất đòi hỏi sự phối kết hợp khăng khít giữa nhà trường - Gia đình - Xã hội. Nhận thức rõ điều đó trong các năm qua trường tiểu học Võ Miếu 1 đã xây dựng và duy trì tốt công tác Xã hội hóa Giáo dục, BGH nhà trường, giáo viên, nhân viên luôn coi trọng và phát huy sự ủng hộ của các tổ chức xã hội và đặc biệt nhà trường luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của đảng uỷ, uỷ ban nhân dân xã, các tổ chức đoàn thể, phụ huynh trên địa bàn tạo điều kiện tốt nhất cho giáo dục tiểu học.

Nhà trường chủ động xây dựng kế hoạch chương trình hoạt động với ban đại diện hội phụ huynh trong từng năm học, trao đổi thông tin về tình hình hoạt động của nhà trường theo từng học kỳ, đánh giá những ưu điểm và tồn tại, đề ra các giải pháp tháo gỡ trong các hoạt động giáo dục của nhà trường.

6.1. Tiêu chí 1: Đảm bảo sự phối hợp hiệu quả giữa nhà trường với Ban đại diện cha mẹ học sinh để nâng cao chất lượng giáo dục học sinh. diện cha mẹ học sinh để nâng cao chất lượng giáo dục học sinh.

a) Ban đại diện cha mẹ học sinh của mỗi lớp và của nhà trường được thành lập và hoạt động theo quy định của Điều lệ trường tiểu học;

b) Hàng tháng, giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ học sinh trao đổi thông tin đầy đủ về tình hình học tập, đạo đức và các hoạt động khác của từng học sinh;

c) Trường có kế hoạch, chương trình sinh hoạt định kỳ với Ban đại diện cha mẹ học sinh của trường và từng lớp.

6.1.1. Mô tả hiện trạng:

Chỉ số a: Hằng năm Ban đại diện hội cha mẹ học sinh của mỗi lớp và của nhà trường được thành lập và hoạt động theo Quyết định 11/2008/QĐ-BGDĐT ngày 28/03/2008. Mỗi lớp có một Chi hội phụ huynh gồm có ba người có uy tín và luôn quan tâm tới các hoạt động giáo dục của nhà trường. Hội PHHS tổ chức họp định kỳ 2 lần trong 1 năm học (đầu năm học, cuối năm học). Hội PHHS của nhà trường đã bám sát Điều lệ, làm việc nghiêm túc, đúng quy chế. [H24.6.01.01]

Chỉ số b: Hằng tháng, hằng kỳ, giáo viên chủ nhiệm và Ban đại diện cha mẹ học sinh thường xuyên trao đổi thông tin về tình hình học tập, đạo đức và các hoạt động khác của lớp. Mỗi học sinh có một quyển sổ liên lạc để ghi đầy đủ các thông

tin về bản thân, phụ huynh học sinh và giáo viên. Hàng tháng, hàng kỳ giáo viên chủ nhiệm ghi đầy đủ các thông tin cần thiết vào sổ liên lạc để thông báo tới tận gia đình về tình hình học tập, đạo đức và các hoạt động khác của học sinh. Sau mỗi kỳ kiểm tra, giáo viên chủ nhiệm thường xuyên gặp gỡ trực tiếp PHHS để phản ánh tình hình học tập của từng học sinh để bàn bạc và đề ra biện pháp tối ưu nhất giúp cho học sinh học hành tiến bộ. [H24.6.01.02]

Chỉ số c: Đầu năm học, Ban giám hiệu nhà trường, giáo viên chủ nhiệm lớp đã tổ chức họp PHHS để bầu ra Ban đại diện cha mẹ học sinh của trường, của lớp. Đồng thời đề ra kế hoạch hoạt động của hội trong năm học. Nhà trường và Ban đại diện cha mẹ học sinh họp thường kỳ vào cuối các kỳ học để đánh giá các hoạt động, đề ra kế hoạc hoạt động của hội trong thời gian tiếp theo. Giáo viên chủ nhiệm họp với Chi hội của lớp và phụ huynh học sinh hàng tháng, hàng kỳ để đánh giá trao đổi tình hình học tập, đạo đức của từng học sinh trong lớp. [H24.6.01.03]

6.1.2. Điểm mạnh:

BCH Hội phụ huynh luôn phối kết hợp tốt với nhà trường, giáo viên chủ nhiệm quan tâm tới phong trào thi đua từng lớp, từng học sinh có biểu dương và động viên kịp thời đối với những thành tích của lớp và cuiar toàn trường.

BCH Chi hội phụ huynh các lớp thường xuyên gặp gỡ trao đổi với giáo viên chủ nhiệm các lớp để nắm bắt tình hình các hoạt động của lớp, trường. Mọi công việc của Hội cha mẹ học sinh đảm bảo tính dân chủ cao. Mọi phụ huynh đều được bàn và thực hiện một cách công khai minh bạch.

6.1.3. Điểm yếu:

Hội phụ huynh của nhà trường, chi hội phụ huynh của từng lớp chưa mạnh dạn đề xuất ý kiến trước cuộc họp phụ huynh về huy động tối đa nguồn quỹ ủng hộ về đầu tư xây dựng cơ sở vật chất. Sự phối kết hợp giữa cha mẹ với nhà trường còn hạn chế.

6.1.4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:

Tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền vận động phụ huynh nhiệt tình tham gia vào công việc chung, hưởng ứng và làm tốt những mục tiêu mà Hội PHHS đề

ra. Phối hợp chặt chẽ giữa Ban đại diện hội phụ huynh với nhà trường để thực hiện tốt nhiệm vụ năm học.

Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm tăng cường gặp gỡ trao đổi tình hình học tập và đạo đức của học sinh với phụ huynh học sinh của lớp.

Tiếp tục xây dựng kế hoạch Ban đại diện cha mẹ học sinh của nhà trường một cách khoa học hơn nữa để phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, quan tâm tới huy động nguồn kinh phí đầu tư cho cơ sở vật chất. Bố trí thời gian họp phụ huynh vào các thời điểm thích hợp để phụ huynh học sinh có thể tham gia được đầy đủ.

6.1.5. Tự đánh giá: Đạt

6.2. Tiêu chí 2: Trường chủ động phối hợp với địa phương và các tổ chức đoàn thể ở địa phương nhằm huy động các nguồn lực về tinh thần, vật chất để xây thể ở địa phương nhằm huy động các nguồn lực về tinh thần, vật chất để xây dựng trường và môi trường giáo dục, không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục.

a) Có kế hoạch phối hợp với cấp ủy đảng, chính quyền và các tổ chức đoàn thể địa phương để tổ chức các hoạt động giáo dục nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong trường;

b) Có các hình thức phối hợp với các tổ chức, đoàn thể, cá nhân của địa phương để xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh trong trường và ở địa phương;

c) Phối hợp chặt chẽ với các tổ chức, đoàn thể, cá nhân của địa phương nhằm tăng cường các nguồn lực vật chất để xây dựng cơ sở vật chất trường học.

6.2.1. Mô tả hiện trạng:

Chỉ số a: Hàng năm, nhà trường đã xây dựng kế hoạch phối hợp với các cấp ủy Đảng, Chính quyền, các tổ chức đoàn thể của địa phương để tổ chức và thực hiện tốt các hoạt động giáo dục. [H27.6.02.01]

Chỉ số b: Nhà trường thường xuyên phối hợp với các tổ chức địa phương, trao đổi thông tin, nắm vững tình hình địa phương để xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh. Tổ chức cho học sinh thường xuyên tham gia các buổi lao động vệ sinh làm sạch môi trường trong và ngoài nhà trường. [H25.6.02.02]

Chỉ số c: Nhà trường luôn luôn tích cực tham mưu với Đảng ủy, Chính quyền địa phương tăng cường bổ sung cơ sở vật chất trường học. Bằng việc huy động sự đóng góp của toàn dân trong xã để mua sắm bổ sung bàn ghế mới, tu sửa khuôn viên nhà trường. [H27.6.02.03]

6.2.2. Điểm mạnh:

Chính quyền và các tổ chức xã hội trên địa bàn, Ban đại diện Hội phụ huynh học sinh quan tâm đến mọi phong trào của nhà trường.

Ban giám hiệu năng động, sáng tạo trong việc tham mưu với địa phương, tranh thủ được sự đóng góp của toàn dân để mua sắm cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học cho nhà trường.

6.2.3. Điểm yếu:

Kinh tế của địa phương còn nhiều hạn hẹp nên khả năng đóng góp của phụ huynh học sinh còn gặp nhiều khó khăn. nên phần thưởng còn hạn chế, trị giá của phần thưởng chưa cao.

Hàng năm, nhà trường chưa có điều kiện tổ chức cho học sinh đi tham quan các khu di tích lịch sử trong và ngoài tỉnh.

6.2.4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:

Huy động sự đóng góp ủng hộ của các tổ chức, cá nhân để bổ sung cơ sở vật chất cho nhà trường. Tiếp tục vận động nhiều các tổ chức, cá nhân tham gia vào công tác giáo dục học sinh, phối hợp tích cực với địa phương để duy trì môi trường giáo dục lành mạnh.

Sau mỗi năm học nhà trường họp rút kinh nghiệm về sự phối hợp giữa nhà trường với các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường, các tổ chức xã hội , doanh nghiệp cá nhân để rút kinh nghiệm cho năm học tới.

6.2.5. Tự đánh giá: Đạt

KẾT LUẬN TIÊU CHUẨN 6

* Điểm mạnh nổi bật:

Nhà trường xây dựng được mối quan hệ tích cực, hiệu quả giữa các lực lượng giáo dục, giữa các tổ chức đoàn thể, nhân dân địa phương, đặc biệt là Ban đại diện Hội cha mẹ học sinh, tạo điều kiện cho sự phát triển của nhà trường. Sự

tham gia và phối kết hợp khăng khít chặt chẽ giữa nhà trường và phụ huynh đã tạo cho nhà trường một cơ sở vật chất khang trang đảm bảo cho hoạt động dạy và học.

* Những tồn tại cơ bản:

Tuy vậy ở một số thời điểm, hiệu quả phối hợp hoạt động giảm sút, thiếu ổn định; công tác tuyên truyền đạt hiệu quả chưa cao; kết quả công tác huy động nguồn kinh phí cho các hoạt động giáo dục, tăng cường cơ sở vật chất còn chưa đạt yêu cầu

* Số lượng tiêu chí đạt yêu cầu: 2/2

* Số lượng tiêu chí không đạt yêu cầu : 0/2

Một phần của tài liệu Báo Cáo Kiểm định chất lượng Trường TH (Trang 72)