Tài nguyên du lịch

Một phần của tài liệu phân tích ảnh hưởng của dịch vụ hỗ trợ đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghiệp ở thành phố cần thơ (Trang 41 - 200)

hoá, trong đó có 10 di tích cấp quốc gia, 11 di tích cấp thành phố. Cùng với cảnh quan đặc trưng sông nước Nam bộ, hệ thống vườn cây ăn trái nhiệt đới đa dạng

phong phú của thành phố Cần Thơ là bộ phận cấu thành của những tuyến du lịch sinh thái, là địa điểm du khách ghé qua trong những tuyến du lịch dọc theo sông Mê Kông.

3.1.2 Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội Thành phố Cần Thơ 3.1.2.1 Cơ sở hạ tầng

• Đường thủy và cảng biển: TP Cần Thơ có các cụm cảng được xác định là trung tâm của vùng ĐBSCL bao gồm: cảng Cần Thơ, cảng Trà Nóc và đặc biệt cảng Cái Cui - cảng biển lớn nhất của vùng, công suất thiết kế tiếp nhận tàu 10- 20 ngàn tấn, với sản lượng hàng hóa thông qua cảng dự kiến 4-5 triệu tấn/năm. Đặc biệt, với dự án kênh đào Quan Chánh Bố đang được triển khai thực hiện và nếu dự án này hoàn thành sẽ là động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội của người dân ĐBSCL phát triển. Tàu thuyền có trọng tải lớn sẽ ra vào thuận lợi vào Cảng Cần Thơ. Các doanh nghiệp, đơn vị sẽ không phải mất thời gian, chi phí vận chuyển hàng hóa từ ĐBSCL đến TP.HCM hoặc Vũng Tàu để “quá cảnh” trước khi xuất khẩu. Giá trị hàng hóa, sản phẩm sẽ tăng lên.

• Hàng không: Sân bay Trà Nóc đang hoạt động để nối các tuyến bay trong nước và hiện nay đang mở thêm các tuyến bay quốc tế, trước mắt là các tuyến Đông Nam Á.

• Đường bộ: Cầu Cần Thơ là cầu lớn nhất Việt Nam, được thông xe vào cuối tháng 04 năm 2010, nối liền trục giao thông bộ quan trọng của tuyến quốc lộ 1A từ TP Cần Thơ đến Thành phố Hồ Chí Minh (TP HCM), các tỉnh ĐBSCL và các tỉnh thành trong cả nước. Đặc biệt rút ngắn thời gian đi lại từ 30-60 phút thời gian chờ đợi qua phà. Đường cao tốc TP HCM đi TP Cần Thơ: Giai đoạn 1: (TP HCM - Trung Lương) là công trình đường cao tốc được xây dựng nối TP HCM với Tiền Giang và các tỉnh ĐBSCL. Toàn tuyến dài 61,9 km. Tuyến đường cao tốc này được thiết kế 8 làn xe, đang được khai thác vận hành, Giai đoạn 2: (Trung Lương – TP. Cần Thơ): có tổng chiều dài khoảng 80km, qui mô sáu làn xe và tốc độ 120 km/giờ.

• Về điện, nước: TP Cần Thơ hiện có nhà máy nhiệt điện Trà Nóc có công suất 200MW và đang xây thêm trung tâm điện lực Ô Môn có công suất

2.800MW, hiện nay đã có 01 tổ máy công suất 600MW đã hòa vào lưới điện quốc gia phục vụ (ĐBSCL) và cả nước. Hiện nay, Cần Thơ co 10 nhà máy sản xuất và phân phối nước sạch cho toàn địa bàn với công suất hơn 90.000 m3/ngày đêm

• Về Giáo dục - Đào tạo: TP Cần Thơ có hệ thống các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và các trường dạy nghề. Hằng năm đào tạo trên 26.000 cán bộ khoa học kỹ thuật và lao động chuyên nghiệp phục vụ cho TP Cần Thơ và các tỉnh ĐBSCL.

3.1.2.2 Dân số

Theo niên giám thống kê năm 2010, Thành phố Cần Thơ có dân số trung bình 1.199.817 người với mật độ dân số là 856 người/km2, trong đó: tỷ lệ nữ chiếm 50,34%, tỷ lệ dân số sống khu vực thành thị là 65,93%.

Bảng 4 : DIỆN TÍCH, DÂN SỐ TRUNG BÌNH VÀ MẬT ĐỘ DÂN SỐ NĂM 2010 PHÂN THEO QUẬN, HUYỆN

Diện tích (Km2 ) Dân số trung bình (Người) Mật độ dân số (Người/Km2) Tổng số 1.401 1.199.817 856

Quận Ninh Kiều 29,00 246.743 8.508

Quận Ô Môn 127,00 131.465 1.035

Quận Bình Thủy 71,00 113.289 1.596

Quận Cái Răng 69,00 87.423 1.267

Quận Nốt Thốt 118,00 160.558 1.361

Huyện Vĩnh Thạnh 297,00 113.470 382

Huyện Cờ Đỏ 310,00 124.818 403

Huyện Phong Điền 124,00 100.166 808

Huyện Thới Lai 256,00 121.885 476

Nguồn : Cục thống kê Thành phố Cần Thơ, năm 2010

Quận Ninh Kiều – Trung tâm của Thành phố Cần Thơ - có mật độ dân số trung bình khá cao là 8.508 người/ km2. Huyện Vĩnh Thạnh có mật độ dân số thấp nhất là 382 người/km2 do huyện chiếm diện tích lớn 297 km2.

Theo niên giám thống kê năm 2010, Cần Thơ có các dân tộc đang sinh sống trên địa bàn thành phố chiếm tỷ trọng như sau: dân tộc Kinh chiếm 96,94%, dân tộc Hoa chiếm 1,2%, dân tộc Khmer chiếm 1,82% và dân tộc khác chiếm tỷ lệ khá nhỏ 0,04%.

Tổng lao động xã hội năm 2010 là 808.156 người. Trong đó lao động làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân là 588.340 người, chiếm 72,8%; lao động dự trữ là 219.816 người, chiếm 27,2%

3.1.2.3 Tình hình kinh tế

Cơ cấu ngành trong GDP của thành phố đã chuyển dịch đáng kể trong những năm qua và ngày càng đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong đó khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản chiếm 18,7% GDP năm 2005 đến năm 2010 giảm xuống còn 10,61% GDP. Khu vực công nghiệp và xây dựng tăng chậm từ 41,46% GDP năm 2005 tăng lên 45,23% GDP năm 2010. Khu vực dịch vụ tăng từ 39,84% lên 44,16% năm 2010.

Bảng 5 : CƠ CẤU TỔNG SẢN PHẨM TP CẦN THƠ NĂM 2008 - 2010 Đơn vị tính : % Năm Tổng số Chia ra Nông, lâm nghiệp và thủy sản Công nghiệp và xây dựng Dich vụ 2008 100,00 15,28 43,02 41,70 2009 100,00 12,97 44,45 42,58 2010 100,00 10,61 45,23 44,16

(Nguồn : Cục thống kê thành phố Cần Thơ)

Giá trị sản xuất năm 2010 (giá hiện hành) của thành phố là 111.292 tỷ đồng tăng 21,5% so với năm 2009. Tổng sản phẩm GDP năm 2010 (giá hiện hành) đạt 44.172 tỷ đồng tăng 19,53% so với năm trước. GDP bình quân trên đầu người năm 2010 là 36.815.500 đồng, tăng 18,5% so với năm trước. Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn là 5.050 tỷ đồng, tăng 468.471 triệu đồng so với năm trước. Tổng chi ngân sách nhà nước 2010 là 4.409,6 tỷ đồng, tăng 5,43%.

Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2010 là 902,991 triệu USD, tăng 3,83% so với năm 2009. Kim ngạch nhập khẩu năm 2010 là 372,789 triệu USD giảm 32,22% so với năm trước

Nông nghiệp :

Giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2010 (giá cố định 94) là 2.716,4 tỷ đồng, tăng 1,85% so với năm trước. Sản lượng lương thực năm 2009 đạt 1.201.799 tấn, sản lượng lúa là 1.196.807 tấn.

Giá trị sản xuất thủy sản năm 2010 (giá cố định 94) đạt 1.468.866 triệu đồng, giảm 9,99% so với năm trước. Sản lượng thủy sản đạt 178.295 tấn, giảm 19.583 tấn so với năm trước đó.

Thành phố đang đẩy mạnh phát triển theo hướng sản xuất tập trung, ứng dụng công nghệ - kỹ thuật cao và hình thành các vùng sản xuất hàng hóa lớn, chất lượng và hiệu quả cao với mô hình đa canh bền vững; gắn với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ; gắn với quản lý sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên và giảm nhẹ ô nhiễm môi trường.

Công nghiệp

Thành phố Cần Thơ đang tập trung vào các ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm, công nghiệp điện - điện tử - tin học, công nghiệp cơ khí, hóa chất, bao bì, giày dép, may mặc và công nghiệp vật liệu xây dựng. Giá trị sản xuất công nghiệp (giá cố định 94) năm 2010 là 19.372,3 tỷ đồng, tăng 16,15% so với năm trước đó.

TP Cần Thơ đã có 2 KCN tập trung là: KCN Trà Nóc có diện tích 300 ha và KCN Hưng Phú có diện tích 474 ha. Hiện nay, thành phố đang thực hiện quy hoạch chi tiết cho 03 KCN tiếp theo đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận là KCN Thốt Nốt 600 ha, KCN Ô Môn 600 ha và KCN Bắc Ô Môn 400 ha.

Xác định ngành công nghiệp là đầu tàu phát triển công nghiệp hóa của thành phố từ nay đến năm 2020, thành phố tập trung phát triển công nghiệp sản xuất hàng tư liệu phục vụ sản xuất nông ngư nghiệp; chế biến nông thủy sản sau thu hoạch của thành phố và các tỉnh lân cận; sản xuất hàng tiêu dùng phục vụ nhu

cầu của thành phố và trong vùng; phát triển mạnh các ngành công nghiệp hướng về xuất khẩu dựa trên các lợi thế cạnh tranh. Các ngành công nghiệp mũi nhọn là chế biến lương thực - thực phẩm và đồ uống, năng lượng, cơ khí và chế tạo máy móc thiết bị, hóa chất và các sản phẩm từ hóa sinh, sinh học, điện và điện tử, tin học và vật liệu mới.

Thương mại – dịch vụ

Thành phố Cần Thơ có hệ thống ngân hàng, bảo hiểm, kiểm toán hoạt động hiệu quả và ngày càng mở rộng, có 46 tổ chức tín dụng với 194 địa điểm giao dịch ngân hàng, 10 tổ chức bảo hiểm, công ty cho thuê tài chính có uy tín trong và ngoài nước, 330 khách sạn, 6 làng du lịch, trong đó có 35 khách sạn từ 1 đến 4 sao, cơ bản đáp ứng được nhu cầu ăn nghỉ của mọi đối tượng khách đến Cần Thơ, kể cả trong những dịp lễ hội, sự kiện lớn của thành phố.

Thành phố đang đẩy mạnh phát triển thương mại - dịch vụ để thành phố trở thành trung tâm thương mại - dịch vụ của vùng ĐBSCL; gắn thị trường Cần Thơ với thị trường các tỉnh vùng ĐBSCL, các thành phố lớn, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, cả nước và các nước trong khu vực; thực hiện chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu, mở rộng thị trường trong nước đi đôi với hội nhập quốc tế. Năm 2010, tổng mức hàng hóa bán ra và doanh thu dịch vụ là 63.892,83 tỷ đồng tăng 26,62 % so với năm 2009.

3.2 TỔNG QUAN VỀ CÁC DNNVV Ở THÀNH PHỐ CẦN THƠ 3.2.1 Số DNNVV hoạt động kinh doanh ở Tp Cần Thơ

Theo số liệu của Cục Thống kê, thành phố Cần Thơ tính đến hết năm 2010 có 3.567 doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn, trong đó DNNVV chiếm 98% với 3.495 doanh nghiệp. Đây cũng là khu vực đóng góp tích cực vào sự tăng trưởng của đất nước trong những năm qua, đặc biệt là khu vực kinh tế tư nhân (chủ yếu là DNNVV) dẫn đầu trong đóng góp GDP điển hình là năm 2010 khu vực chiếm 79,28% trong cơ cấu tổng sản phẩm trên toàn địa bàn, trong khi đó khu vực quốc doanh Trung ương là 10,97% và khu vực quốc doanh địa phương là 9,75%.

Bảng 6: SỐ LƯỢNG VÀ TỶ LỆ DNNVV TRÊN TỔNG SỐ DN TRÊN ĐỊA BÀN TP CẦN THƠ ĐVT: Doanh nghiệp 2008 2009 2010 Chênh lệch 2008-2009 Chêch lệch 2009-2010 % Tuyệt đối % Tuyệt đối Doanh nghiệp lớn 53 53 72 100 0 135,8 19

Doanh nghiệp nhỏ và vừa 3.077 3.38

4 3.495 110 307 103,3 111

Tổng số Doanh nghiệp 3.130 3.437 3.567 109,8 307 103,8 130

Nguồn: Cục Thống kê Thành phố Cần Thơ, năm 2010

Trong 3.495 DNNVV trên địa bàn năm 2010, số DNNVV hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp đứng vị trí thứ hai với 1.579 doanh nghiệp chiếm 30,1%, chiếm vị trí cao nhất là thương mại dịch vụ với 3.615 doanh nghiệp và nông nghiệp chỉ chiếm 1% với 52 doanh nghiệp.

Bảng 7: SỐ LƯỢNG VÀ TỶ LỆ DNNVV THEO CƠ CẤU NGÀNH

ĐVT: DN

2008 % 2009 % 2010 %

Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản 65 2,1 46 1,4 43 1,2

Công nghiệp, xây dựng và tiểu thủ

công nghiệp 1207 39,2 1.310 38,7 1.286 36,8 Thương mại và dịch vụ 1805 58,7 2.028 59,9 2166 62 Tổng số DN nhỏ và vừa 3.07 7 100,0 3.38 4 100,0 3.49 5 100

Nguồn: Cục Thống kê thành phố Cần Thơ 2010

Nhìn chung, cơ cấu số lượng DNNVV hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp có xu hướng giảm dần đều qua các năm từ 40,1% năm 2007 giảm xuống còn 36,8% năm 2010. Số lượng DNNVV năm 2010 giảm 24 DN và chỉ chiếm gần 98,2 % so với năm 2009. Sự giảm về số lượng doanh nghiệp là do có sự sắp xếp lại doanh nghiệp, một số doanh nghiệp Nhà Nước được chuyển sang công ty

cổ phần, cùng với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế làm cho sản xuất công nghiệp Cần Thơ phát triển đa dạng về quy mô sản xuất, trình độ công nghệ, chủng loại, chất lượng sản phẩm, từng bước đáp ứng được nhu cầu nội địa và xuất khẩu.

3.2.2 Số DNNVV phân theo quy mô lao động

Nếu xét số lượng DNNVV theo tiêu chí lao động thì đa số doanh nghiệp Tp Cần Thơ đều là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ với số lao động nhỏ hơn 50 người. Số lượng doanh nghiệp có số lao động dưới 50 người chiếm hơn 96% trên tổng số doanh nghiệp trên toàn địa bàn với 3435 doanh nghiệp năm 2010. Số doanh nghiệp quy mô vừa có trên 50 lao động chỉ chiếm có 1,3% doanh nghiệp đang hoạt động. Còn doanh nghiệp có trên 300 lao động cũng khá ít và biến động qua các năm, năm 2009 số doanh nghiệp này đã giảm đi 5 doanh nghiệp so với năm 2008, do những doanh nghiệp quy mô lớn bị ảnh hưởng khủng khoảng kinh tế năm 2008 nên số lượng lao động cũng bị cắt giảm.

Bảng 8: SỐ LƯỢNG VÀ TỶ LỆ DN GIAI ĐOẠN 2008 -2010 TẠI TP CẦN THƠ THEO CHÍ LAO ĐỘNG

ĐVT: Doanh nghiệp 2008 2009 2010 Chênh lệch 2008-2009 Chênh lệch 2009-2010 % Tuyệt đối % Tuyệt đối Tổng số Doanh nghiệp 3.130 3.437 3567 109,8 307 103,78 130 Doanh nghiệp lớn (>300 LĐ) 74 69 86 93,2 -5 124,6 17

Doanh nghiệp nhỏ và vừa (<300 LĐ) 3.056 3.368 3481 110,2 312 103,6 113 + Doanh nghiệp nhỏ (từ >50 LĐ) 3024 3322 3435 109,9 298 103,4 113

+ Doanh nghiệp vừa (>50 LĐ) 33 46 46 139,4 13 100 0

Nguồn: Cục Thống kê Thành phố Cần Thơ, năm 2010

Tuy nhiên, năm 2010 kinh tế phục hổi nên số lượng doanh nghiệp tăng lên 24,6% so với năm trước. Do đặc điểm linh động, uyển chuyển ít bị ảnh hưởng nên số lượng DNNVV cũng ít biến động, nhìn chung đều tăng qua các năm từ 3056 DN năm 2008 lên 3481 DN năm 2010 tăng 13,9%.

3.2.3 Số DNNVV phân theo tiêu chí nguồn vốn

Nếu phân theo tiêu chí nguồn vốn thì số lượng DNNVV ở Tp. Cần Thơ sẽ thấp hơn so với phân theo tiêu chí lao động. Tuy nhiên số doanh nghiệp vừa xét ở tiêu chí lại cao hơn nhiều so với tiêu chí lao động. Qua số liệu thống kê ở trên, ta thấy số lượng doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ vẫn chiếm vị trí trọng tâm và tăng đều qua các năm, năm 2010 có 3242 DN tăng 5,4% so với năm 2009. Và số doanh nghiệp lại có biến độn nhiều năm 2009 tăng 38,7% với 240 DN so với năm 2008, tuy nhiên số lượng này đã giảm đi 90 DN năm 2010. Có thể thấy, số lượng DNNVV ở Tp Cần Thơ tuy với số lượng đông đảo chiếm hơn 97% nhưng nhỏ về quy mô, phát triển một cách tự phát, chưa được huy hoạch phát triển ngành nghể để phát huy hết tiềm lực của địa bàn

Bảng 9: SỐ LƯỢNG VÀ TỶ LỆ DN GIAI ĐOẠN 2008 -2010 TẠI TP CẦN THƠ THEO CHÍ NGUỒN VỐN

ĐVT: Doanh nghiệp 2008 2009 2010 Chênh lệch 2008-2009 Chênh lệch 2009-2010 % Tuyệt đối % Tuyệt đối Tổng số Doanh nghiệp 3.130 3.437 3567 109,8 307 103,78 130 Doanh nghiệp lớn 91 121 109 133 30 90,1 -12

Doanh nghiệp nhỏ và vừa 3.039 3.316 3458 109,1 277 102,7 90

+ Doanh nghiệp nhỏ 2866 3076 3242 107,3 210 105,4 166

+ Doanh nghiệp vừa 173 240 216 138,7 67 90 -24

Nguồn: Cục Thống kê Thành phố Cần Thơ, năm 2010

3.2.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của các DNNVV Tp Cần Thơ

Nhìn chung, khu vực tư nhân là vượt trội hơn hẳn từ số DN, tổng nguồn vốn, doanh thu, lợi nhuận và tổng vốn đầu tư thự hiện trong năm 2010.

Theo số liệu điều tra của Cục thống kê Cần Thơ, năm 2010 tổng vốn chủ sở hữu của của các DN là 19.752 tỷ đồng chiếm 40,73% trên tổng nguồn vốn. Trong đó, DNNVV của Nhà nước chỉ chiếm 0,88% trên tổng số nguồn vốn trên

toàn Tp. Khu vực tư nhân chiếm vị trí trọng tâm với 17.942 tỷ đồng chiếm 90,84% tổng vốn CSH và chiếm 40,15% trên tổng nguồn vốn. Còn khu vực có vốn đầu tư nước ngoài mặc dù tổng nguồn vốn nhỏ hơn DN Nhà nước chỉ bằng 52,55% nguồn vốn DNNN nhưng vốn CSH tham gia vào hoạt động kinh doanh lại lớn hơn với 998 tỷ đồng .

Một phần của tài liệu phân tích ảnh hưởng của dịch vụ hỗ trợ đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghiệp ở thành phố cần thơ (Trang 41 - 200)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(200 trang)
w