Tổ chức bộ máy quản lí và sản xuất tại Công ty TNHH LongSinh

Một phần của tài liệu kế toán vốn bằng tiền và phân tích tình hình sử dụng tiền tại công ty tnhh long sinh (Trang 36 - 114)

Sơ đồ 2.1: TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ

Công ty bố trí cơ cấu tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng. Trong đó, Chủ tịch Hội đồng quản trị là người chịu trách nhiệm điều hành mọi hoạt động cũng như quyết định và lãnh đạo các bộ phận từ các phòng ban đến các bộ phận thông qua các Giám đốc, Trưởng phó phòng.

Với đội ngũ cán bộ trẻ có năng lực qua đào tạo, cơ cấu gọn nhẹ công ty có đầy đủ khả năng thực hiện tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh trong cơ chế mới.

Nói chung mỗi bộ phận đều được phân định rõ ràng về chức năng đảm nhiệm công việc của mình phụ trách nhưng có sự hỗ trợ và giúp đỡ lẫn nhau hoàn thành mục tiêu của tổ chức cụ thể như sau:

CHỦ TỊCH HĐQT BAN GIÁM ĐỐC PHÒNG SẢN XUẤT PHÒNG X-N-K TÀI VỤ HÀNH CHÍNH PHÒNG KINH DOANH PHÒNG QLKD PHÒNG TCHC PHÒNG KẾ TOÁN

Chủ tịch Hội đồng quản trị là người dứng đầu trong Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm cao nhất trong mọi hoạt động kinh doanh của công ty. Trực tiếp chỉ đạo đề ra phương pháp cần thiết nhằm hoàn thiện tốt các hoạt dộng trong từng thời kì, hướng công ty tiến tới mục tiêu đề ra.

Ban Giám đốc đứng đầu là Tổng Giám Đốc chịu trách hiệm điều hành công tác xây dựng chiến lược phát triển và đề ra kế hoạch, phương án sản xuất kinh doanh của công ty. Dưới Tổng giám đốc lá phó Tổng giám đốc chịu trách nhiệm trong công tác quản lí và điều hành khi Tổng giám đốc vắng mặt. Đồng thời chịu trách nhiệm trước nhiệm vụ được phân công và ủy quyền.

Phòng Sản xuất: Giám đốc là người đứng đầu bộ phận sản xuất. Có chức năng tham mưu giúp Ban giám đốc trong việc điều hành hoạt động sản xuất của công ty thông qua việc tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra tất cả các hoạt động có liên quan đến sản xuất của công ty. Dưới là các trưởng phòng và phó phòng sản xuất.

Phòng Xuất Nhập khẩu: có nhiệm vụ tham mưu giúp Ban giám đốc về phương hướng kinh doanh, về công tác quản lí. Chịu trách nhiệm giao dịch với khách hàng trong và ngoài nước, tìm hiểu thị trường, phương thức mua bán giá cả, trực tiếp làm công tác XNK.

Phòng Kế toán: đứng đầu là Kế toán trưởng. Phòng kế toán công ty có nhiệm vụ về việc tổ chức hệ thống thống kê kế toán, kiểm tra báo cáo quyết toán trong quá trình sản xuất kinh doanh và kết quả tiêu thụ cũng như việc thu mua nguyên vật liệu, tiêu thụ sản phẩm và tình hình tài chính tiền tệ của công ty. Kịp thời đề xuất các biện pháp hợp lí để giải quyết những cái bất hợp lí về hoạt động tài chính của công ty thông qua việc cân dối các khoản thu chi. Tổ chức hệ thống ghi chép thống nhất các số liệu một cách đầy đủ chính xác, kịp thời. Tổ chức kiểm soát hệ thống chứng từ sổ sách định kì và có kế hoạch luân chuyển vốn nhanh dể nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty.

Phòng Tổ chức Hành chính: đứng đầu là Trưởng phòng tổ chức hành chính có trách nhiệm tổ chức triển khai các phương hướng, chủ trương do Tổng giám đốc đưa xuống và chịu trách nhiệm trước Ban giám đốc về các vấn đề có liên

quan. Có nhiệm vụ tham mưu cho Tổng giám đốc về các vấn đề liên quan đến quản lí nhân sự của công ty như cơ cấu nhân sự, đào tạo nâng cao trình độ công nhân viên, tiền lương, đề bạt tăng lương, khen thưởng điều động nhân viên cũng như các chính sách xã hội theo quy định.

Phòng Quản lí kinh doanh: có vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Có nhiệm vụ đề ra các kế hoạch kinh doanh, quản lí việc kinh doanh trong công ty. Thực hiện các nhiệm vụ giao hàng, chào hàng. Đề xuất ý kiến đến việc thu mua nguyên vật liệu, tiêu thụ sản phẩm và kí duyệt các hợp đồng kinh tế.

Bộ phận Kinh doanh: đứng đầu là Giám đốc kinh doanh dưới Giám đốc kinh doanh là Trưởng phòng kinh doanh và các nhân viên nghiệp vụ. Đội ngũ nhân viên nghiệp vụ có nhiệm vụ tiếp thị hàng của công ty đến tận các đại lí và người tiêu dùng.

2.1.3.2.Tổ chức sản xuất tại Công ty TNHH Long Sinh.

Sơ đồ 2.2: TỔ CHỨC BỘ MÁY SẢN XUẤT

Nhiệm vụ, chức năng của từng phân xưởng, bộ phận:

Bộ phận cơ khí điện nước: gồm tổ trưởng và các nhân viên. Có nhiệm vụ quản lí, bảo trì bảo dưỡng vận hành máy móc thiết bị được giao, quản lí hệ thống cơ điện lạnh, máy móc thiết bị một cách thường xuyên. Đồng thời điều hành tổ chức mọi hoạt động của phân xưởng nhằm khai thác tối đa các yếu tố, tay nghề công

BP cơ khí điện nước BP. Hóa nghiệm KCS BP sản xuất chính PX.thuốc thú y thủy sản PX Sản xuất bột cá PX thuốc BVTV Thủ kho Bốc xếp Tạp vụ Lái xe Bảo vệ Nguyên liệu Vật tư Thành phẩm BP phục vụ sản xuất CÔNG TY TNHH LONG SINH

nhân để phục vụ cho việc sản xuất diễn ra liên tục không bị ngưng vì những lí do bất ngờ .

Bộ phận hóa nghiệm KCS: có nhiệm vụ kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu, thành phẩm, hàng hóa của công ty theo các tiêu chuẩn kĩ thuật. Mặt khác bộ phận này còn kiểm tra giám sát việc thực hiện các định mức kinh tế kĩ thuật vào việc nâng cao chất lượng của sản phẩm; cải tiến các sản phẩm mới.Tổ chức bảo quản NVL, sản phẩm làm ra theo đúng tiêu chuẩn quy định. Thường xuyên kiểm tra, phát hiện kịp thời những sản phẩm không đạt chất lượng trong quá trình sản xuất trước khi đưa tiêu thụ trên thị trường và đem đi xuất khẩu.

Bộ phận sản xuất gồm có 3 phân xưởng chính:

- Phân xưởng thuốc thú y thủy sản: là một trong 3 phân xưởng sản xuất chính của công ty. Nhiệm vụ của phân xưởng là tổ chức và sản xuất ra mặt hàng chính là thuốc thú y thủy sản.

- Phân xưởng sản xuất bột cá: là một trong 3 phân xưởng sản xuất chính của công ty có nhiệm vụ tổ chức và sản xuất ra mặt hàng chính là bột cá.

- Phân xưởng sản xuất thuốc bảo vệ thực vật: là phân xưởng chính thứ3. Nó giúp công ty trong việc khai thác mọi nguyên liệu sẵn có trong nước cũng như phải nhập khẩu từ nước ngoài để sản xuất mặt hàng thuốc bảo vệ thực vật.

Bộ phận phục vụ sản xuất:

- Bộ phận bốc xếp tạp vụ và bộ phận lái xe bảo vệ: đây là hai bộ phận có nhiệm vụ phục vụ cho hoạt động của công ty diễn ra một cách nhịp nhàng và liên tục. Bộ phận lái xe có nhiệm vụ đưa đón công nhân viên trong công ty từ KCN về và đi đồng thời còn có nhiệm vụ chở hàng.

- Bộ phận kho gồm kho vật tư, kho nguyên liệu, kho thành phẩm. Mỗi kho có các thủ kho chịu trách nhiệm trong việc nhập xuất nguyên vật liệu, thành phẩm, vật tư.

Tóm lại, Công ty TNHH Long Sinh bố trí cơ cấu sản xuất là tương đối hợp lý, phù hợp với công việc. Các bộ phận với chức năng và quyền hạn của mình đã làm việc khá tốt và có hiệu qủa. Các bộ phận trong công ty phối hợp hỗ trợ cho nhau một cách chặt chẽ nên đã giảm bớt thời gian rất nhiều.

Với số lượng lao động trong năm qua làm việc rất ổn định và dường như đã đáp ứng được đầy đủ yêu cầu công việc và hoàn thành đúng tiến độ. Do đó đây là một cơ cấu hợp lí đảm bảo cho quá trình sản xuất được diễn ra liên tục.

35 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 2.1: BẢNG TỔNG HỢP MỘT SỐ CHỈ TIÊU PHẢN ÁNH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN QUA

Đvt :Đồng

Tốc độ BQ Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006

Giá trị % Doanh thu 17.642.809.671 34.848.111.758 52.491.445.699 56.169.853.509 77.421.953.832 14.944.786.040 44,74

Lợi nhuận trước thuế 227.356.876 1.902.607.298 5.211.810.204 12.526.471.189 15.090.954.044 3.715.899.291 185,40

Lợi nhuận sau thuế 154.602.676 1.306.012.963 4.984.223.817 12.526.471.189 14.847.069.766 3.673.116.771 213,04

VKD bình quân 16.148.364.921 23.301.786.806 31.605.112.999 43.180.930.892 51.351.008.102 8.800.660.795 33,54 VCSH bình quân 6.348.714.212 10.168.119.438 15.105.976.944 27.097.994.487 39.469.922.843 8.280.302.157 57,90 Tổng số lao động 89 76 117 121 133 11 10,56 Thu nhập bình quân 1.000.134 922.870 844.766 1.203.426 1.457.635 114.375 9,87 Tổng nộp ngân sách 2.052.321.525 3.275.223.339 4.653.843.809 3.410.033.854 5.010.050.716 739.432.298 24,90 Tỷ suất LNTT / DT 1,29 5,51 9,92 22,30 19,49 4,55 97,13 Tỷ suất LNST / DT 0,88 3,75 9,49 22,30 19,18 4,58 116,00 Tỷ suất LNTT / TS bq 1,41 8,24 16,50 29,00 29,39 7,00 113,66 Tỷ suất LNST / TS bq 0,96 5,60 15,80 29,00 28,91 6,99 134,25 Tỷ suấtLNTT/ VCSH bq 3,58 18,89 34,50 46,23 38,23 8,66 80,78

* Nhận xét :

Qua bảng tổng hợp một số chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian qua ta thấy :

 Doanh thu của công ty tăng liên tục từ năm 2002 đến năm 2006 với tốc độ tăng bình quân của cả thời kì này là 44,74 % hay nói cách khác bình quân hàng năm doanh thu của công ty tăng 14.944.786.040 đồng. Sở dĩ doanh thu của công ty tăng đáng kể như vậy là do công ty đã đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm, mở rộng thị trường và tìm kiếm thêm nhiều khách hàng mới. Ngoài ra năm 2004 công ty bắt đầu mở rộng quy mô của mình sang lĩnh vực sản xuất từ đó đa dạng hóa thêm mặt hàng chính vì vậy làm cho doanh thu của công ty tiếp tục tăng.

 Lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế của công ty không ngừng tăng qua các năm phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty khá tốt. Cụ thể là tốc độ tăng bình quân của lợi nhuận trước thuế từ năm 2002- 2006 là 185,4 % hay bình quân mỗi năm lợi nhuận trước thuế của công ty tăng 3.715.899.291 đồng. Lợi nhuận trước thuế tăng kéo theo lợi nhuận sau thuế của công ty cũng tăng theo với tốc độ tăng bình quân khá cao 213,04 %.

 Về vốn kinh doanh của công ty ta thấy rằng : nếu như trong năm 2002 tổng vốn kinh doanh bình quân mới chỉ có 16.148.364.921 đồng thì đến năm 2006 con số này đã lên tới 51.351.008.102 đồng. Như vậy là công ty đã luôn quan tâm chú trọng trong việc đầu tư mua sắm thêm TSCĐ, xây dựng nhà xưởng, mở rộng đầu tư sản xuất. Thêm vào đó công ty còn chú trọng vào việc liên doanh, liên kết hợp tác với 2 công ty TNHH Long Hiệp và TNHH Long Shin để cùng phát triển.

 VCSH bq của công ty tăng liên tục bình quân mỗi năm là 8.280.302.157 đồng. Như vậy nguồn vốn đầu tư của chủ sở hữu ngày càng được bổ sung thêm từ việc các thành viên trong HĐQT góp vốn và lợi nhuận chưa phân phối. Điều này thể hiện công ty ngày càng làm ăn có hiệu quả.

 Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty liên tục tăng qua các năm kéo theo hiệu quả xã hội mà công ty đạt được cũng khả quan hơn, tốt hơn . Cụ thể là:

 Việc thực hiện nghĩa vụ đóng thuế cho Ngân sách nhà nước được công ty thực hiện khá tốt. Số thuế đóng góp cho Nhà nước ngày càng tăng theo thời gian.

 Số lao động của công ty trong giai đoạn 2002- 2006 tăng với tốc độ bình quân 10,56%. Năm 2003 công ty đã cơ cấu lại nhân sự. cho nghỉ việc đối với công nhân không có trình độ chuyên môn. tay nghề. Năm 2004 số lao động của công ty tăng thêm 41 người do trong năm này công ty đã mở rộng thêm lĩnh vực hoạt động.Việc công ty mở rộng quy mô sản xuất đã tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động.

 Thu nhập bình quân của người lao động trong công ty đã được cải thiên đáng kể làm cho đời sống của đại bộ phận công nhân viên trong công ty được nâng cao.

 Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu từ năm 2002 đến 2005 tăng liên tục nhưng sang năm 2006 chỉ tiêu này bị giảm. Công ty cần tiếp tục nâng cao tỷ suất này lên bằng cách thường xuyên phân tích, nhận định tình hình hoạt động kinh doanh của mình một cách rõ rang, chính xác dự đoán trước những khó khăn mà công ty sẽ gặp phải và đương đầu. Đồng thời công ty cần chú ý giảm bớt những chi phí bất thường làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của mình.

 Qua thời gian từ năm 2002-2006 ta thấy rằng vốn đầu tư của công ty có khả năng sinh lời ngày càng cao đem lại nhiều lợi nhuận hơn cho công ty tính trên 100 đồng vốn đầu tư vào kinh doanh trong kì. Điều này nói lên công ty đang sử dụng đồng vốn kinh doanh của mình ngày càng có hiệu quả.

 Chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế trên VCSH bq tăng liên tục qua các năm với tốc độ tăng bình quân của cả thời kì năm 2002-2006 lần lượt là 80,78% và 98,16% thể hiện suất sinh lời của công ty ngày càng tăng. Chỉ tiêu này càng cao thể hiện sự sắp xếp, phân bổ và quản lí vốn của công ty ngày càng có hiệu quả. Công ty cần phát huy hơn nữa thế mạnh của mình để từ đó nâng cao sức sinh lời của vốn chủ sở hữu.

Như vậy qua việc phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Long Sinh trong thời gian qua chúng ta có thể đánh giá công ty TNHH Long

Sinh là một đơn vị hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Tình hình kinh doanh của công ty trong những năm qua là khá tốt nó được thể hiện thông qua các chỉ tiêu. Với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh như trên công ty cần tiếp tục đưa ra một số phương hướng trong thời gian tới nhằm phát huy thế mạnh của mình, nâng cao khả năng cạnh tranh, tăng lợi nhuận khắc phục những mặt còn hạn chế, tồn tại để đưa công ty luôn là một đơn vị mạnh.

2.1.5.Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

2.1.5.1. Nhân tố bên trong. 2.1.5.1.1. Lực lượng lao động. 2.1.5.1.1. Lực lượng lao động.

Với bất kì một doanh nghiệp nào cũng vậy. Nhân sự luôn là yếu tố quan trọng không thể thiếu được trong quá trình hoạt động kinh doanh của công ty. Vì vậy công ty không ngừng nâng cao tay nghề và quan tâm đào tạo công nhân viên chính điều đó mà đội ngũ cán bộ công nhân viên của công ty có trình độ tương đối cao, nhiệt tình hăng hái trong công việc. Tính đến nay công ty TNHH Long Sinh đã có trên 130 lao động trong đó hơn 48% cán bộ công nhân viên tốt nghiệp đại học các ngành nuôi trồng, kinh tế tài chính kế toán, ngoại ngữ. Đội ngũ nhân viên kĩ thuật khoảng 80 người chủ yếu đã tốt nghiệp Đại học Thủy sản và Đại học Nông lâm. Họ có nhiều kinh nghiệm trong nuôi trồng và chăm sóc thủy sản, gia súc, gia cầm, cây trồng. Hầu hết đội ngũ nhân viên kĩ thuật này đều còn trẻ, họ không ngại gian khổ, được các chuyên gia nước ngoài huấn luyện chuyên biệt. Bên cạnh đó là đội ngũ kế toán công ty cũng được đào tạo tốt các nghiệp vụ chuyên ngành do vậy công tác kế toán dược diễn ra một cách nhịp nhàng cùng với hoạt động chung ở công ty.

2.1.5.1.2. Vốn

Lĩnh vực kinh doanh của công ty cần nhiều vốn và nó cũng có ý nghĩa rất quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Ban đầu với quy mô doanh nghiệp còn nhỏ, vốn kinh doanh còn rất hạn hẹp chỉ có 500.000.000 đồng vì vậy trong những năm đầu hoạt động của công ty cũng gặp rất nhiều khó khăn. Nhưng trong những năm gần đây, hoạt động kinh doanh của công ty khá tốt nên vốn ban đầu vẫn

được bảo toàn mà còn được bổ sung thêm một lượng vốn tương đối giúp cho việc kinh

Một phần của tài liệu kế toán vốn bằng tiền và phân tích tình hình sử dụng tiền tại công ty tnhh long sinh (Trang 36 - 114)