Bảng 2.4 : Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006
Lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD 1.172.740.122 (984.394.230) Lưu chuyển tiền thuần từ HĐĐT (307.022.940) (618.178.296)
Lưu chuyển tiền thuần từ HĐTC 0 0
Lưu chuyển tiền thuần trong kì 865.717.182 (1.602.572.526) Tiền và tương đương tiền đầu kì 1.502.479.209 2.368.196.391 Tiền và tương đương tiền cuối kì 2.368.196.391 780.779.381
Nhận xét :
Nhìn vào Báo cáo lưu chuyển tiền tệ của công ty qua 2 năm ta có thể thấy rằng : Công ty Long Sinh là một công ty đang trong thời kì phát triển, mở rộng quy mô hoạt động. Nếu như trước đây công ty chỉ thuần túy là doanh nghiệp thương mại thì hiện nay công ty còn tiến hành đầu tư vào lĩnh vực sản xuất. Chính vì đang trong thời kì tăng trưởng do vậy làm cho lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của công ty trong năm 2006 là âm (984.394.230 đồng) do chi nhiều hơn thu.
* Hệ số dòng tiền vào từ hoạt động kinh doanh so với tổng dòng tiền vào
Năm 2005 = = 91,5 %
Năm 2006 = =100 %
Nhìn vào hệ số này ta có thể thấy mức độ về năng lực tạo ra nguồn tiền từ hoạt động kinh doanh chính của công ty là khá tốt. Tỷ lệ này của công ty chiếm rất cao đặc biệt là trong năm 2006 toàn bộ tiền thu được của công ty đều do hoạt động kinh doanh tạo ra.
Mặc dù số tiền công ty tạo ra từ hoạt động kinh doanh khá lớn nhưng số tiền công ty phải chi ra để duy trì hoạt động cũng không nhỏ.
68.452.915.820 + 1.056.997 68.452.915.820 + 1.056.997
43.089.577.319 + 13.523.519 68.452.915.820 + 1.056.997 +4.000.000.000
Để duy trì tốc độ phát triển nhanh của mình, ngoài việc đầu tư vào các tài sản ngắn hạn( khoản phải thu, hàng tồn kho), công ty đã phải chi đầu tư vào nhà xưởng thiết bị để nâng cao năng lực sản xuất. Cụ thể năm 2006 số tiền công ty đầu tư vào tài sản cố định gấp đôi so với năm 2005. Công ty đã mua cân bàn điện tử 15 tấn, nhập khẩu 2 bộ nồi hơi Toun Shing (2.246.720.000 đồng), mua ống đúc áp lực phục vụ cho sản xuất. Ngoài ra công ty còn trang bị thêm phương tiện vận tải như mua thêm xe tải 198.628.252 đồng.
Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính của công ty 2 năm đều bằng 0 nhưng trong năm 2005 hoạt động tài chính của công ty có phát sinh còn năm 2006 thì không. Cụ thể là năm 2005 công ty nhận thêm vốn góp từ chủ sở hữu là 4 tỷ nhưng số tiền này công ty đã dùng toàn bộ để chi trả nợ gốc vay còn năm 2006 thì không phát sinh hoạt động tài chính nào
Như vậy thông qua báo cáo lưu chuyển tiền tệ của công ty qua 2 năm ta thấy rằng Công ty TNHH Long Sinh thể hiện là một doanh nghiệp đang trong giai đoạn phát triển khá nhanh. Tuy nhiên lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh doanh của công ty vẫn chưa đủ để tài trợ cho hoạt động đầu tư và tài chính do vậy công ty vẫn phải huy động từ nguồn bên ngoài.
2.3.2.3. Một số chỉ tiêu dùng để phân tích tình hình sử dụng tiền 2.3.2.3.1. Hệ số thanh toán nhanh. 2.3.2.3.1. Hệ số thanh toán nhanh.
Để khắc phục yếu điểm của hệ số ngắn hạn ở trên, ta dùng hệ số thanh toán nhanh hay còn gọi là thử axit.
Công thức:
Hệ số thanh toán nhanh (Rq)=
Năm 2005 : Rq = = 0,14
Năm 2006 : Rq = = 0.11 = 0,11
Tiền và các khoản tương đương tiền Nợ ngắn hạn
2.368.196.391 16.375.133.599
780.779.381 7.387.036.916
Hệ số này cho thấy khả năng thanh toán thực sự của công ty. Nhìn vào kết quả hai năm ta thấy được khả năng thanh toán tức thời ( ngay lúc phát sinh nhu cầu) đối với các khoản nợ đến hạn trả của năm 2005 là tốt hơn so với năm 2006 bởi vì cứ cứ 1 đồng nợ ngắn hạn trong năm 2005 thì sẽ có 0,14 đồng tiền và các khoản tương đương tiền có thể quy đổi nhanh thành tiền mặt để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn trong khi năm 2006 chỉ có 0,11 đồng . Cụ thể là do lượng tiền năm 2006 giảm đáng kể 1.587.417.010 đồng so với năm 2005.
Hệ số thanh toán nhanh của công ty nói chung là chưa cao. Công ty không nên để cho hệ số này dưới 0,1 vì khi đó sẽ là lúc công ty gặp khó khăn về tiền để phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh và thanh toán công nợ đến hạn. Chính vì vậy công ty phải có hướng để tăng tiền và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn.
2.3.2.3.2. Tỷ lệ tiền mặt
Tỷ lệ tiền mặt =
Năm 2005 : Tỷ lệ tiền mặt = = 0,0765 ( 7,65%)
Năm 2006 : Tỷ lệ tiền mặt = = 0,0286 ( 2,86%)
Như vậy là tỷ lệ tiền mặt so với tài sản ngắn hạn của công ty trong năm 2005 bằng 7,65 % có nghĩa là trong toàn bộ tài sản ngắn hạn của công ty thì tiền chiếm có 7,65%. Tỷ lệ tiền mặt của công ty nói chung là không cao. Con số này lại tiếp tục giảm hơn trong năm 2006 xuống chỉ còn 2,86%. Do tỷ lệ tiền mặt so với tài sản ngắn hạn quá nhỏ như vậy cho nên khả năng thanh toán nhanh của công ty cũng không cao.
2.3.2.3.3. Dòng tiền trả nợ ngắn hạn
Để khắc phục yếu điểm về tính thời điểm của các chỉ tiêu hệ số ngắn hạn người ta dùng bổ sung chỉ tiêu dòng tiền trả nợ ngắn hạn.
Công thức:
Dòng tiền trả nợ ngắn hạn = Lưu chuyển tiền tệ từ h/đ kinh doanh Nợ ngắn hạn 2.368.196.391 30.960.843.528 780.779.381 27.302.214.621 Tiền mặt Tài sản ngắn hạn
Năm 2005:
Dòng tiền trả nợ ngắn hạn = =0,0716 ( 7,16%)
Năm 2006:
Dòng tiền trả nợ ngắn hạn = =0,1333 ( 13,33%)
Mặc dù chỉ tiêu này bẳng 40% mới được coi là tình hình thanh toán lành mạnh nhưng luôn lưu ý rằng “ tình hình thanh toán lành mạnh” khác với “ tình hình kinh doanh thuận lợi “. Long Sinh là một công ty đang tăng trưởng doanh thu, mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh do vậy luôn thấy thiếu tiền. Ta thấy rằng sang năm 2006 dòng tiền dùng để trả nợ ngắn hạn của công ty đã tăng chứng tỏ công ty đã tạo được dòng tiền từ hoạt động chính của mình để trả nợ.
2.3.2.3.4. Số vòng quay các khoản phải thu, số ngày thu tiền
Công thức
Số vòng quay các khoản phải thu =
Năm 2005
Số vòng quay các khoản phải thu = = 4,82 vòng
Số ngày thu tiền = =75 ngày
Năm 2006:
Số vòng quay các khoản phải thu = =5,56 vòng
Số ngày thu tiền = =65 ngày
Tỷ số trên cho thấy trong năm 2005 các khoản phải thu luân chuyển 4,82 vòng. Điều này có nghĩa là bình quân khoảng 75 ngày công ty mới thu hồi được các khoản nợ phải thu.
Doanh thu
Khoản phải thu bình quân 1.172.740.122 16.375.133.599 984.394.230 7.387.036.916 56.169.853.509 11.656.858.764 360 4,82 360 5,56 77.421.953.832 13.933.736.225
Sang năm 2006, các khoản phải thu luân chuyển nhanh hơn do đó số ngày thu hồi các khoản phải thu của công ty rút ngắn hơn được 10 ngày. Như vậy công ty đã ít bị chiếm dựng vốn hơn do chính sách bán chịu của công ty.
2.3.2.3.5. Số ngày bán hàng tạo quỹ tiền mặt
Công thức :
Số ngày bán hàng tạo quỹ TM=
Năm 2005
Tiền mặt tồn quỹ bình quân =
=1.935.337.800 (đồng ) Số ngày bán hàng tạo quỹ TM = = 13(ngày)
Năm 2006:
Tiền mặt tồn quỹ bình quân =
= 1.574.487.886 (đồng )
Số ngày bán hàng tạo quỹ TM = = 7 (ngày)
Chỉ tiêu này thể hiện mức độ tồn quỹ phù hợp, tương ứng với doanh thu.
Trong năm 2005 doanh thu bình quân 1 ngày ở Công ty là 152.896.465 đồng nhưng số tiền mặt tồn quỹ bình quân là 1.935.337.800 (đồng) nhưng sang năm 2006 mặc dù doanh thu bình quân 1 ngày đã tăng lên là 218.429.048 đồng nhưng số tiền mặt tồn quỹ bình quân của công ty không tăng lên mà còn giảm đi chỉ là 1.574.487.886 đồng. Tuy nhiên ta thấy rằng số ngày bán hàng tạo quỹ tiền mặt của công ty đã giảm đi rất nhiều Trong phân tích các chỉ tiêu ở trên đây ta cũng thấy chỉ tiêu tiền mặt đạt không cao chỉ 2,86 %. Tất nhiên việc thiếu tiền mặt sẽ gây ra không ít khó khăn cho hoạt động của doanh nghiệp nhưng đó lại là biểu hiện của công ty đang ở giai đoạn tăng trưởng, mở rộng sản xuất, thị trường hiện tại do vậy cần nhiều tiền để đầu tư.
Tiền mặt tồn quỹ bình quân Doanh thu bình quân một ngày
2.368.196.391+780.779.381 2 1.574.487.886 78.634.457.405/360 1.502.479.209 +2.368.196.391 2 1.935.337.800 55.042.727.322/360
2.3.2.3.6. Số vòng quay các khoản phải trả và số ngày trả tiền Công thức
Số vòng quay các khoản phải trả = Trong đó :
Doanh số mua hàng = Giá vốn hàng bán + (Tồn kho đầu kì – Tồn kho cuối kì)
Năm 2005 :
Số vq khoản phải trả =
= 2,72 vòng
Số ngày trả tiền = = 132 ngày
Năm 2006 :
Số vq khoản phải trả =
= 4,6 vòng
Số ngày trả tiền = = 78 ngày
Số ngày trả tiền là một cách nhìn khác về tình hình mua chịu. Ý nghĩa là, trong năm 2005 công ty bình quân trì hoãn được 132 ngày đối với các khoản nợ phải trả cho người bán và nhà cung ứng dịch vụ trong khi đó số ngày thu tiền của người mua là 75 ngày .
Sang năm 2006 công ty bình quân trì hoãn được 78 ngày đối với các khoản nợ phải trả cho người bán và nhà cung ứng dịch vụ trong khi số ngày thu hồi tiền của người mua là 65 ngày.
Như vậy công ty chiếm dụng vốn của người khác hơn là bị người khác chiếm dụng vốn của mình .
Qua việc phân tích một số chỉ tiêu về tình hình tiền của công ty ta thấy rằng tỷ lệ tiền mặt của công ty chiếm trong tài sản ngắn hạn là chưa cao. Điều này nhiều khi sẽ gây ra ảnh hưởng không nhỏ cho công ty trong quá trình hoạt động sản xuất kinh
Doanh số mua hàng Khoản phải trả bình quân
34.789.722.172 +(13.551.872.106 – 9.378.878.587) (11.949.171.491+16.709.399.208)/2 360 2,72 360 4,6 52.728.637.254 +(13.504.759.759 – 13.551.872.106) (16.709.399.208 + 6.200.532.028)/2
doanh. Công ty đã từng bước cải thiện các khoản phải thu của mình bằng chính sách thu hồi tiền nhanh đem lại nhiều mối lợi cho các khách hàng để khuyến khích họ trả tiền sớm. Ngoài ra công ty cũng đã tận dụng hết lợi thế của mình từ những điều khoản mua chịu qua đó giảm tốc độ chi trả cho nhà cung cấp trong giới hạn cho phép. Công ty cần phải tiếp tục có những biện pháp thật sự thích hợp với đặc thù của mình để sử dụng những đồng tiền của mình một cách khoa học tránh để tình trạng tiền nhàn rỗi không sinh lời, hoặc mất đi những cơ hội trong tương lai.
2.3.3. Đánh giá về công tác hạch toán vốn bằng tiền và phân tích tình hình sử dụng tiền tại Công ty TNHH Long Sinh. dụng tiền tại Công ty TNHH Long Sinh.
Công ty TNHH Long Sinh là một doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, ổn định, thị trường tiêu thụ rộng khắp các tỉnh thành trong cả nước suốt từ Bắc đến Nam, và một số nước trên thế giới. Với 10 năm hoạt động của mình giờ đây công ty đã có một đội ngũ quản lí dày dặn kinh nghiệm, chuyên môn vững vàng và có trách nhiệm trong công việc.
Công ty có 2 chi nhánh hoạt động ở Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng khá xa trụ sở chính nhưng với sự lãnh đạo đầy kinh nghiệm và sự phối kết hợp giữa các phòng ban, bộ phận nhịp nhàng cho nên công ty ngày càng phát triển.
Qua thời gian tìm hiểu và nghiên cứu về công tác kế toán vốn bằng tiền và tình hình sử dụng tiền tại công ty, em có một số nhận xét về những mặt đạt được cần phát huy và những mặt còn tồn tại cần khắc phục như sau :
2.3.3.1. Những mặt đã đạt được
Từ khi thành lập đến nay, công ty đã có sự cố gắng rất nhiều để tồn tại và phát triển. Chính vì thế, công ty đã tạo cho mình một chỗ đứng khá vững chắc trên thị trường trong nước cũng như khu vực Châu Á và đang thăm dò tìm kiếm thị trường mới. Công ty hiện đang có những khách hàng uy tín làm ăn lâu dài.
Với quy mô hoạt động trên cả hai lĩnh vực sản xuất và thương mại công ty đã định hướng được vai trò chủ đạo của mình. Để đảm bảo cho quá trình sản xuẩt kinh doanh được tiến hành liên tục, đều đặn, đạt chất lượng cao, công ty đã bố trí một cách khoa học bộ máy nhân sự của mình.
Đội ngũ nhân viên kế toán của công ty có trình độ chuyên môn tương đối cao, nhạy bén trong công tác hạch toán, ghi chép và tính toán, lập Báo cáo tài chính một cách thành thạo. Biết nắm bắt thông tin và xử lý nghiệp vụ một cách nhanh chóng và tuân thủ theo những nguyên tắc kế toán, kinh nghiệm thực tế. Biết tổ chức và sắp xếp trong bộ máy kế toán hợp lí như việc phân công trách nhiệm và quyền hạn của mỗi người, phân công từng phần hành kế toán cho từng kế toán viên để đảm bảo cho sự phối hợp nhịp nhàng trong công tác giúp cho việc hạch toán được thuận lợi hơn.
Công tác kế toán đã phát huy tốt vai trò của mình trong việc cung cấp thông tin một cách trung thực, nhanh chóng, chính xác cho Ban giám đốc để họ có những quyết định kịp thời, đúng đắn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Công ty đã tổ chức và vận dụng khá tốt hệ thống chứng từ kế toán mới ban hành của Bộ Tài chính. Ngoài ra công ty còn lập thêm một số chứng từ khác phù hợp với đặc điểm của công ty để đáp ứng kịp thời, cung cấp thông tin nhanh chóng cho nhà quản lí. Trình tự ghi chép, luân chuyển chứng từ, lưu trữ, sắp xếp và bảo quản chứng từ theo thời gian từng tháng, từng quý và theo nội dung kinh tế một cách khoa học đã tạo điều kiện tốt cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Công ty TNHH Long Sinh đã tổ chức, vận dụng hệ thống tài khoản kế toán do Bộ Tài chính ban hành khá rõ ràng . Thêm vào đó công ty đã chi tiết một số tài khoản và tách riêng một số tài khoản thành 2 họat động là hoạt động thương mại và hoạt động sản xuất để tiện cho việc theo dõi, quản lí phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanhcủa công ty.
Công ty áp dụng hình thức Chứng từ ghi sổ. Đây là hình thức kế toán đơn giản , dễ sử dụng nên phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh và loại hình kinh doanh mà công ty đang hoạt động.
Việc ghi chép sổ sách đã được các kế toán chi tiết cho từng tài khoản , tiểu khoản tạo điều kiện thuận lợi cho việc theo dõi và đối chiếu.
Đối với tiền mặt tại quỹ công ty luôn có sự quản lí chặt chẽ bằng cách ghi chép đầy đủ chính xác các nghiệp vụ thu chi tiền. Khi phát sinh nghiệp vụ ngoài việc kế toán thanh toán mở sổ chi tiết tài khoản 111 thì thủ quỹ cũng phải mở sổ theo dõi
tiền mặt và tiến hành đối chiều hàng tháng. Khi tiến hành thu chi tiền thủ quỹ luôn luôn làm đúng theo nguyên tắc là kiểm tra chứng từ, ký… sau đó mới tiến hành chi, thu tiền.
Hàng ngày sau khi kết thúc ngày làm việc thủ quỹ đều phải gửi báo cáo về tình hình thu chi trong ngày cho Tổng Giám đốc. Công việc này giúp cho lãnh đạo công ty có thể kiểm soát được tốt lượng tiền thu chi trong ngày, kiểm soát chi tiêu tốt hơn tránh thất thoát tiền. Ngoài ra Ban Giám đốc công ty có một cái nhìn khái quát về tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình hơn.
Việc kiểm kê quỹ của công ty thường xuyên được tiến hành dưới hình thức kiểm kể quỹ đột xuất từ đó giúp phát hiện được những tổn thất, mất mát tiền và có biện pháp xử lí kịp thời, hợp lí.
Đối với tiền gửi ngân hàng, kế toán ngân hàng mở sổ chi tiết theo dõi từng loại tiền gửi, riêng cho từng ngân hàng và thường xuyên kiểm tra đối chiếu sổ sách tại công ty với tài khoản mở tại Ngân hàng xem có khớp hay không?. Còn đối với ngoại