Dòng lưu chuyển tiền tệ - sản xuất trong sơ đồ dưới đây minh họa mối quan hệ qua lại giữa hoạt động kinh doanh và hoạt động tài chính của doanh nghiệp.
Sơ đồ 1.6 : Dòng lưu chuyển tiền tệ - sản xuất Giải thích sơ đồ :
Giả sử một công ty mới thành lập dùng nguồn tiền từ vốn chủ sở hữu và từ các nhà cho vay để mua sắm tài sản máy móc thiết bị và nay đã chuẩn bị sẵn sàng hoạt động. Để có thể hoạt động được, công ty dùng tiền mua nguyên vật liệu và thuê mướn công nhân; với những yếu tố nhập lượng này, công ty tiến hành sản xuất ra sản phẩm và được tạm thời lưu giữ trong kho. Như vậy, khi bắt đầu là tài
sản tiền tệ (vốn bằng tiền) ở trong tủ sắt giờ đây trở thành tài sản vật chất (hàng hóa) ở trong kho.
Khi công ty bán sản phẩm, tài sản vật chất lúc bấy giờ sẽ được chuyển trở lại thành tài sản tiền tệ. Nếu bán hàng thu bằng tiền mặt, thì điều này xảy ra ngay lập tức; ngược lại nếu chưa thu được tiền ngay (do bán chịu) thì nó sẽ được thu sau đó – khi tiền trong tài khoản phải thu đã được thanh toán. Đây chỉ là sự vận động đơn giản từ tiền sang hàng, tới khoản phải thu và quay trở lại thành tiền trong một chu kì hoạt động kinh doanh của công ty.
Một hoạt động khác được thể hiện trong sơ đồ là hoạt động đầu tư.
Tham gia trong hơn một chu kì kinh doanh, tài sản cố định của công ty được sử dụng và bị hao mòn trong quá trình sản xuất ra sản phẩm. Theo đó, các sản phẩm sau mỗi chu kì hoạt động đều có một phần đóng góp về giá trị của tài sản cố định. Để duy trì công việc sản xuất, công ty phải đầu tư một phần tiền mặt thu được vào việc mua sắm mới tài sản cố định. Mục tiêu của hoạt động đầu tư này, cuối cùng và tất nhiên, là nhằm đảm bảo cho tiền mặt thu được trong vòng chu chuyển vốn lưu động và hoạt động đầu tư phải lớn hơn so với số tiền bỏ ra ban đầu.
Chúng ta có thể làm phức tạp hơn sơ đồ ở trên bằng cách thêm vào sơ đồ trên khoản phải trả và mở rộng việc sử dụng nợ và vốn chủ sở hữu để tạo ra nguồn tiền mặt. Tuy nhiên, qua sơ đồ trên cũng đã thấy được rằng :
Tiền mặt – các hình thức biến đổi theo thời gian của tiền như hàng tồn kho, khoản phải thu và quay trở lại thành tiền mặt – là mạch máu của mọi công ty. Nếu mạch máu – dòng tiền bị tắt nghẽn nghiêm trọng hay dù chỉ là thiếu hụt tạm thời thôi cũng có thể dẫn công ty tới việc phá sản.
Có một chân lí là một công ty đang làm ăn có lãi, thì sẽ không có gì đảm bảo rằng dòng tiền của nó đủ để duy trì các hoạt động mà phải cần đến sự thanh toán bằng tiền mặt.
Để minh họa điều này, giả sử công ty nới rộng việc quản lí các khoản phải thu bằng việc cho phép khách hàng mua chịu nhiều hơn, thời gian thanh toán dài hơn, và giả sử công ty sản xuất nhiều sản phẩm hơn số có thể bán được, buộc
phải để tồn kho. Điều này dẫn đến một điều là, mặc dù công ty đang hoạt động kinh doanh ở mức có lợi nhuận - theo quan điểm đánh giá của nhà kế toán, nhưng doanh thu của nó không tạo đủ tiền mặt ngay để trang trải cho dòng tiền cần chi ra trước mắt, phục vụ cho quá trình tái sản xuất và đầu tư. Khi công ty không có đủ tiền mặt để thanh toán các nghĩa vụ tài chính đáo hạn, nó sẽ bị phá sản.
Một hình ảnh khác, giả sử công ty đã quản lí hàng tồn kho và khoản phải thu một cách nghiêm ngặt, nhưng sự gia tăng trong doanh thu chỉ đáp ứng cho việc đầu tư lớn hơn vào các tài sản ngắn hạn này. Khi đó, mặc dù công ty đang hoạt động có lãi nhưng nó vẫn không đủ tiền mặt để thanh toán các nghĩa vụ tài chính. Nói một cách hoa mỹ hơn là công ty đang ở tình trạng “ tăng trưởng phá sản ”hay tăng trưởng không bền vững.
Các ví dụ nhỏ ở trên đã minh họa lí do tại sao các nhà quản trị phải lưu tâm tới dòng tiền mặt, chí ít cũng phải bằng với sự quan tâm tới lợi nhuận. 1.2.3. Báo cáo nguồn tiền và sử dụng tiền.
1.2.3.1. Những vấn đề chung
Là tiền thân của báo cáo lưu chuyển tiền tệ, báo cáo nguồn tiền và cách sử dụng tiền là bảng báo cáo liệt kê tất cả các nguồn tạo ra tiền và tất cả các khoản chi tiêu tiền trong một kì kinh doanh. Nhưng báo cáo này có nhiều nhược điểm hơn so với báo cáo lưu chuyển tiền tệ ở chỗ, nó không phân biệt các nguồn thu chi từ các hoạt động khác nhau: hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư, hoạt động tài chính.
Việc xác định các nguồn tạo ra tiền và cách sử dụng tiền của một doanh nghiệp là kĩ năng hữu dụng cần phải có của chính doanh nghiệp. Nó cũng là khởi điểm tuyệt vời cho việc xem xét báo cáo lưu chuyển tiền tệ, một báo cáo thứ ba của hệ thống báo cáo tài chính, bổ sung cho bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh.
“ Phương trình tiền mặt ” sau đây giúp ta thêm các hình dung về thay đổi TM trước sự thay đổi của các khoản mục Tài sản, Nợ phải trả và Vốn chủ sở hữu:
Ta có đẳng thức quen thuộc trong kế toán: Tổng Tài sản = Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu. Triển khai ta có :
TSNH + TSDH = NPT + VCSH.
( Trong đó : TSNH gồm : Tiền mặt + KPT + HTK ). Phương trình tiền mặt sẽ được viết như sau:
Tiền mặt = NPT + VCSH – KPT – HTK- TSDH.
Phương trình Tiền mặt cho thấy rằng: một sự thay đổi trong các nguồn vốn như NPT hay VCSH sẽ dẫn đến sự thay đổi cùng chiều với Tiền mặt. Ngược lại, một sự thay đổi trong các tài sản như KPT, HTK hay TSDH sẽ dẫn đến sự thay đổi trái chiều với tiền mặt.
1.2.3.2. Phân biệt giữa nguồn tạo ra tiền và cách sử dụng tiền
Một doanh nghiệp tạo nguồn tiền mặt bằng 2 cách : Giảm tài khoản “ Tài sản ” hoặc tăng tài khoản “Nợ phải trả và Vốn chủ sở hữu ”.
Thanh lí thiết bị cũ, bán hàng tồn trong kho, giảm các khoản phải thu và giảm các khoản khác trong các tài khoản tài sản là những nguồn tạo ra tiền của Doanh nghiệp.
Về phía bên “Nợ phải trả và VCSH ” của bảng cân đối kế toán; việc tăng khoản vay ngân hàng và tăng vốn cấp của nhà nước đối với DNNN; đối với công ty cổ phần là bán ra cổ phiếu thường, sẽ làm tăng các khoản nợ và tăng vốn chủ sở hữu và một lần nữa lại tạo ra tiền măt.
Một doanh nghiệp cũng sử dụng tiền mặt theo 2 cách : tăng tài khoản tài sản và giảm tài khoản “ Nợ phải trả và Vốn chủ sở hữu”.
Tăng hàng hóa tồn kho và tăng các khoản phải thu hoặc xây dựng một nhà máy mới, tất cả đều làm tăng tài sản của DN và phải sử dụng tiền mặt.
Ngược lại, trả một khoản nợ vay ngân hàng, giảm các khoản nợ phải trả người bán và nhà cung cấp dịch vụ hoặc là một khoản lỗ trong hoạt động kinh doanh, tất cả đều làm giảm nợ phải trả và là các khoản phải sử dụng tiền mặt.
Vì không thể sử dụng đồng tiền mà bạn không có nên tổng các khoản tiền đã sử dụng trong kì phải cân bằng với tổng các nguồn tạo ra tiền.
1.2.4. Nội dung của báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là một trong ba báo cáo tài chính quan trọng nhất của doanh nghiệp. Nó phản ánh việc hình thành và sử dụng tiền phát sinh trong kì báo cáo của doanh nghiệp. Thông tin phản ánh trên báo cáo cung cấp cho các đối tượng sử dụng thông tin có cơ sở để đánh giá khả năng tạo ra tiền và sử dụng những khoản tiền đã tạo ra trong các hoạt động của doanh nghiệp. Nó cho phép nhà quản lí cũng như các nhà nghiên cứu trả lời được những vấn đề quan trọng liên quan đến tiền như :
Liệu doanh nghiệp có đủ tiền để chi trả cho các khoản nợ ngắn hạn cho nhà cung cấp và những chủ nợ khác mà không phải đi vay không ?
Doanh nghiệp có thể quản lí được các tài khoản phải thu, bảng kiểm kê,… Doanh nghiệp có những khoản đầu tư hiệu quả cao hay không?
Doanh nghiệp có thể tự tạo ra được dòng tiền tệ để tài trợ cho các khoản đầu tư cần thiết mà không phụ thuộc vào vốn từ bên ngoài không ?
Doanh nghiệp có đang thay đổi cơ cấu nợ không ?
Dòng tiền của doanh nghiệp được hình thành từ ba hoạt động:
1. Hoạt động kinh doanh - Dòng tiền hoạt động 2. Hoạt động đầu tư - Dòng tiền đầu tư
3. Hoạt động tài trợ - Dòng tiền tài trợ
Tổng hợp lại, dòng tiền hoạt động, dòng tiền đầu tư và dòng tiền tài trợ trong
một thời kì nào đó sẽ tác động đến số dư tiền mặt của doanh nghiệp..
1.2.5. Một số chỉ tiêu dùng để phân tích tình hình sử dụng tiền 1.2.5.1. Hệ số thanh toán nhanh. 1.2.5.1. Hệ số thanh toán nhanh.
Hệ số thanh toán nhanh được tính toán dựa trên những tài sản ngắn hạn có thể nhanh chóng chuyển đổi thành tiền, đôi khi chúng được gọi là “ Tài sản có tính thanh khoản”.
Công thức:
Tiền và các khoản tương đương tiền Hệ số thanh toán nhanh(Rq) =
Nợ ngắn hạn
Chỉ tiêu này chứng minh khả năng thanh toán tức thời (ngay lúc phát sinh nhu cầu vốn) đối với các khoản nợ đến hạn trả. Thông thường chỉ tiêu này dao động lớn hơn 0,5 là tốt.
Nếu chỉ tiêu này lớn hơn hoặc bằng 1 khẳng định doanh nghiệp có khả năng chi trả công nợ, nhưng doanh nghiệp đang giữ quá nhiều tiền, gây ứ đọng vốn, do đó hiệu quả sử dụng vốn không cao.
Nếu tỷ số này dưới 0,1 thì doanh nghiệp đang gặp khó khăn về tiền để phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh và thanh toán công nợ đến hạn. Vì vậy doanh nghiệp phải có hướng để tăng tiền và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn.
1.2.5.2. Tỷ lệ tiền mặt
Nếu ta xem xét tính thanh khoản của tài sản ngắn hạn, tức xem “ sức mạnh” của chúng, ta dùng tỉ lệ tiền mặt so với tài sản ngắn hạn. ( tiền là mạnh nhất, tất nhiên). Ta sẽ gọi tắt hệ số này là “ Tỉ lệ tiền mặt ”
Tỷ lệ tiền mặt =
1.2.5.3. Dòng tiền trả nợ ngắn hạn
Để khắc phục yếu điểm về tính thời điểm của các chỉ tiêu hệ số ngắn hạn người ta dùng bổ sung chỉ tiêu dòng tiền trả nợ ngắn hạn. Tử số của công thức là dòng tiền từ hoạt động kinh doanh, tạo ra trong suốt một thời kì kinh doanh. Chỉ tiêu được tính như sau:
Công thức:
Dòng tiền trả nợ ngắn hạn =
Ý nghĩa của chỉ tiêu này là công ty có tạo được dòng tiền từ hoạt động chính của mình để trả nợ ngắn hạn hay không. Chỉ tiêu này bằng 40 % được xem là tình hình thanh toán lành mạnh.
Tiền mặt Tài sản ngắn hạn
Lưu chuyển tiền tệ từ h/đ kinh doanh Nợ ngắn hạn
Nhưng luôn lưu ý rằng, “ tình hình thanh toán lành mạnh” khác với “ tình hình kinh doanh thuận lợi “, các công ty đang tăng trưởng doanh thu, mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh thì luôn thấy thiếu tiền. Dư tiền, tức mắc “bệnh phát phì”, vì đơn giản không có gì để đầu tư thêm nữa.
1.2.5.4. Số vòng quay các khoản phải thu
Các khoản phải thu là những hóa đơn bán hàng chưa thu tiền về do công ty thực hiện chính sách bán chịu và các khoản tạm ứng chưa thanh toán, khoản trả trước cho người bán…
Công thức
Số vòng quay các khoản phải thu =
Chỉ tiêu này cho biết mức độ hợp lí của số dư các khoản phải thu và hiệu quả của việc thu hồi nợ. Nếu số vòng luân chuyển các khoản phải thu càng cao thì doanh nghiệp ít bị chiếm dụng vốn. Tuy nhiên số vòng này quá cao sẽ không tốt vì ảnh hưởng đến khối lượng hàng tiêu thụ do phương thức thanh toán quá chặt chẽ.
1.2.5.5. Số ngày thu tiền
Số ngày thu tiền =
Số ngày thu tiền là một cách nhìn khác về tình hình bán chịu. Số ngày thu tiền chính là số ngày cần thiết bình quân để thu hồi các khoản phải thu trong kì, hay nói cách khác chỉ tiêu này cho thấy để thu được các khoản phải thu cần một khoản thời gian bình quân là bao nhiêu.
Nếu số ngày càng lớn thì việc thu hồi các khoản phải thu chậm và ngược lại. Tuy nhiên, kì thu tiền bình quân cao hay thấp trong nhiều trường hợp chưa có thể kết luận chắc chắn mà phải xem xét lại các mục tiêu và chính sách của doanh nghiệp như mục tiêu mở rộng thị trường, chính sách tín dụng của doanh nghiệp.
1.2.5.6. Số ngày bán hàng tạo quỹ tiền mặt Công thức
Số ngày bán hàng tạo quỹ TM=
Doanh thu
Khoản phải thu bình quân
Tiền mặt tồn quỹ bình quân Doanh thu bình quân một ngày Số ngày trong kì
Ý nghĩa của chỉ tiêu này thể hiện mức độ tồn quỹ phù hợp, tương ứng với doanh thu.
Tất nhiên, thiếu tiền mặt sẽ gây khó khăn cho hoạt động, nhưng dư tiền mặt lại biểu hiện những nguy cơ khác. “ Người giàu cũng khóc”, trường hợp này doanh nghiệp đang bị bệnh béo phì, căn bệnh xảy ra tại các doanh nghiệp đang ở giai đoạn trưởng thành (theo vòng đời sản phẩm), không thể phát triển mở rộng thị trường hiện tại và chưa tìm kiếm được những cơ hội, lĩnh vực mới để đầu tư.
1.2.5.7. Số vòng quay các khoản phải trả
Chỉ tiêu đo lường mức độ sử dụng một “nguồn vốn không trả lãi “, tức khoản trả chậm cho người bán. Số vòng quay khoản phải trả nói lên tình hình trả tiền cho người bán và nhà cung cấp dịch vụ, chính xác hơn là khả năng mua chịu của công ty. Đây cũng là một trong các hệ số “kiểm soát nợ”.
Công thức
Số vòng quay các khoản phải trả =
Trong đó :
Doanh số mua hàng = Giá vốn hàng bán + (Tồn kho đầu kì – Tồn kho cuối kì)
1.2.5.8. Số ngày trả tiền Công thức
Số ngày trả tiền =
Số ngày trả tiền là một cách nhìn khác về tình hình mua chịu. Ý nghĩa là, công ty bình quân trì hoãn được bao nhiêu ngày đối với các khoản nợ phải trả cho người bán và nhà cung ứng dịch vụ
Doanh số mua hàng Khoản phải trả bình quân
Số ngày trong kì
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN VÀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG TIỀN TẠI
CÔNG TY TNHH LONG SINH.
2.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY. 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty. 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty.
Công ty TNHH Long Sinh (Long Sinh Limited Company ) bắt đầu thành lập và đi vào hoạt động theo giấy phép thành lập doanh nghiệp số 59 GP/TLDN do UBND tỉnh Khánh Hòa cấp ngày 28/08/1997 và giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số 050534 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Khánh Hòa cấp ngày 29/08/1998.
Được thành lập năm 1997, ban đầu công ty chỉ có 8 thành viên với hoạt động chính là gia công hàng hải sản đông lạnh để xuất khẩu ra nước ngoài.
Năm 1999, qua nghiên cứu thị trường công ty đã mở rộng sản xuất phát triển thêm ngành nghề kinh doanh: mua bán thức ăn, các chất phụ gia dinh dưỡng, thuốc trị bệnh tôm, thuốc thú y thủy sản, chất cải tạo ao đìa dùng cho ngành thủy sản, men vi sinh. Các sản phẩm này được nhập từ Đài Loan và đã được các cấp, các