DNNVV công nghiệp ở trên, ta thấy vấn đề quan trọng ở đây là cần có sự hỗ trợ của Nhà nước trong việc tiếp cận các nguồn trung và dài hạn để giúp các DN có thể giải quyết khó khăn về nguồn vốn cụ thể thông qua 2 dịch vụ hỗ trợ đó là bảo lãnh tín dụng và hỗ trợ tín dụng.
• Dịch vụ bảo lãnh tín dụng
Bảo lãnh vốn tín dụng đầu tư được quy định tại Nghị định số 151/2006/NĐ-CP và cơ quan bảo lãnh là Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Ngoài ra hiện tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam đang thực hiện bảo lãnh cho các doanh nghiệp vay vốn của các Ngân hàng Thương mại theo quy định tại Quyết định số 14/2009/QĐ-TTg và Quyết định số 60/2009/QĐ-TTg. DN vay vốn của Ngân hàng Phát triển với lãi suất cho vay sẽ rẻ hơn vay của các ngân hàng thương mại khác. Bởi vì ngân hàng cho vay theo lãi suất thị trường, theo thông lệ quốc tế là lãi suất trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 5 năm cộng thêm một khoản phí nhất định (khoảng 1%/năm). Điều này cho thấy sự ưu đãi không chỉ được vay rẻ mà thời hạn cho vay dài sẽ giúp cho đối tượng vay vốn chủ động hơn trong kế hoạch sản xuất. Hơn nữa, việc khấu hao máy móc, nhà xưởng, v.v. cũng được dài hơn nên khách hàng vay vốn có điều kiện tích lũy để tái sản xuất và mở rộng đầu tư. Thêm vào đó, điều kiện cho vay của ngân hàng đơn giản hơn so với vay từ các ngân hàng thương mại khác như không phải thế chấp, hoặc nếu có thì tỷ lệ thế chấp ở mức tương đối thấp, bằng 30% giá trị khoản vay.
Thực tế hiện nay, vấn đề bão lãnh tín dụng đối với DN còn gặp nhiều khó khăn chỉ có khoảng 9,78% DN được bão lãnh tín dụng, trong số đó có 33,3% DN được bão lãnh ở chi nhánh Ngân hàng Việt Nam và còn lại là được bảo lãnh ở các ngân hàng thương mại khác, không có DN nào được bão lãnh ở bỡi quỹ bão lãnh tín dụng ở địa phương. Kết quả nghiên cứu cho thấy có đến 89,13% DN chưa được bảo lãnh,và lý do mà các DN chưa được bảo lãnh chủ yếu là do họ chưa biết về thông tin hỗ trợ này chiếm đến 52,4% DN, có 34,1% DN không có nhu cầu và 13,4% DN có nhu cầu nhưng chưa được tiếp cận. Lý do khiến các DN
có nhu cầu nhưng không đề nghị là do họ ngại điều kiện được bão lành và thủ tục phức tạp, điều kiện bảo lãnh khó đáp ứng và một số khác vì có nhiều tiêu cực trong khâu xét duyệt bảo lãnh.
Biểu đồ 4: Tình hình bảo lãnh tín dụng cho các DNNVV
Nguồn: số liệu điều tra thực tế năm 2011
Mặc dù theo quy định của Chính phủ thì điều kiện bảo lãnh khá đơn giản, nhưng trên thực tế còn nhiều bất cập, có 1,09% DN đã đề nghị nhưng chưa được bảo lãnh và lý do không được thì họ không rõ lý do. Điều này cho thấy việc thi hành chính sách hỗ trợ chưa thật sự hiệu quả, các cơ quan, ngân hàng còn hạn chế trong việc thi hành.
• Dịch vụ hỗ trợ tín dụng
So với dịch vụ bảo lãnh tín dụng thì dịch vụ hỗ trợ tín dụng cho các DN có khả quan hơn nhưng vẫn còn tương đối thấp có 36,96% DN nhận được hỗ trợ tín dụng qua các ngân hàng thương mại, trong số đó hình thức chủ yếu là tín dụng đầu tư (39,3%) và hỗ trợ lãi suất thương mại (60,7%).
Qua kết qua khảo sát cho thấy có tới 59,78% DN chưa từng đề nghị hỗ trợ tín dụng. Nguyên nhân chủ yếu vẫn là DN chưa biết thông tin (53,6%), có 10,7% DN có nhu cầu nhưng không đề nghị vì họ ngại thủ tục phức tạp (66,6%) và lo lắng về điều điện hỗ trợ khó đáp ứng (66,6%) nên không tiếp cận. Còn số DN đã đề nghị nhưng được hỗ trợ chiếm khá nhỏ 3,26% DN và lý do không được hỗ trợ là do hồ sơ không hợp lệ và một số lý do khác.
Biểu đồ 5: Thực trạng tiếp cận hỗ trợ tín dụng của các DN
Nguồn: số liệu điều tra thực tế năm 2011
4.1.4 Tình hình đầu tư vào hoạt động kinh doanh của các DN
Tình hình đầu tư vào hoạt động kinh doanh của các DN bao gồm tình hình mở rộng mặt bằng sản xuất, xây dựng thêm nhà xưởng, văn phòng mới cũng như mua sắm máy móc, thiết bị công nghệ. Đây là tiền đề để mở rộng quy mô sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Bảng 27: TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ CỦA CÁC DN NĂM 2010 VÀ DỰ KIẾN NĂM 2011 - 2012 Đơn vị tính: % Chỉ tiêu Thực hiện năm 2010 Dự kiến thực hiện 2011-2012 Có Khôn g Có Khôn g Chưa nghĩ đến Mở rộng mặt bằng sản xuất mới 25,3 74,7 25,3 51,6 23,1
Xây dựng nhà xưởng, văn phòng mới 26,1 73,9 23,1 53,8 23,1
Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2011
4.1.4.1 Mở rộng mặt bằng sản xuất
Tình hình mở rộng mặt bằng sản xuất của các DN cũng còn quá thấp, chỉ khoảng 25,3% tổng số DN đã thực hiện mở rộng và cũng không thay đổi nhiều trong thời gian 2011-2012. Điều này có thể được giải thích là do họ chưa có nhu cầu mở rộng vì tình hình kinh doanh hiện nay với mặt bằng như thế là phù hợp. Cũng có thể do họ có nhu cầu như không có vốn để mở rộng hoặc chưa được Nhà nước hỗ trợ.
Biểu đồ 6: Nguồn gốc mặt bằng hiện nay của các DN
Nguồn: số liệu khảo sát năm 2011
Nguồn gốc mặt bằng hiện nay các DN sử dụng là của chủ DN (47,76%), số còn lại là do các DN thuê hay mua từ thị trường tự do bên ngoài (52,24%).
Qua điều tra ta thấy, hiện nay có tới 95,7% DN hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp chưa từng được hỗ trợ về mặt bằng sản xuất, có 2,15% DN được giao hoặc thuê đất ngoài cụm công nghiệp, khu chế xuất, KCN và 2,15% DN được hỗ trợ mặt bằng trong khu chế xuất, KCN. Trong đó, nguyên nhân chưa được hỗ trợ mặt bằng sản xuất chủ yếu là do 55,2% DN không biết về thông tin hỗ trợ, 37,9% DN không có nhu cầu hỗ trợ và có 6,9% DN có nhu cầu nhưng chưa đề nghị. Lý do chủ yếu khiến các DN còn ngần ngại chưa đề nghị là do thủ tục phức tạp. Bảng 28: KHẢ NĂNG TIẾP CẬN DỊCH VỤ HỖ TRỢ MẶT BẰNG Chỉ tiêu Tỷ lệ (%) Chưa từng được hỗ trợ mặt bằng 95,7 Đã từng được hỗ trợ mặt bằng 4,3 Tổng 100
Nguồn: số liệu điều tra thực tế năm 2011
Như vậy, Nhà nước và chính quyền địa phương nên tuyên truyền thông tin hỗ trợ của Nhà Nước đến các DN và đồng thời cũng cần có chính sách đơn giản hơn về thủ tục, hạ thấp chi phí, … nhằm tạo điều kiện cho các DN phát triển hơn nữa. Bên cạnh đó, nếu thấy cần thiết các DN nên mở rộng mặt bằng sản xuất cho phù hợp với quy mô DN, tránh tình trạng xây dựng quá nhiều văn phòng, nhà xưởng trên một mặt bằng nhỏ sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và năng suất của người lao động.
4.1.4.2. Xây dựng nhà xưởng, văn phòng mới
Trong năm 2010, có khoảng 26,1% DN thực hiện việc xây dựng nhà xưởng, văn phòng mới và có khoảng 23,1% DN dự kiến sẽ xây dựng thêm nhà xưởng hay văn phòng mới vào năm 2011-2012. Nguyên nhân có thể do các DN mới
thành lập và thị trường tiêu thụ còn ít, chưa hoàn vốn lại được nhiều nên nếu đầu tư quá nhiều vào các loại tài sản cố định này sẽ rất rủi ro cho sự tồn tại của các DN.
4.1.5. Công nghệ
4.1.5.1. Thực trạng đầu tư công nghệ của các DNNVV ngành côngnghiệp nghiệp
Đây là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các DN. Theo số liệu khảo sát, năm 2010 số DN đã thực hiện mua sắm thêm máy móc thiết bị mới còn chiếm tỷ trọng thấp, chỉ có có 44% DN, còn lại 56% DN không thực hiện.
Bảng 29: TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ CÔNG NGHỆ CỦA CÁC DN NĂM 2010 VÀ DỰ KIẾN NĂM 2011 - 2012 Đơn vị tính: % Chỉ tiêu Thực hiện năm 2010 Dự kiến thực hiện 2011-2012
Có Không Có Không nghĩ đếnChưa Mua sắm máy móc, thiết bị, công nghệ 42,0 58,0 45,7 26,1 28,3
Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2011
Nguyên nhân các DN chưa mua sắm mới là do phần lớn các DN mới thành lập trong khoảng thời gian từ 3 năm trở lại đây nên máy móc thiết còn tương đối mới, chưa hết thời gian khấu hao. Bên cạnh, phần lớn các DNNVV ở thành phố Cần Thơ nói chung và DNNVV công nghiệp nói riêng đang gặp khó khăn trong nghiên cứu khoa học, tiếp cận và ứng dụng công nghệ tiên tiến do thiếu vốn. Hầu hết, công nghệ đang được sử dụng trong các DNNVV hiện được đánh giá là lạc hậu rất nhiều lần so với thế giới. Do ảnh hưởng của tư duy sản xuất nhỏ và một phần thiếu vốn, rất nhiều doanh nghiệp đầu tư nhỏ giọt, mỗi năm mua thêm một số máy móc, thiết bị rồi vừa làm vừa cải tiến. Hậu quả của cách làm đó là công nghệ được sử dụng trong các doanh nghiệp này trở thành một mớ hỗn độn, chắp
vá. Do đó, sự hỗ trợ của Nhà nước lúc này càng đóng vai trò quan trọng và cần thiết hơn hết, tuy nhiên sự hỗ trợ này chưa được hiệu quả cao, thông tin hỗ trợ của Nhà nước đối với DNNVV chưa được các DN biết đến và hiểu rõ.
Biểu đồ 8: Tình hình mua sắm công nghệ, thiết bị tại các DN
Nguồn: số liệu điều tra thực tế năm 2011
Liên quan đến việc đổi mới công nghệ tại các DN đó là việc thu thập thông tin đổi mới công nghệ, triển khai đề tài nghiên cứu đổi mới, đánh giá, lựa chọn công nghệ mới và đăng ký quyền bảo hộ sở hữu công nghiệp như quyền bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế, … Hầu hết các DN đều chưa quan tâm nhiều đến các vấn đề này. Trên 57% DN là chưa thực hiện, chỉ một số ít DN là có thực hiện nhưng gần như là do các DN tự thực hiện hoặc mua dịch vụ từ các thị trường tư nhân bên ngoài còn được Nhà nước hỗ trợ là rất thấp, chỉ có 1,1%.
Bảng 30: TÌNH HÌNH ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ TẠI CÁC DN
Đơn vị tính: % Chỉ tiêu Chưa thực hiện Đã thực hiện Được Nhà nước hỗ trợ Tự thực hiện/ mua dịch vụ
1. Thu thập thông tin công nghệ mới 65,2 4,3 30,4
2. Triển khai đề tài nghiên cứu đổi
mới công nghệ 93,5 0,00 6,5
3. Đánh giá lựa chọn công nghệ 72,8 1,1 26,1
4. Đăng ký quyền bảo hộ sở hữu
công nghiệp 85,7 4,4 9,9
Vấn đề thu thập thông tin công nghệ mới và đánh giá lựa chọn công nghệ ngày càng có sự chú ý quan tâm của các DN có trên 34% DN đã thực hiện thu thập thông tin và hơn 28% DN đánh giá lựa chọn công nghệ. Điều này chứng tỏ các DNNVV trong lĩnh vực công nghiệp ngày càng quan tâm và nhận thấy được vai trò của công nghệ hiện đại đến hiệu quả hoạt động kinh doanh và khả năng cạnh tranh của DN, DN khá cận trọng và cân nhắc việc thu thập thông tin và lựa chọn công nghệ cho phù hợp.
4.1.5.2. Ảnh hưởng của việc ứng dụng khoa học công nghệ đến hiệu quả hoạt động kinh doanh
Ta có Sig. = 0,080 < 10% (Phụ lục 3) => Vậy có sự khác biệt giữa lợi nhuận trung bình của DN có đầu tư ứng dụng khoa học công nghệ và DN không có đầu tư.
Bảng 31: KIỂM ĐỊNH SỰ KHÁC BIỆT GIỮA LỢI NHUẬN TRUNG BÌNH CỦA DN CÓ VÀ KHÔNG ỨNG DỤNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
Số mẫu Trung bình Độ lệch chuẩn
Lợi nhuận Có ứng dụng 38 2.622,61 2889.048
Không ứng dụng 53 733,99 6987.950
Nguồn: kết quả chạy hàm phân tích phân biệt
Lợi nhuận trung bình của DN có ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất kinh doanh là 2.622,61 triệu đồng, trong khi đó lợi nhuận trung bình của DN không có ứng dụng là 733,99 triệu đồng. Lợi nhuận của DN có ứng dụng công nghệ cao hơn vì khi mua sắm máy móc, thiết bị hiện đại sẽ giảm bớt hao phí nguyên liệu, công lao động và năng suất cao hơn.
4.1.6 Hoạt động xúc tiến thương mại của DN
Hoạt động xúc tiến thương mại của các DN thường bao gồm: thu thập thông tin thương mại và tuyên truyền xuất khẩu; xây dựng thương hiệu, thiết kế mẫu mã sản phẩm; tham gia hội chợ triển lãm; tham gia hội nghị quốc tế về ngành hàng xuất khẩu; tham gia đoàn khảo sát thị trường; thiết kế và vận hành website của DN. Kết quả điều tra thực tế cho thấy, hầu hết các DN đều chưa thực hiện
các hoạt động này, trên 79% DN chưa thực hiện. Phần còn lại (khoảng 20% trở xuống) là do các DN tự thực hiện hoặc mua dịch vụ từ các dịch vụ hỗ trợ tư nhân.
Bảng 32: TÌNH HÌNH XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI CỦA CÁC DN
Đơn vị tính: % Chỉ tiêu Chưa thực hiện Đã thực hiện Nhà nước hỗ trợ Tự thực hiện/ Mua dịch vụ
Thu thập thông tin thương mại và
tuyên truyền xuất khẩu 90,2 1,1 8,7
Xây dựng thương hiệu, thiết kế mẫu
mã sản phẩm 79,3 0,0 20,7
Tham gia hội chợ, triển lãm 84,8 1,1 14,1
Tham gia hội nghị quốc tế ngành hàng
xuất khẩu 97,8 0,0 2,2
Tham gia đoàn khảo sát thị trường,
giao dịch thương mại 93,5 1,1 5,4
Thiết kế, vận hành website của DN 85,9 0,0 14,1
Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2011
Và một điều rất đáng quan tâm là gần như tất cả các DN đều chưa được nhà nước hỗ trợ, chỉ có hoạt động thu thập thông tin, tham gia hội chợ triển lãm và tham gia khảo sát thị trường là được sự hỗ trợ của Nhà nước tuy nhiên chỉ có 1,1% số DN được hỗ trợ. Nguyên nhân chủ yếu các DN chưa được nhà nước hỗ trợ là do các DN không biết được thông tin hỗ trợ (57,6%) các DN không có nhu cầu (26,1%) hoặc do các DN có nhu cầu mà chưa đề nghị (chỉ 12%), còn lại là do DN ngại điều kiện hỗ trợ khó, thủ tục phức tạp và ngại có nhiều tiêu cực.
Những điều này đã góp phần làm giảm thông tin của DN trên thị trường. Việc kinh doanh quan trọng nhất là khách hàng, sẽ không hiệu quả nếu có “cung” mà không có “cầu”, không có nhiều người biết đến. Vì thế, để thị trường của các
DN nhiều hơn so với hiện nay, các DN cần đầu tư thêm cho các hoạt động này nhằm quảng bá hình ảnh cho DN của mình.
Một số hoạt động khác có thể chưa thực hiện nhưng với thời đại công nghệ thông tin như hiện nay, việc thiết kế và vận hành website của DN đóng một vai trò vô cùng quan trọng và có thể thực hiện dễ dàng. Bên cạnh, việc xây dựng thương hiệu, mẫu mã sản phẩm cho các DN cũng không kém phần quan trọng nếu các DN muốn có hiệu quả hoạt động kinh doanh cao.
4.1.7 Tiếp cận dịch vụ hỗ trợ
4.1.7.1 Thực trạng tiếp cận DVHT
Nhìn chung, phần lớn DN đều có sử dụng dịch vụ hỗ trợ chiếm trên 34% DN và nhu cầu của các DN sử dụng dịch vụ cũng khá cao dao động từ 25 – 44% DN. Tính sẳn có của dịch vụ được các DN đánh giá chỉ ở mức trung bình, cao nhất là dịch vụ viễn thông (73,1% DN), thấp nhất là dịch vụ huấn luyện đao tạo chỉ có 31,6% DN. Dịch vụ hạch toán – kế toán là dịch vụ có tỷ lệ DN sử dụng nhiều nhất chiếm 74,2% DNvà tính sẳn có của dịch vụ này có tới 62% DN đánh giá. Kế đến là dịch vụ viễn thông với 67,4% DN đã sử dụng, nhu cầu của dịch vụ chiếm cao nhất với 43,9% DN.
Dịch vụ nghiên cứu thị trường và dịch vụ pháp lý có tỷ lệ DN đánh giá