Cơ sở hình thành các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của

Một phần của tài liệu phân tích ảnh hưởng của dịch vụ hỗ trợ đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghiệp ở thành phố cần thơ (Trang 99 - 200)

ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DNNVV TRONG LĨNH VỰC CÔNG NGHIỆP Ở TP CẦN THƠ

4.3.1 Cơ sở hình thành các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinhdoanh của các DN doanh của các DN

4.3.1.1 Phân tích những thuận lợi và khó khăn của các DNNVV trong lĩnh vực công nghiệp ở Tp Cần Thơ

- Cơ quan, Ban ngành Nhà nước hiện nay ngày càng có nhiều chính sách hỗ trợ phát triển DNNVV như chính sách đăng ký kinh doanh, chính sách thuế, chính sách mặt bằng, chính sách tín dụng, … Và hiện tại Cần Thơ đang ưu tiên pháp triển ngành công nghiệp, đẩy nhan tiến độ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, do đó Tp Cần Thơ đã có nhiều chính sách khuyến khích phát triển và hỗ trợ cho các DN ngành công nghiệp.

- Cơ sở hạ trên địa bàn Cần Thơ được Chính phủ quan tâm đầu tư và ngày càng được nâng cao, tạo điều kiện thuận cho giao thương giữa các vùng miền và thu hút nhiều sự đâu tư cả trong và ngoài nước. Nhiều khu công nghiệp đã được Chính phủ phê duyệt và đang trên giai đoạn hoàn thành.

- Các dịch vụ hỗ trợ cho DN hiện nay trên địa bàn TPCT ngày càng nhiều, có thể đáp ứng tốt nhu cầu của các DN. Các dịch vụ hỗ trợ bao gồm cả các dịch vụ của nhà nước và dịch vụ của tư nhân. Dịch vụ tư nhân ngày càng phát triển rộng khắp, tuy chi phí dịch vụ hơi cao nhưng chất lượng tốt, đáp ứng kịp thời.

- Nền kinh tế thế giới đã khôi phục sau cuộc khủng hoảng kinh tế và đang trên đà phát triển, mở rộng đầu tư. Và môi trường kinh tế, chính trị ổn định của Việt Nam là một trong những nơi thu hút sự quan tâm nhiều của các nhà đầu tư trên thế giới. Và trong khi đó TP Cần Thơ là một thành phố trẻ và đang trên đà phát triển nên Cần Thơ là một trong những điểm trong tâm mà các nhà đầu tư hướng đến. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các DNNVV nói chung và các DN nhỏ nói riêng phát triển hơn nữa.

- Tận dụng được tất cả các nguồn lực tại chỗ. Doanh nghiệp nhỏ được hình thành và hoạt động phù hợp với nhu cầu thực tế trên mỗi địa bàn, do đó có thể tận dụng được các nguồn lực sẵn có như tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động, …với chi phí thấp.

b. Khó khăn

Nguồn vốn

Nguồn vốn kinh doanh của các DN còn hạn chế, thiếu vốn mua sắm máy móc, thiết bị công nghê, đào tạo nhân lực,…đa số các DN phải vay nguồn vốn từ

đến hoạt động kinh doanh. Hơn nữa, hầu hết các DN mới thành lập trong thời gian gần đây. Hệ thống sổ sách của các DN chưa đầy đủ và minh bạch, uy tín của các DN chưa cao nên rất khó tạo niềm tin cho phía ngân hàng để cho vay nên cũng còn nhiều DN phải vay vốn từ các cá nhân bên ngoài.

Năng lực quản lý

Năng lực của người quản lý các DN còn bị hạn chế. Việc điều hành sản xuất kinh doanh còn mang nặng tính gia đình. Phần lớn các chủ DN là thành viên của gia đình, ít thuê từ bên ngoài nên năng lực còn rất thấp, có chủ DN còn không hiểu rõ hết sổ sách, tình hình kinh doanh của DN mình. Vì thế, sẽ không có những chính sách kịp thời để cải thiện, nâng cao hiệu quả của hoạt động kinh doanh. Hơn nữa, họ không có các chiến lược kinh doanh lâu dài, mà chỉ là các chiến lược phục vụ cho ngắn hạn.

Tình hình đầu tư vào hoạt động kinh doanh còn yếu kém. Hầu hết các DN chưa thiết kế và vận hành website cũng như chưa xây dựng được thương hiệu cho mình. Bên cạnh, các DN cũng gặp rất nhiều khó khăn trong việc đổi mới công nghệ, cập nhật thong tin thị trường.

Lao động :

Số lượng lao động trên địa bàn rất phong phú tuy nhiên số lượng lao động có tay nghề, trình độ và qua đào tạo lại rất hạn chế ở các DN. Các DN rất khó tuyển dụng các cán bộ quản lý cấp trung và cấp cao cũng như thiếu lao động sản xuất được đào tạo nghề và kỹ năng. Hầu hết lao động trực tiếp trong các DN chưa qua đào tạo nghề còn lao động quản lý thì cũng đa phần chưa có trình độ cao. Bên cạnh đó, các khóa đào tạo cán bộ, lao động thường mang nặng tính lý thuyết, ít gắn liền với thực tiễn.

Thị trường tiêu thụ

Hầu hết các DN hoạt động kinh doanh trên địa bàn không quan tâm và đầu tư cho việc khảo sát, nghiên cứu thị trường, không nắm bắt được nhu cầu của khách hàng nên kết quả kinh doanh đạt được không cao. Chưa chủ động mở rộng thị trường tiêu thụ ở các vùng lân cận và chưa khai thác hết những thị trường

tiềm năng. Các DN hầu hết là doanh nghiệp mới thành lập nên chưa tạo được uy tín trên thị trường và người tiêu dùng. Vấn đề xây dựng thương hiệu cho DN còn gặp nhiều khó khăn và ít được sự chú ý đến của các DN

Một số khó khăn khác

Môi trường cạnh tranh ngay càng gay gắt, các DN đa phần DN quy mô nhỏ, nguồn vốn hạn hẹp khó có thể tranh với các DN lớn, đặc biệt là các DN nước ngoài.

Máy móc công nghệ lạc hậu, chủ yếu là lao động thủ công, do đó năng lực sản xuất không cao và tốn nhiều chi phí cho nguồn lao động. Các DN chưa ứng dụng nhiều khoa học công nghệ trong quá trình kinh doanh như quản lý sổ sách, trao đổi thông tin và buôn bán trên internet. Bên cạnh đó, các DN cũng thiếu thông tin về thị trường tiêu thụ cũng như các hoạt động thu thập thông tin thương mại, xúc tiến thương mại.

Môi trường kinh doanh đối với các DN hiện nay còn nhiều bất cập. Chẳng hạn như, thủ tực hành chính phức tạp, thuế còn chưa hợp lý, vấn đề tham nhũng, … Những vấn đề này cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của các DN.

Thiếu thông tin về các dịch vụ hỗ trợ, chính sách của Nhà nước, thông tin thị trường,… Tính sẵn có, chất lượng dịch vụ hỗ trợ còn ở mức trung bình và giá cả khá cao.

Thiếu sự hợp tác, liên kết giữa các DN cùng ngành để cùng nhau phát triển. Nguồn nguyên liệu đầu vào cho quá trình sản xuất thường xuyên bị biến động, không ổn định, các DN chưa chủ động được nguồn cung ứng

Hiện nay, mặt bằng sản xuất của các DN chủ yếu là tài sản của chủ DN hoặc của các cổ đông góp vốn hoặc là do các DN thuê, mua ở thị trường tự do chứ chưa được sự hỗ trợ từ phía nhà nước.

- Kết cấu hạ tầng các khu công nghiệp, khu kinh tế và các cụm công nghiệp, cụm công nghiệp – làng nghề được đầu tư xây dựng; tỷ lệ lấp đầy các dự án vào các khu công nghiệp, khu kinh tế và các cụm công nghiệp, cụm công nghiệp – làng nghề tăng khá. Bên cạnh đó, dự án kênh đào Quan Chánh Bố đang trong thời gian tiến trình công, dự án này hoàn thành sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho tàu bè nước ngoài lưu thông vào Cảng Cần Thơ và tạo cơ hội giao thương, xuất khẩu hàng hóa cho các DN.

- Cơ quan, Ban ngành Nhà nước ngày càng có nhiều chính sách hỗ trợ phát triển DNNVV như chính sách đăng ký kinh doanh, chính sách thuế, mặt bằng, …

- Các dịch vụ hỗ trợ cho DN hiện nay trên địa bàn TPCT ngày càng nhiều, có thể đáp ứng tốt nhu cầu của các DN.

- Nước ta đã thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế, TPCT đang trên đà phát triển kinh tế, thu hút rất nhiều sự đầu tư từ Nhà nước cũng như từ nước ngoài sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các DNNVV nói chung và các DN nhỏ nói riêng phát triển hơn nữa. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Nước ta gia nhập WTO sẽ được hưởng những ưu đãi về thuế suất xuất khẩu.

- Mức sống của dân ngày càng cao nên nhu cầu cho các sản phẩm ngành công nghiệp (chế biến, công nghệ, điện tử,..) ngày càng tăng.

4.3.1.3. Các đe dọa (Threats)

- Hiện nay, số lượng DNNVV trên địa bàn TPCT ngày càng gia tăng về số lượng sẽ dẫn đến tình trạng cạnh tranh ngày càng nhiều giữa các DN.

- Thủ tục hành chính còn nhiêu khê; chưa có những quy hoạch chi tiết khu công nghiệp cho DNNVV; các chính sách hỗ trợ DNNVV vẫn chưa được triển khai sâu sát, đồng bộ; tình trạng ban hành các văn bản pháp quy chưa xuất phát từ yêu cầu sản xuất, kinh doanh vẫn còn diễn ra... Chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư trên địa bàn chưa phát huy tác dụng. Các tổ chức, cơ quan, đơn vị làm công tác xúc tiến đầu tư hoạt động chưa hiệu quả, tính chủ động và linh hoạt chưa cao.

- Thị trường tiêu thụ vẫn chưa ổn định tốt, chủ yếu là thị trường trong nước, chưa xâm nhập được thị trường nước ngoài nhiều.

4.3.1.2. Các điểm mạnh (Strengths)

- Vốn đầu tư thường nhỏ nên có thể dễ dàng thu hút vốn trong dân cư. - Nguồn nguyên liệu phục vụ cho sản xuất kinh doanh khá dồi dào, thường được khai thác tại chỗ như cây lương thực, tôm cá, cây ăn quả, đất sét… nên rất thuận lợi trong khai thác, sử dụng

- DNNVV còn có lợi thế là linh hoạt hơn DN lớn trong việc hoạch định vị trí, do đó có thể phân bố hợp lý trên các địa bàn khác nhau, còn có khả năng khai thác những khoảng trống của thị trường như có thể nhận thầu lại của các DN lớn.

- Một số sản phẩm công nghiệp từng bước chiếm lĩnh thị trường trong thành phố và hướng đến thị trường trong nước và nước ngoài.

- Tồn tại và phát triển của DNNVV rất nhạy cảm với những chuyển biến của nền kinh tế. Nó phản ứng nhanh trước chuyển biến mạnh về sản phẩm, dịch vụ, quy trình sản xuất và thị trường.

4.3.1.3. Các điểm yếu (Weaknesses)

- Hầu hết các DN mới thành lập trong thời gian gần đây. Hệ thống sổ sách của các DN chưa đầy đủ và minh bạch, uy tín của các DN chưa cao nên rất khó tạo niềm tin cho khách hàng và phía ngân hàng cho vay.

- Năng lực của người quản lý còn bị hạn chế. Việc điều hành sản xuất kinh doanh còn mang nặng tính gia đình, không có chiến lược kinh doanh lâu dài. Trong việc điều hành doanh nghiệp chủ yếu chỉ là “quản lý doanh nghiệp”, không quan tâm đến “quản trị doanh nghiệp”.

- Chưa thu hút được những lao động có tay nghề cao. Phần lớn lao động trực tiếp trong các DN chưa qua đào tạo nghề còn lao động gián tiếp thì cũng đa phần chưa có trình độ cao.

- Tình trạng thiếu vốn, khó tiếp cận các nguồn vốn tín dụng, đặc biệt là nguồn vốn trung và dài hạn đang là rào cản lớn nhất cho sự phát triển của DNNVV trên địa bàn TP Cần Thơ

- Chưa nhận dạng được thị trường, thị trường trong nước bị thu hẹp dần và thị trường nước ngoài không mở rộng được vì đa số DN này không có khả năng xuất khẩu trực tiếp. Không có chiến lược lâu dài về xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu, chưa có chiến lược mở rộng và thâm nhập vào thị trường mới. Hầu hết các DN chưa thiết kế và vận hành website cũng như chưa xây dựng được thương hiệu cho mình

- Các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn hầu hết có quy mô nhỏ, công nghệ và thiết bị chậm được đổi mới, hao phí sản xuất lớn; chưa hình thành được các cơ sở sản xuất công nghiệp có quy mô lớn và hiện đại

- Nguồn nguyên liệu đầu vào cho quá trình sản xuất thường xuyên bị biến động, không ổn định, các DN chưa chủ động được nguồn cung ứng. Việc DN sử dụng nguồn nguyên liệu nhập khẩu, làm nguồn cung bị phụ thuộc vào nước ngoài; cộng với các chi phí khác như: phí vận chuyển, phí hải quan, phí điện, nước... tăng cao làm chi phí sản xuất tăng, dẫn đến giá thành sản phẩm cao. 4.3.1.6 Mô hình SWOT

Bảng 41: MA TRẬN SWOT

SWOT Các cơ hội (O)

1. Kết cấu hạ tầng các khu công nghiệp, khu kinh tế và các cụm công nghiệp, cụm công nghiệp – làng nghề, khai thông đường biển được đầu tư xây dựng

2. Cơ quan, Ban ngành Nhà nước ngày càng có nhiều chính sách hỗ trợ phát triển DNNVV.

Các đe dọa (T)

1.Tình trạng cạnh tranh ngày càng nhiều giữa các DN.

2. Thủ tục hành chính còn nhiêu khê; chưa có những quy hoạch chi tiết khu công nghiệp cho DNNVV; các chính sách hỗ trợ DNNVV vẫn chưa được triển khai sâu sát,

3. Các dịch vụ hỗ trợ cho DN hiện nay trên địa bàn TPCT ngày càng nhiều.

4. TPCT đang trên đà phát triển kinh tế, thu hút rất nhiều sự đầu tư.

5. Nước ta gia nhập WTO sẽ được hưởng những ưu đãi về thuế suất xuất khẩu.

6. Mức sống của dân ngày càng cao nên nhu cầu cho các sản phẩm ngành công nghiệp (chế biến, công nghệ, điện tử,..) ngày càng tăng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đồng bộ; tình trạng ban hành các văn bản pháp quy chưa xuất phát từ yêu cầu sản xuất, kinh doanh vẫn còn diễn ra... 3. Thị trường tiêu thụ vẫn chưa ổn định tốt, chủ yếu là thị trường trong nước, chưa xâm nhập được thị trường nước ngoài nhiều.

Các điểm mạnh (S)

1. Vốn đầu tư thường nhỏ nên có thể dễ dàng thu hút vốn trong dân cư.

2. Nguồn nguyên liệu phục vụ cho sản xuất kinh doanh khá dồi dào

3. Linh hoạt hơn DN lớn trong việc hoạch định vị trí, còn có khả năng khai thác những khoảng trống của thị trường

4. Một số sản phẩm công nghiệp từng bước chiếm lĩnh thị trường trong thành phố và hướng đến thị trường trong nước và nước ngoài.

Giải pháp SO

- S1, 2, 3 + O1,2,3 : Đẩy mạnh tiếp cận DVHT, chủ động tìm hiểu thông tin.

- S3,4,5 + O4,5: Mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước và ngoài nước.

Giải pháp ST

- S1,2,3,4,5 + T1, 2, 3: Liên kết các DN cùng ngành hoặc liên kết với doanh nghiệp lớn để cùng hỗ trợ nhau trong quá trình sản xuất, kinh doanh; phát triển mạng lưới phân phối; đẩy mạnh tiếp thị để cùng nhau phát triển...

5. DNNVV rất nhạy cảm với những chuyển biến của nền kinh tế, phản ứng nhanh trước chuyển biến mạnh về sản phẩm, dịch vụ, quy trình sản xuất và thị trường.

Các điểm yếu (W) 1. Hệ thống sổ sách của các DN chưa đầy đủ và minh bạch, uy tín của các DN chưa cao 2. Tình trạng thiếu vốn, khó tiếp cận các nguồn vốn tín dụng.

3. Năng lực của người quản lý còn bị hạn chế.

4. Chưa thu hút được những lao động có tay nghề cao. 5. Công nghệ và thiết bị chậm được đổi mới, hao phí sản xuất lớn

6. Chưa nhận dạng được thị trường, không có chiến lược lâu dài về xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu, chưa có chiến lược mở rộng và thâm nhập vào thị trường mới. 7. Không chủ động về nguồn nguyên liệu đầu vào cho quá trình sản xuất thường xuyên bị biến động, chủ yếu là nguyên liệu nhập khẩu dẫn đến chi phí

Giải pháp WO

- W1,2,5 + O2,3,4,5: Hỗ trợ nguồn vốn, mặt bằng và chuyển giao công nghệ cho các DN.

- W1,3,4,6 + O2,3: Đào tạo nguồn nhân lực và nâng cao trình độ quản lý của chủ DN.

- W6,7 + O1,2,4,5,6: Xây dựng và phát triển thương hiệu, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ tăng khả năng cạnh tranh. .

Giải pháp WT

- W1,2,4,5,6,7 + T1,3: Thực hiện tốt việc phân khúc thị trường, lựa chọn thị trường mục tiêu, chuyển đổi sản phẩm theo hướng tận dụng nguồn nguyên liệu sẳn có.

- W1, 2, 3, 4, 5, 6,7 + T1,2: Cải thiện môi trường kinh doanh hiện nay cho các DN.

cao.

4.3.2 Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của cácDNNVV trong lĩnh vực công nghiệp ở Tp Cần Thơ.

Một phần của tài liệu phân tích ảnh hưởng của dịch vụ hỗ trợ đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghiệp ở thành phố cần thơ (Trang 99 - 200)