Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu phân tích ảnh hưởng của dịch vụ hỗ trợ đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghiệp ở thành phố cần thơ (Trang 28 - 200)

2.1.2.1 Thị trường tiêu thụ

Thị trường là tập hợp tất cả những người mua thật sự hay mua tiềm năng đối với một sản phẩm. Hiểu theo nghĩa đơn giản, thị trường được định nghĩa là nơi mà người mua và người bán gặp nhau để trao đổi những hàng hóa mà họ có.

Hoạt động tiêu thụ bao gồm tất cả những hoạt động liên quan đến bán hàng và là một trong sáu chức năng hoạt động cơ bản của doanh nghiệp (hậu cần kinh doanh, sản xuất, tiêu thụ, tài chính, kế toán và quản trị doanh nghiệp). Hoạt động tiêu thụ là tiền đề để kinh doanh có hiệu quả và mang tính quyết định đến hiệu quả của quá trình kinh doanh. Hoạt động tiêu thụ bao gồm: tiêu thụ nội địa và tiêu thụ quốc tế. Thông qua hoạt động tiêu thụ, doanh nghiệp thực hiện được gía trị sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; thu hồi được vốn bỏ ra, góp phần tăng nhanh tốc độ luân chuyển vốn.

2.1.2.2 Nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực có vai trò hết sức quan trọng đối với sự thành công của doanh nghiệp. Con người cung cấp dữ liệu đầu vào để hoạch định mục tiêu; phân tích bối cảnh môi trường, lựa chọn, thực hiện và kiểm tra các chiến lược của doanh nghiệp. Cho dù các quan điểm của hệ thống kế hoạch hóa tổng quát có đúng đắn đến mức nào đi nữa, nó cũng không mang lại hiệu quả nếu không có những con người làm việc có hiệu quả. Phân tích nguồn nhân lực của doanh nghiệp cần chủ ý những nội dung sau:

- Trình độ chuyên môn, kinh nghiệm, tay nghề và tư cách đạo đức của cán bộ, công nhân viên.

- Các chính sách nhân sự của doanh nghiệp

- Sử dụng có hiệu quả các biện pháp khuyến khích để động viên nhân viên hoàn thành nhiệm vụ.

- Khả năng cân đối giữa mức độ sử dụng nhân công ở mức độ tối đa và tối thiểu.

- Mức độ thuyên chuyển cán bộ và bỏ việc - Tổ chức hệ thống thông tin giao tiếp - Hệ thống kiểm soát tổ chức chung - Bầu không khí và nề nếp tổ chức

- Sử dụng các phương tiện và kỹ thuật hệ thống hóa trong việc soạn thảo quyết định.

- Năng lực, mức độ quan tâm và trình độ của ban lãnh đạo cao nhất. - Hệ thống kế hoạch hóa chiến lược [2,tr.51]

2.1.2.3 Nguồn vốn

Vốn là một phần không thể thiếu được trong mỗi doanh nghiệp, nó bao gồm nhiều nguồn khác nhau như nguồn vốn tự có, lợi nhuận giữ lại hay huy động từ bên ngoài. Khi doanh nghiệp sử dụng vốn một cách hợp lý, sẽ giúp doanh nghiệp tăng trưởng, mở rộng thị phần, ngược lại sẽ gây ảnh hưởng không tốt cho doanh nghiệp. Nội dung phân tích nguồn vốn bao gồm:

+ Phân tích mức độ đáp ứng vốn cho hoạt động của DN: vốn là điều kiện tiên quyết để cho DN hoạt động. Vì thế, phân tích mức dộ đáp ứng vốn cho hoạt động của DN là nội dung đầu tiên khi phân tích hoạt động tài chính của DN.

+ Phân tích tình hình biến động vốn chủ sở hữu: vốn chủ sở hữu là số vốn của các chủ sở hữu đầu tư vào kinh doanh. Tỷ trọng của vốn chủ sở hữu chiếm trong tổng nguồn vốn của DN cao hay thấp quyết định mức độ độc lập tài chính của DN và cũng ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn. Số vốn này biến động do nhiều nguyên nhân khác nhau. Vì thế, cần thiết phải xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến vốn chủ sở hữu. Đặc biệt là bộ phận vốn đầu tư của chủ sở hũu để có quyết định thích hợp trong việc huy động số vốn vay nhằm bảo đảm hiệu quả sử dụng cao nhất.

+ Phân tích tình hình biến động vốn vay: việc sử dụng vốn vay mặc dầu sẽ làm cho hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu tăng lên trong điều kiện kinh doanh thuận lợi; tuy nhiên, khi sử dụng vốn vay, nếu không cân nhắc, tính toán cận thận, doanh nghiệp dễ đặt mình vào tình trạng khó khăn trong thanh toán, dẫn đến mất tự chủ về tài chính.

+ Phân tích tình hình biến động nợ thuê tài chính: nợ thuê tài chính hay nợ thuê dài hạn là số nợ tín dụng trung hạn và dài hạn thông qua việc DN đi thuê máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác trên cơ sở hợp đồng giữa bên cho thuê với DN. Phân tích tình hình biến động nợ thuê tài chính sẽ cung cấp cho các nhà quản lý các thông tin liên quan đến tình hình biến động nợ thuê, nhân tố ảnh hưởng đến tình hình biến động nợ thuê, khả năng chi trả nợ thuê và cả hiệu quả sử dụng số nợ thuê tài chính.

2.1.2.4 Hoạt động đầu tư

Phân tích hoạt động đầu tư là 1 trong 3 hoạt động cơ bản của doanh nghiệp, hoạt động đầu tư bao gồm các hoạt động liên quan đến việc đầu tư vào bản thân doanh nghiệp (mua sắm, thanh lý, nhượng bán tài sản, như: nhà máy trang thiết bị, quy trình công nghệ, đầu tư bất động sản,..) và đầu tư vào DN khác (đầu tư vào trái phiếu, cổ phiếu, tín phiếu, cho vay vốn, góp vốn liên doanh,...) Bởi vậy, việc phải đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh của DN cả về quy mô lẫn chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, ... DN cần đẩy mạnh các hoạt động đầu tư. Đặc biệt là hoạt động đầu tư tài chính và hoạt động đầu tư bất động sản. Việc tăng cường các hoạt động đầu tư có ý nghĩa rất lớn, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của DN. Nội dụng hoạt động đầu tư của DN gồm:

+ Hoạt động đầu tư tài sản cố định: là hoạt động mua sắm, xây dựng, hiện đại hóa, … như: xây dựng nhà máy, trang thiết bị, quy trình công nghệ,.. nhằm tăng quy mô của quá trình sản xuất kinh doanh của DN. Hoạt động đầu tư tài sản cố định có thể là đầu tư mới hay đầu tư mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh hoặc đầu từ tài sản cố định nhắm hiện đại hóa trang thiết bị.

+ Hoạt động đầu tư tài chính: là hoạt động sử dụng vốn của DN để đầu tư mua cổ phiếu, trái phiếu hay góp vốn liên doanh. Hoạt động đầu tư tài chính bao gồm đầu tư ngắn hạn và đầu tư dài hạn.

+ Hoạt động đầu tư bất động sản: bất động sản là những tài sản gắn liền với đất đai và khó di dời được; trong đó, bất động sản đầu tư là những bất động sản do chủ sở hữu hoặc người đi thuê tài sản theo hợp đồng thuê tài chính nhằm mục đích thu lợi từ việc cho thuê hoặc chờ tăng giá để bán. Như vậy, bất động sản đầu tư không phải là những bất động sản nhằm mục đích sử dụng trong sản xuất, cung cấp hàng hóa dịch vụ hoặc sử dụng cho các mục đích quản lý, và cũng không phải là những bất động sản để bán trong kỳ hoạt động kinh doanh thông thường mà là những bất động sản DN bỏ tiền ra mua, nắm giữ trong thời gian dài để chờ tăng giá, nhằm mục đích bán.

2.1.2.5 Công nghệ

Tình trạng trình độ công nghệ máy móc thiết bị có ảnh hưởng sâu sắc tới khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Đó là yếu tố vật chất quan trọng bậc nhất thể hiện năng lực sản xuất của một doanh nghiệp, tác động trực tiếp đến năng suất sản xuất và chất lượng sản phẩm. Công nghệ sản xuất tiên tiến sẽ giúp các doanh nghiệp giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm, từ đó có thể nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

2.1.2.6 Hoạt động xúc tiến thương mại

Hoạt động xúc tiến thương mại nhằm mở rộng thị trường của DN là những công cụ để làm năng động và gây ảnh hưởng định hướng giữa người bán và người mua, và là hình thức tuyên truyền nhằm mục tiêu tạo ra sự chú ý và chỉ ra được những lợi ích của hàng hóa và dịch vụ đối với khách hàng tiềm năng. Bản chất của xúc tiến thương mại là truyền tin về sản phẩm, về doanh nghiệp tới khách hàng để thuyết phục họ mua sản phẩm, làm tăng doanh thu.

2.1.2.7 Tiếp cận dịch vụ hỗ trợ

Dịch vụ hỗ trợ thúc đẩy quá trình chuyên môn hóa của các doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động. Các doanh nghiệp sẽ tập trung vào một số hoạt động chính trong sản xuất kinh doanh chứ không cần đảm nhận tất cả các khâu, các công việc trong hoạt động của mình.

Giúp các doanh nghiệp giảm được chi phí đầu vào, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và ngoài nước.

Giúp các doanh nghiệp tập trung được nguồn lực vào sản xuất kinh doanh, tránh sự phân tán nguồn lực dẫn đến hiệu quả thấp.

Do quy mô nhỏ, gọn, hoạt động linh hoạt và thích ứng nhanh với sự biến động của thị thường nên khi sử dụng các dịch vụ hỗ trợ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát huy được lợi thế của mình.

2.1.2.8 Hiệu quả tài chính

Suất sinh lời trên doanh thu (Return On Sales – ROS): Là tỷ số giữa lợi nhuận ròng và doanh thu.

 Ý nghĩa: Tỷ số lợi nhuận ròng trên doanh thu phản ánh khả năng sinh lợi trên cơ sở doanh thu được tạo ra trong kì hay một đồng doanh thu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng.

Suất sinh lời trên tổng tài sản (Return On total Assets - ROA): Là tỷ số giữa lợi nhuận ròng và tổng tài sản (tổng nguồn vốn) của doanh nghiệp.

 Ý nghĩa: Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản đo lường khả năng sinh lợi của tài sản. Chỉ tiêu này cho biết một đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng.

Suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE): Là tỷ số giữa lợi nhuận ròng và vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp.

 Ý nghĩa: Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu đo lường mức độ sinh lời của vốn chủ sở hữu. đây là tỷ số rất quan trọng đối với các cổ đông vì nó gắn

ROA = Lợi nhuận ròng (EAT) Tổng tài sản bình quân

ROE = Lợi nhuận ròng (EAT) Vốn chủ sở hữu ROS = Lợi nhuận ròng (EAT)

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

Thu thập dữ liệu thứ cấp: dữ liệu được thu thập từ Sở Kế hoạch & Đầu tư, tổng Cục thống kê, qua Internet, sách báo tạp chí và một số tài liệu liên quan đến đối tượng nghiên cứu.

Thu thập dữ liệu sơ cấp:

- Phương pháp chọn mẫu: Được thu thập theo phương pháp chọn mẫu nhẫu nhiên phân tầng theo qui mô (DN vừa, nhỏ và siêu nhỏ) của các DNNVV trong lĩnh vực công nghiệp với cỡ mẫu là 112 mẫu.

Bảng 2: LOẠI HÌNH DN CỦA CÁC DNNVV TRONG LĨNH VỰC CÔNG NGHIỆP Ở TP CẦN THƠ

Chỉ tiêu Số quan sát

DN

Phần trăm số quan sát %

Doanh nghiệp tư nhân 44 39,3

Công ty TNHH 51 45,5

DNNN chưa/ đang cổ phần hóa 1 0,9

Công ty cổ phần 16 14,3

Tổng 112 100

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2011

- Cách thức lấy mẫu: Nghiên cứu định lượng được thực hiện bằng bảng câu hỏi phỏng vấn trực tiếp tại văn phòng hoặc cơ sở sản xuất kinh doanh của 112 DNVV lĩnh vực công nghiệp tại Tp Cần Thơ.

- Đối tượng phỏng vấn: Các DNNVV lĩnh vực công nghiệp tại Tp Cần Thơ đã thành lập và đi vào hoạt động trước năm 2009. Đối tượng phỏng vấn bao gồm:

+ Tổng giám đốc, giám đốc, chủ tịch hội đồng quản trị. + Phó tổng giám đốc, phó giám đốc, trợ lý giám đốc.

toán trưởng.

2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu

* Mục tiêu 1: sử dụng phương pháp so sánh, thống kê mô tả (Descriptive statistics), tần số, kiểm định thống kê để miêu tả thực trạng tình hình hoạt động kinh doanh của các DNNVV trong lĩnh vực công nghiệp ở Thành phố Cần Thơ.

2.2.2.1. Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích các hiện tượng kinh tế. Phương pháp này bao gồm:

- So sánh bằng số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế, kết quả so sánh biểu hiện khối lượng quy mô của các hiện tượng kinh tế.

- So sánh bằng số tương đối: là kết quả của phép chia, giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế, kết quả so sánh biểu hiện kết cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển, mức phổ biến của các hiện tượng kinh tế.

2.2.2.2. Phương pháp thống kê mô tả (Descriptive statistics)

Thống kê là tổng hợp các phương pháp lý thuyết và ứng dụng vào lĩnh vực kinh tế bằng cách rút ra những kết luận dựa trên những số liệu và thông tin thu thập được.

Thống kê mô tả là một trong hai chức năng chính của thống kê (thống kê mô tả và thống kê ứng dụng). Thống kê mô tả là tập hợp tất cả các phương pháp đo lường, mô tả và trình bày số liệu.

Một số khái niệm:

- Giá trị trung bình: Mean, Average: bằng tổng tất cả các giá trị biến quan sát chia cho số quan sát.

- Số trung vị (Median, kí hiệu: Me) là giá trị của biến đứng ở giữa của một dãy số đã được sắp xếp theo thứ tự tăng hoặc giảm dần. Số trung vị chia dãy số làm 2 phần, mỗi phần có số quan sát bằng nhau.

1 ) ( 1 2 2 − − = ∑ = n x x S N i i x

trong một dãy số phân phối.

- Phương sai: là trung bình giữ bình phương các độ lệch giữa các biến và trung bình của các biến đó.

- Độ lệch chuẩn là căn bậc hai của phương sai:

2.2.2.3. Phương pháp phân tích tần số

Sử dụng bảng phân phối tần số: là bảng tóm tắt dữ liệu được xếp thành từng tổ khác nhau, dựa trên những tần số xuất hiện của các đối tượng trong cơ sở dữ liệu để so sánh tỷ lệ, phản ánh số liệu.

2.2.2.4 Kiểm định trị Independent - Samples T Test: là phương pháp để xác định xem hiệu quả hoạt động kinh doanh trung bình của các DN có sử dụng dịch vụ hỗ trợ và DN không sử dụng dịch vụ hỗ trợ có như nhau hay không.

* Mục tiêu 2: sử dụng phương pháp phân tích các tỷ số tài chính, hàm phân tích phân biệt (Discriminant Analysis) và phân tích hồi quy tương quan (Regression Analysis) để thấy rõ các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các DNNVV trong lĩnh vực công nghiệp ở thành phố Cần Thơ

2.2.2.5 Hàm phân tích phân biệt (Discriminant Analysis)

Phân tích phân biệt là một kỹ thuật phân tích sử dụng cho việc phân biệt giữa các nhóm bằng cách phân tích dữ liệu với một biến phụ thuộc được phân cấp và các biến độc lập bằng thang đo khoảng.

Mô hình phân tích phân biệt: D = b0 + b1 X1 + b2 X2 +…+bi Xi

Trong đó:

D: điểm phân biệt ( biến phụ thuộc) Xi: Các biến độc lập ( i = 1, 2,..,n)

bi: Các hệ số hay trọng số phân biệt ( i = 1, 2,..,n)

Trong mô hình phân tích, hệ số ( bi ) được ước lượng để phân biệt sự khác nhau giữa các nhóm dựa vào giá trị của hàm phân biệt. Điều này xuất hiện khi tỷ

số giữa tổng bình phương giữa các nhóm và tổng bình phương trong từng nhóm có điểm phân biệt lớn nhất.

Tiến trình phân tích phân biệt: xác định vấn đề, ước lượng các tham số của hàm phân biệt, xác định ý nghĩa của hàm phân biệt, giải thích kết quả, đánh giá hiệu quả phân tích.

2.2.2.6. Phân tích hồi quy tương quan (Regression Analysis)

Mục đích của việc thiết lập phương trình hồi quy là tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến một chỉ tiêu nào đó, xác định các nhân tố ảnh hưởng tốt để phát huy

Một phần của tài liệu phân tích ảnh hưởng của dịch vụ hỗ trợ đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghiệp ở thành phố cần thơ (Trang 28 - 200)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(200 trang)
w