Tăng cường đầu tư xây dựng, mở rộng, sắp xếp lại hệ thống các trường dạy nghề, thu hút lao động học nghề, nâng cao tay nghề cho người lao động, gắn chương trình giảng dạy với lao động thực tiễn tại doanh nghiệp. Thường xuyên đào tạo, đào tạo lại lực lượng lao động và lực lượng quản lý trong ngành; nâng cao những kiến thức và kỹ năng tiếp cận và mở rộng thị trường trong và ngoài nước. Tranh thủ sự hỗ trợ của các tổ chức trong và ngoài nước để đào tạo nguồn nhân lực; tạo điều kiện cho các cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật trao đổi, học hỏi với nước ngoài. Tiếp tục thực hiện chương trình đào tạo nghề, dạy nghề cho lao động nông thôn.
Có thực trạng là những cơ sở đào tạo sẵn sàng tổ chức lớp học, nhưng nhà lãnh đạo doanh nghiệp ít dự học, cũng như ít cử người dự học. Có thể do họ ít người nên chủ yếu dành thời gian cho công việc hàng ngày, có thể do họ tiếc tiền học phí, có thể do họ chưa thấy được tầm quan trọng cuả quản trị doanh nghiệp. Do đó, hình thức để việc đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quản trị doanh nghiệp cho các doanh nghiệp là các hội thảo về quản trị doanh nghiệp, vừa có tính lý luận vừa mang tính thực tiễn để thu hút các doanh nghiệp tham gia, về kinh phí có thể đề nghị các cấp có thẩm quyền hỗ trợ hoặc đề nghị tài trợ, tại diễn đàn nên gợi ý cho các đơn vị là các cơ sở đào tạo hoặc các cơ quan quản lý doanh nghiệp tổ chức các hội thảo này cho địa phương cuả mình, thiết nghĩ các doanh nghiệp sẽ có nhiều cơ hội để tăng cường năng lực quản trị doanh nghiệp cuả mình.
Phát triển hệ thống nhà cung cấp dịch vụ hỗ trợ và phát triển kinh doanh, đặc biệt là dịch vụ tư vấn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, giúp cho DN tăng trưởng và phát triển bền vững. Bên cạnh, cũng nên thành lập “vườn ươm” DNNVV nói chung và DN nhỏ nói riêng để hướng dẫn, đào tạo DN trong bước đầu thành lập.