Chúng ta đã thấy rằng thu hồi nhanh và giảm tốc độ chi tiêu tiền mặt trong phạm vi những giới hạn về vị thế tín dụng của doanh nghiệp là những nguyên tắc quản trị tiền mặt rất quan trọng. Nhưng chỉ riêng những nguyên tắc này thì cũng không đủ hỗ trợ trong việc thỏa mãn nhu cầu chi tiêu và đầu tư sinh lợi bằng tiền mặt của công ty.
Do Tiền mặt lưu chuyển thường bấp bênh không ổn định nên công ty sử dụng các mô hình dự báo tiền mặt để bù trừ những bấp bênh đó và cân đối những khoản thu chi trong tương lai với các khoản đã chi. Bởi vậy cần phải hoạch định ngân sách tiền mặt để dự báo nhu cầu chi tiêu.
Ngân sách tiền mặt là một kế hoạch ngắn hạn dùng để xác định nhu cầu chi tiêu và nguồn thu tiền mặt. Kế hoạch này thường được xây dựng trên cơ sở từng tháng, từng tuần hay mỗi ngày. Cơ sở quan trọng của việc hoạch định này là dựa trên dự báo doanh thu, chính sách tín dụng thương mại của doanh nghiệp, các kế hoạch về chi phí sản xuất kinh doanh trong kì…
Lập các dự báo về dòng tiền cho năm tới, quý tới và thậm chí cho tuần tới nếu công ty đang trong tình trạng khó khăn về khả năng thanh toán. Dự báo chính xác
Dự báo về dòng tiền là những dự đoán có căn cứ dựa trên những cân đối giữa những yếu tố khác nhau, bao gồm : việc thanh toán của khách hàng trong quá khứ, dựa trên tính toán kĩ lưỡng về những khoản sắp phải chi và khả năng yêu cầu thanh toán của nhà cung cấp. Các dự đoán được dựa trên giả định rằng khách hàng sẽ thanh toán trong cùng một khoảng thời gian giống như những lần thanh toán trước đó, nhà cung cấp sẽ cho phép gia hạn thanh toán tương tự như những lần nhập hàng trước đó. Và các khoản chi thường bao gồm chi đầu tư nâng cấp tài sản, chi lãi vay, các khoản chi cần thiết khác và các khoản doanh thu thường được dự kiến dựa theo tính chất mùa vụ.
Bắt đầu việc dự đoán dòng tiền bằng việc cộng số dư tiền tại thời điểm đầu kỳ với các khoản tiền dự kiến thu được từ các nguồn khác nhau. Đế làm việc đó sẽ phải thu thập các thông tin từ phòng kinh doanh, đại diện bán hàng, kế toán công nợ và từ phòng tài chính. Đối với tất cả các thông tin này, sẽ đặt ra cùng một câu hỏi : Bao nhiêu tiền sẽ thu được từ khách hàng, từ lãi tiền gửi, phí dịch vụ; một phần từ các khoản nợ khó đòi, từ các nguồn khác và khi nào thì thu được ?
Bước thứ hai để dự báo chính xác dòng tiền là những hiểu biết về số tiền phải chi ra và thời điểm chi. Điều đó không chỉ có ý nghĩa là khi nào phải chi mà còn là chi cho cái gì. Hãy liệt kê các khoản phải chi, bao gồm chi phí thuê, nhập hàng, tiền lương và thuế phải trả hay các khoản phải trả khác như chi phúc lợi, mua dụng cụ, thuê tư vấn, đồ dùng văn phòng, trả nợ quảng cáo, sửa chữa tài sản, nhiên liệu và chi lợi tức.
Trong mỗi kì kế hoạch, sau khi liệt kê các khoản thu chi cần tiến hành so sánh, xác định mức bội chi hoặc bội thu để tìm ra biện pháp nhằm tiến tới cân bằng tích cực.
Nếu thấy bội thu thì có thể tính đến việc trả bớt các khoản nợ cho khách hàng, khoản vay cho ngân hàng, khoản trả nợ cho CBCNV, nộp ngân sách… hoặc sử dụng nguồn bội thu này cho đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, đầu tư tài chính…
Nếu thấy bội chi có thể tìm biện pháp tăng thêm tốc độ thu hồi công nợ, đẩy mạnh công tác bán hàng, vay thêm ngân hàng hoặc giảm bớt tốc độ chi nếu có thể được.
KẾT LUẬN
Qua 3 tháng thực tập và tìm hiểu thực tế tại Công ty em đã nhận thấy công ty là một đơn vị có cơ cấu tổ chức khá chặt chẽ với đội ngũ cán bộ đầy kinh nghiệm. Với 10 năm hoạt động của mình công ty đã không ngừng tận dụng và phát huy những điểm mạnh, hạn chế và loại bỏ những sai sót còn tồn đọng chính vì vậy Công ty TNHH Long Sinh đã trở thành một trong những công ty hàng đầu của tỉnh Khánh Hòa có thành tích xuất sắc trong hoạt động kinh doanh. Công ty đã chứng tỏ được sự vững mạnh của mình trên thị trường cũng như chiếm được niềm tin đối với khách hàng. Đó chính là uy tín giúp cho công ty tồn tại và phát triển.
Thời gian thực tập tại công ty em đã hoàn thành đồ án tốt nghiệp của mình với đề tài: “Kế toán vốn bằng tiền và phân tích tình hình sử dụng tiền tại Công ty
TNHH Long Sinh ”. Với đề tài này em hy vọng sẽ góp phần nhằm hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền và giúp cho việc quản lí tiền của công ty ngày một hợp lí và hiệu quả hơn.
Do thời gian thực tập có hạn và kiến thức của em còn nhiều hạn chế, vì vậy đề tài của em không sao tránh khỏi những thiếu sót, do vậy em mong thầy cô và các bạn đóng góp để đề tài của em được hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa kinh tế và đặc biệt là Cô Võ Thị Thuỳ Trang đã tận tình hướng dẫn để em có thể hoàn thành đề tài này
Em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, tập thể cán bộ công nhân viên công ty TNHH Long Sinh và các chị trong phòng kế toán đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập.
Nha Trang, tháng 11 năm 2007
Sinh viên thực hiện
Đặng Thị Thu Hường
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Tấn Bình (2003), Kế toán quản trị, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.
2. PGS.TS. Trần Ngọc Thơ (2005), TàiChính Doanh Nghiệp Hiện Đại , Nhà xuất bản Thống kê.
3. Võ Thị Thùy Trang (2006), Kế toán tài chính II , Nha Trang 4. Bộ Tài Chính (2006), Chế độ kế toán doanh nghiệp, Hà Nội
5.Các tài liệu và số liệu của Công ty TNHH Long Sinh 6. Các luận văn của khóa trước.
7. Các trang web http: //www.google.com http://www.danketoan.com http://www.webketoan.vn http://www.mof.gov.vn http://www.kiemtoan.com