Tình hình đào tạo nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu phân tích ảnh hưởng của dịch vụ hỗ trợ đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghiệp ở thành phố cần thơ (Trang 63 - 200)

Về tình hình đào tạo tay nghề và trình độ cho người lao động thì trong năm 2010, chỉ mới có 32,6% DN thực hiện. Dự kiến năm 2011-2012, chỉ có 35,9% DN thực hiện đào tạo nguồn nhân lực, tăng 3,3% so với năm 2010. Tuy nhiên, vẫn còn 64,1% DN chưa nghĩ đến và không thực hiện việc đào tạo này. Có thể, đây là các DN đã có số lượng người lao động có trình độ cao. Nhưng không nên vì thế mà các DN ngừng không nâng cao trình độ của người lao động thêm nữa. Trên thực tế, thị trường thay đổi hàng ngày, hàng giờ. Do đó, mà nhân viên của các công ty cần có một kiến thức chuyên môn vừa rộng, vừa sâu để nhận định, nếu không sẽ trở nên lạc hậu, dễ vụt mất cơ hội nhất là trong tình hình các DN trên địa bàn TPCT ngày càng phát triển nhanh về số lượng như hiện nay. Việc đào tạo, trong ngắn hạn tuy có gây tốn kém chi phí cho doanh nghiệp nhưng trong dài hạn, đặc biệt là trong môi trường cạnh tranh ngày càng tăng cao như hiện nay. Hơn nữa, việc đào tạo cần diễn ra thường xuyên để nhân viên trong công ty bắt kịp với xu hướng thị trường. Vì thế, các DN nên có chính sách đào tạo thêm trình độ cũng như chuyên môn cho người lao động nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của các DN.

Bảng 22: ĐÀO TẠO NHÂN LỰC CỦA CÁC DN NĂM 2010 VÀ DỰ KIẾN 2011 -2012

Đơn vị tính: %

Chỉ tiêu Thực hiện năm 2010 Dự kiến thực hiện 2011-2012

Có Không Có Không Chưa nghĩ đến

Đào tạo, phát triển

nguồn nhân lực 32,6 67,4 35,9 44,6 19,6

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2011

Qua khảo sát điều tra từ 2007 đến nay có 38,71% DN đã tham gia các chương trình huấn luyện đào tạo nhân lực do Nhà nước hỗ trợ tổ chức và do ngoài Nhà nước tổ chức. Số DN tham gia các khóa đào tạo do Nhà nước tổ chức nhìn chung cao hơn số DN tham gia ở các tổ chức ngoài Nhà nước cung cấp và mức độ tham gia đào tạo của DN ở cả 2 đều tương đối thấp cao nhất chỉ có

13,23% DN tham gia. Tuy nhiên, nếu xét về số người tham gia đào tạo thì khóa đào tạo do các tổ chức ngoài Nhà nước có lượt người tham gia nhiều hơn do Nhà nước tổ chức, mặc dù chi phí cho việc huấn luyện đào tạo ở khu vực bên ngoài thì cao hơn rất nhiều lần so với Nhà nước. Điều này cho thấy, chất lượng đào tạo ở khu vực Nhà nước chưa tốt, chưa tạo được niềm tin ở các DN. Và lý do các DN không tham gia khóa đào tạo do Nhà nước tổ chức chủ yếu là họ không biết thông tin về khóa học (83,33% DN), được thông báo về khóa học tuy nhiên nội dung không phù hợp và thời gia không phù hợp (9,52%) và lý do cuối cùng là các DN nghĩ rằng chương trình đào tạo không thiết thực.

Bảng 23: TÌNH HÌNH THAM GIA CÁC KHÓA HUẤN LUYỆN ĐÀO TẠO CỦA DN TỪ NĂM 2007 TRỞ LẠI ĐÂY

Khóa đào tạo

Do Nhà nước tổ chức Do tổ chức ngoài Nhà nước tổ chức DN tham gia (%) Số người tham gia (Người) DN tham gia (%) Số người tham gia (Người) Khởi sự DN 2,15 17 0,00 0

Nâng cao kỹ năng quản trị DN

cho các bộ quản lý/chủ DN 17,20 112 5,38 224

Kỹ năng nghề cho người lao động 9,68 130 9,68 651

Khác 9,68 22 0,00 0

Nguồn: số liệu điều tra thực tế năm 2011

Tóm lại, các DN hiện nay đa phần đều có nhu cầu huấn luyện và đào tạo nguồn nhân lực cho DN, đây là điều rất đáng quan tâm vì con người là trung tâm, có nguồn nhân lực tốt thì hiệu quả kinh doanh mới tốt và ngày càng phát triển. Tuy nhiên, chi phí để đào tạo nhân lực không phải thấp và với tình hình chung của các DN hiện nay là thiếu vốn thì việc đào tạo nhân lực càng trở nên khó thực hiện. Bên cạnh đó, sự hỗ trợ của Nhà nước chưa được quán triệt sâu rộng ở các DN và chất lượng đào tạo chưa tốt, tính thiết thực chưa cao. Do đó, các cơ quan Nhà nước cần nắm bắt nhu cầu đào tạo của DN và cử cán bộ, chuyên gia hướng

dẫn khóa đào tạo và tuyên truyền thông tin đào tạo rộng rãi, có như thế thì khóa đạo tạo mới có ý nghĩa và không phải lãng phí ngân sách của Nhà nước.

4.2.3 Vốn và cơ cấu nguồn vốn 4.2.3.1 Tổng nguồn vốn

Qua kết quả điều tra cho thấy, tổng nguồn vốn của các DN trên địa bàn là tương đối thấp, trung bình chỉ 9.268,65 triệu đồng. Nguồn vốn cao nhất là 98.200 triệu đồng và thấp nhất chỉ có 100 triệu đồng với độ lệch chuẩn lên tới 18.106,54. Khoảng chênh lệch này quá lớn, điều này cho thấy đa phần các DN đều là DN siêu nhỏ và nhỏ, DN vừa chỉ chiếm 1 phần nhỏ.

Bảng 24: QUY MÔ VỐN CỦA CÁC DNNVV TRONG LĨNH VỰC CÔNG NGHIỆP

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu Thấp nhất Cao nhất Trung bình Độ lệch chuẩn

Tổng nguồn vốn 100 98.200 9.268,65 18.106,54

Vốn chủ sở hữu 50 75.000 4.850,90 11.950,96

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2011

Vốn chủ sở hữu tham gia vào hoạt động kinh doanh cao nhất là 75 tỷ, thấp nhất 50 triệu và trung bình là 4,85 tỷ; số vốn còn lại DN phải vay vốn từ bên ngoài, DN phải gánh chịu chi phí này khá lớn, do dó các DN nên giảm bớt tỷ lệ vay bên ngoài và tăng thêm vốn CSH để cắt giảm chi phí tiền lãi vay, tăng thêm lợi nhuận.

4.2.3.2. Cơ cấu nguồn vốn của DN

Nguồn vốn của các doanh nghiệp được tài trợ từ 4 nguồn cơ bản. Thứ nhất là nguồn vốn chủ sở hữu (thường do các thành viên góp vốn của DN hình thành nên). Thứ hai là nguồn vốn vay từ các ngân hàng. Thứ ba là nguồn vốn vay của

các cá nhân bên ngoài. Và cuối cùng là nguồn tín dụng thương mại từ nhà cung cấp hay từ khách hàng như các khoản khách hàng trả tiền trước hay các khoản phải trả nhà cung cấp.

Bảng 25: CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA CÁC DNNVV CÔNG NGHIỆP

Đơn vị tính: %

Cơ cấu nguồn vốn Thấp nhất Cao nhất Trung bình Độ lệch chuẩn

Vốn chủ sở hữu 6,59 100,00 59,15 30,204

Vay ngân hàng 0,00 82,08 20,31 24,579

Vay cá nhân 0,00 50,00 8,47 16,152

Tín dụng thương

mại 0,00 77,00 12,07 21,029

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2011

Vốn chủ sở hữu

Trong cơ cấu nguồn vốn, vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng nhiều nhất, cao nhất là 100% ( DN hoàn toàn không vay mượn bên ngoài), thấp nhất 6,59%, trung bình 59,15% với độ lệch chuẩn là 30,204. DN có 100% vốn chủ sở hữu chiếm khoảng 22,32% số DN khảo sát. Vốn chủ sở hữu cao nên DN không phải bỏ ra một khoản chi phí khi đi vay vốn bên ngoài, sẽ làm tăng lợi nhuận của các DN và vốn chủ sở hữu cũng sẽ mang tính chủ động hơn trong việc quản lý và sử dụng.

Năm 2010, có đến 75% các DN này đã không tăng thêm nguồn vốn chủ sở hữu do đó nguồn vốn chủ sở hữu của các DN còn rất thấp. Điều này không những ảnh hưởng đến lợi nhuận của DN do phải đi vay vốn từ các nguồn bên ngoài mà còn mang tính rủi ro rất cao một khi không còn được tài trợ từ các nguồn bên ngoài nữa. Nguy cơ phá sản của DN là rất cao.

Một điều đáng quan tâm nữa là dự kiến tăng nguồn vốn chủ sở hữu trong 2011-2012, thì chỉ có 31,5% DN dự kiến sẽ tăng vốn, còn lại 68,5% DN dự kiến

không tăng vốn chủ sở hữu và chưa nghĩ đến việc có nên gia tăng nguồn vốn chủ sở hữu hay không. Trong đó, có đến 42,4% DN dự kiến sẽ không gia tăng nguồn vốn này.Nguyên nhân là do tình hình kinh tế biến động thời gian qua khiến tình hình kinh doanh của các DN không mang lại lợi nhuận nên họ ngại đầu tư vốn thêm nữa. Bên cạnh, một vài DN khác muốn tăng vốn nhưng không còn khả năng tăng vốn chủ sở hữu mà chỉ có thể tăng các nguồn vốn khác được tài trợ từ bên ngoài.

Bảng 26: TÌNH HÌNH TĂNG NGUỒN VỐN CỦA DN NĂM 2010 VÀ DỰ KIẾN NĂM 2011 - 2012

Đơn vị tính: %

Chỉ tiêu Thực hiện năm 2010 Dự kiến thực hiện 2011 -2012

Không Có Không Chưa nghĩ đến

Tăng vốn chủ sở hữu 25 75 31,5 42,4 26,1

Vay ngân hàng 58,7 41,3 65,2 17,4 17,4

Vay cá nhân 14,3 85,7 7,7 65,9 26,4

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2011

Tuy nhiên, hiện tại doanh nghiệp rất khó tiếp cận các nguồn vốn tín dụng ưu đãi, đặc biệt là nguồn vốn trung và dài hạn đang là rào cản lớn nhất cho các DNNVV ở thành phố Cần Thơ. Nguyên nhân là do nguồn vốn của các quỹ đầu tư phát triển còn hạn chế, lại phải cung ứng cho nhiều mục tiêu kinh tế xã hội khác nhau vì thế không thể đủ cung ứng cho nhu cầu của các doanh nghiệp.

Vay ngân hàng và tổ chức tín dụng: Đây là nguồn tài trợ xếp thứ hai sau vốn chủ sở hữu, chiếm tỷ trọng trung bình khoảng 20,31% trong tổng nguồn vốn của các DN. Đây là nguồn hỗ trợ tương đối an toàn vì lãi suất không quá cao do hiện nay có rất nhiều ngân hàng cạnh trạnh. Nếu các DN kinh doanh hiệu quả và đảm bảo thanh toán uy tín, đúng thời hạn thì có thể tận dụng khoản vay này nhằm đem lại lợi nhuận cho DN do đây là một trong những khoản chi phí trước thuế, sẽ tiết kiệm được một phần tiền thuế. Tuy nhiên, do những hạn chế về nhân lực và quản lý nên các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong việc xây dựng các dự án đầu tư, phương án sản xuất, báo cáo tài chính, sổ sách kế toán không rõ ràng,

minh bạch,…nên chưa tạo được sức thuyết phục đối với ngân hàng và ngân hàng cũng khó có thể đánh giá đúng thực trạng của doanh nghiệp và rất ngại rót vốn. Hơn nữa, các DNNVV không có đủ tài sản thế chấp, điều kiện vay vốn phức tạp, nên doanh nghiệp khó có thể tiếp cận với nguồn vốn tín dụng từ ngân hàng.

Trong năm 2010, tỷ trọng các DN vay ngân hàng trong tổng số DN là 59,82%. Số DN dự kiến sẽ vay ngân hàng trong năm 2011-2012 đã tăng lên 65,2%. Và có tới 17,4% số DN vẫn chưa có nghĩ đến nên vay hay không. Điều này chứng tỏ khả năng quản lý của các DN chưa cao. Các DN đã không hoạch định tốt chiến lược cho mình, có phát triển DN thêm không, sẽ đầu tư vào những khía cạnh nào và nguồn vốn cần huy động là bao nhiêu. Một khi có nhu cầu sẽ không thể đáp ứng ngay được, sẽ làm mất cơ hội cho DN.

Vay cá nhân: Vay từ các cá nhân bên ngoài chiếm tỷ trọng trung bình thấp nhất trong cơ cấu nguồn vốn, khoảng 8,47%. Điều này chứng tỏ phần đông các DN không có nhu cầu vay bên ngoài do lãi suất thường rất cao. Họ chỉ vay trong thời gian ngắn để đáp ứng nhu cầu vốn nhất thời.Tuy nhiên, vay cá nhân cũng còn chiếm tỷ trọng cao tại một vài DN, tới 50% tổng nguồn vốn. Nếu vay từ người thân hoặc bạn bè thì đây cũng được xem là một khoản vay mang tính chất an toàn vì lãi suất vừa phải, nhưng nếu là “vay nóng” thì sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của các DN. Trong năm 2010, có 14,3% DN đã vay từ các cá nhân bên ngoài. Nhưng dự kiến của các DN trong thời gian 2011-2012 chủ yếu là không vay cá nhân, chiếm tỷ trọng 92,3%.

Tín dụng thương mại : Đây là nguồn tài trợ từ nhà cung cấp hay từ khách hàng trên cơ sở tín nhiệm của họ đối với các DN. Chẳng hạn như các khoản phải trả người bán hay các khoản khách hàng trả tiền trước. Đây là hình thức nợ ngắn hạn được sử dụng rộng rãi nhất. Năm 2010, tỷ trọng trung bình của nguồn tài trợ này chiếm 12,07 % tổng nguồn vốn của các DN. Khoản tín dụng thương mại này sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn trong vấn đề đầu vào của sản xuất. Tuy nhiên, vẫn còn khá nhiều DN chưa được hưởng các khoản tài trợ này (khoảng 79,5%). Nguyên nhân có thể do số lượng các DN mới thành lập là cao, chưa tạo được sự tín nhiệm cho khách hàng cũng như nhà cung cấp. Về sau, điều này nên được

khuyến khích nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho DN trong việc chủ động nguồn vốn kinh doanh của mình.

4.1.3.3 Hỗ trợ tài chính: Qua phân tích có cấu nguồn vốn của cácDNNVV công nghiệp ở trên, ta thấy vấn đề quan trọng ở đây là cần có sự hỗ trợ DNNVV công nghiệp ở trên, ta thấy vấn đề quan trọng ở đây là cần có sự hỗ trợ của Nhà nước trong việc tiếp cận các nguồn trung và dài hạn để giúp các DN có thể giải quyết khó khăn về nguồn vốn cụ thể thông qua 2 dịch vụ hỗ trợ đó là bảo lãnh tín dụng và hỗ trợ tín dụng.

Dịch vụ bảo lãnh tín dụng

Bảo lãnh vốn tín dụng đầu tư được quy định tại Nghị định số 151/2006/NĐ-CP và cơ quan bảo lãnh là Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Ngoài ra hiện tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam đang thực hiện bảo lãnh cho các doanh nghiệp vay vốn của các Ngân hàng Thương mại theo quy định tại Quyết định số 14/2009/QĐ-TTg và Quyết định số 60/2009/QĐ-TTg. DN vay vốn của Ngân hàng Phát triển với lãi suất cho vay sẽ rẻ hơn vay của các ngân hàng thương mại khác. Bởi vì ngân hàng cho vay theo lãi suất thị trường, theo thông lệ quốc tế là lãi suất trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 5 năm cộng thêm một khoản phí nhất định (khoảng 1%/năm). Điều này cho thấy sự ưu đãi không chỉ được vay rẻ mà thời hạn cho vay dài sẽ giúp cho đối tượng vay vốn chủ động hơn trong kế hoạch sản xuất. Hơn nữa, việc khấu hao máy móc, nhà xưởng, v.v. cũng được dài hơn nên khách hàng vay vốn có điều kiện tích lũy để tái sản xuất và mở rộng đầu tư. Thêm vào đó, điều kiện cho vay của ngân hàng đơn giản hơn so với vay từ các ngân hàng thương mại khác như không phải thế chấp, hoặc nếu có thì tỷ lệ thế chấp ở mức tương đối thấp, bằng 30% giá trị khoản vay.

Thực tế hiện nay, vấn đề bão lãnh tín dụng đối với DN còn gặp nhiều khó khăn chỉ có khoảng 9,78% DN được bão lãnh tín dụng, trong số đó có 33,3% DN được bão lãnh ở chi nhánh Ngân hàng Việt Nam và còn lại là được bảo lãnh ở các ngân hàng thương mại khác, không có DN nào được bão lãnh ở bỡi quỹ bão lãnh tín dụng ở địa phương. Kết quả nghiên cứu cho thấy có đến 89,13% DN chưa được bảo lãnh,và lý do mà các DN chưa được bảo lãnh chủ yếu là do họ chưa biết về thông tin hỗ trợ này chiếm đến 52,4% DN, có 34,1% DN không có nhu cầu và 13,4% DN có nhu cầu nhưng chưa được tiếp cận. Lý do khiến các DN

có nhu cầu nhưng không đề nghị là do họ ngại điều kiện được bão lành và thủ tục phức tạp, điều kiện bảo lãnh khó đáp ứng và một số khác vì có nhiều tiêu cực trong khâu xét duyệt bảo lãnh.

Biểu đồ 4: Tình hình bảo lãnh tín dụng cho các DNNVV

Nguồn: số liệu điều tra thực tế năm 2011

Mặc dù theo quy định của Chính phủ thì điều kiện bảo lãnh khá đơn giản, nhưng trên thực tế còn nhiều bất cập, có 1,09% DN đã đề nghị nhưng chưa được bảo lãnh và lý do không được thì họ không rõ lý do. Điều này cho thấy việc thi hành chính sách hỗ trợ chưa thật sự hiệu quả, các cơ quan, ngân hàng còn hạn chế trong việc thi hành.

Dịch vụ hỗ trợ tín dụng

So với dịch vụ bảo lãnh tín dụng thì dịch vụ hỗ trợ tín dụng cho các DN

Một phần của tài liệu phân tích ảnh hưởng của dịch vụ hỗ trợ đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghiệp ở thành phố cần thơ (Trang 63 - 200)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(200 trang)
w