Số DNNVV phân theo tiêu chí nguồn vốn

Một phần của tài liệu phân tích ảnh hưởng của dịch vụ hỗ trợ đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghiệp ở thành phố cần thơ (Trang 49 - 200)

Nếu phân theo tiêu chí nguồn vốn thì số lượng DNNVV ở Tp. Cần Thơ sẽ thấp hơn so với phân theo tiêu chí lao động. Tuy nhiên số doanh nghiệp vừa xét ở tiêu chí lại cao hơn nhiều so với tiêu chí lao động. Qua số liệu thống kê ở trên, ta thấy số lượng doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ vẫn chiếm vị trí trọng tâm và tăng đều qua các năm, năm 2010 có 3242 DN tăng 5,4% so với năm 2009. Và số doanh nghiệp lại có biến độn nhiều năm 2009 tăng 38,7% với 240 DN so với năm 2008, tuy nhiên số lượng này đã giảm đi 90 DN năm 2010. Có thể thấy, số lượng DNNVV ở Tp Cần Thơ tuy với số lượng đông đảo chiếm hơn 97% nhưng nhỏ về quy mô, phát triển một cách tự phát, chưa được huy hoạch phát triển ngành nghể để phát huy hết tiềm lực của địa bàn

Bảng 9: SỐ LƯỢNG VÀ TỶ LỆ DN GIAI ĐOẠN 2008 -2010 TẠI TP CẦN THƠ THEO CHÍ NGUỒN VỐN

ĐVT: Doanh nghiệp 2008 2009 2010 Chênh lệch 2008-2009 Chênh lệch 2009-2010 % Tuyệt đối % Tuyệt đối Tổng số Doanh nghiệp 3.130 3.437 3567 109,8 307 103,78 130 Doanh nghiệp lớn 91 121 109 133 30 90,1 -12

Doanh nghiệp nhỏ và vừa 3.039 3.316 3458 109,1 277 102,7 90

+ Doanh nghiệp nhỏ 2866 3076 3242 107,3 210 105,4 166

+ Doanh nghiệp vừa 173 240 216 138,7 67 90 -24

Nguồn: Cục Thống kê Thành phố Cần Thơ, năm 2010

3.2.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của các DNNVV Tp Cần Thơ

Nhìn chung, khu vực tư nhân là vượt trội hơn hẳn từ số DN, tổng nguồn vốn, doanh thu, lợi nhuận và tổng vốn đầu tư thự hiện trong năm 2010.

Theo số liệu điều tra của Cục thống kê Cần Thơ, năm 2010 tổng vốn chủ sở hữu của của các DN là 19.752 tỷ đồng chiếm 40,73% trên tổng nguồn vốn. Trong đó, DNNVV của Nhà nước chỉ chiếm 0,88% trên tổng số nguồn vốn trên

toàn Tp. Khu vực tư nhân chiếm vị trí trọng tâm với 17.942 tỷ đồng chiếm 90,84% tổng vốn CSH và chiếm 40,15% trên tổng nguồn vốn. Còn khu vực có vốn đầu tư nước ngoài mặc dù tổng nguồn vốn nhỏ hơn DN Nhà nước chỉ bằng 52,55% nguồn vốn DNNN nhưng vốn CSH tham gia vào hoạt động kinh doanh lại lớn hơn với 998 tỷ đồng .

Bảng 10: MỘT SỐ CHỈ TIÊU PHẢN ẢNH KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA DN Ở TP CẦN THƠ NĂM 2010 Khu vực doanh nghiệp Nguồn vốn (Tỷ đồng) Doanh thu thuần (Tỷ đồng) Lợi nhuận trước Thuế (Tỷ đồng) Thuế và các khoản nộp NSNN (Tỷ đồng) Tổng vốn đầu tư thực hiện (Tỷ đồng) Đóng góp GDP (%) Tổng số Vốn CSH TỔNG SỐ 48.490 19.75 2 86.009 2.439 2.842 6.938 60,32 Doanh nghiệp nhà nước 2.493 812 2.512 336 484 30

- Tổng số (DNNN địa phương) 2.493 812 2.512 336 484 30 - Trong đó, DNNN là DNNVV 982 174 638 46 31 18

Doanh nghiệp khu vực tư nhân

44.68

7 17.942 79.504 1.978 2.005 6.450 Doanh nghiệp có vốn ĐTNN 1.310 998 3.993 125 353 458

Nguồn: Theo số liệu điều tra của Cục Thống Kê Cần Thơ

Doanh thu thuần của các DN cũng khá lớn tới 86.009 tỷ đồng tuy nhiên lợi nhuận trước thuế thì tương đối thấp so với doanh thu, một đồng doanh thu chỉ tạo ra được 0,028 đồng lợi nhuận, tỷ số này khá nhỏ. Điều này chứng tỏ các DN năm 2010 hiệu quả hoạt động chưa cao, chí phí còn khá cao. DN khu vực tư nhân luôn dẫn đầu với 79.504 tỷ đồng trong doanh thu chiếm 92,4% và lợi nhuận sau thuế là 1.978 tỷ đồng đạt 81,1%. Tuy vậy nhưng ở khu vực này tỷ số ROS lại thấp hơn so với những khu vực khác chỉ đạt 0,025. Khu vực DNNN là DNNVV hoạt động lại hiệu quả hơn với tỷ suất lợi nhuận đạt 0,072.

Các DN có vị trí quan trọng trong nền kinh tế xã hội, năm 2010 ở khu vực này đã đóng góp vào GDP khoảng 60,32%. Tổng thuế và các khoản phải nộp cho

đây là khu vực có đóng góp lớn nhất và là khu vực chiếm phần lớn số DN trên địa bàn, tổng vốn đầu tư đã thực hiện năm 2010 ở khu vực này cũng khá lớn với 6.450 tỷ đồng chiếm 93% tổng vốn đầu tư.

3.3 TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DNNVV TRONG LĨNH VỰC CÔNG NGHIỆP Ở TP CẦN THƠ. VỰC CÔNG NGHIỆP Ở TP CẦN THƠ.

3.3.1 Số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp trên địa bàn

Số lượng DN hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp ở Tp. Cần Thơ có sự biến động lớn qua 3 năm đặc biệt là công nghiệp khai thác mỏ và công nghiệp chế biến. Năm 2009, số lượng DN ngành khai thác mỏ tăng lên đáng kể gấp 5 lần so với năm 2008 tăng 20 DN và đến năm 2010 con số này đã giảm xuống 25% với 9 DN giảm 3 DN. Lý do của sự giảm mạnh trong ngành này là năm 2009 các DN trong ngành đã thua lỗ và giải thể một số DN, theo số liệu điều tra của Cục thống kê thì năm 2009 các DN ngành này đã lỗ gần 205 triệu đồng.

Ngành công nghiệp chế biến cũng có sự biến động tương tự ngành CN khai thác mỏ nếu năm 2008 chỉ có 629 DN thì năm 2009 đã lên đến 699 DN tăng 11,1% và năm 2010 giảm 34DN và chỉ băng 95,14% so với năm trước. Tuy có sự dao động tượng tư như ngành CN khai thác nhưng lý do dao động của ngành không phải vì hoạt động không hiệu quả mà do ngành bị ảnh hưởng bới tình hình kinh tế khó khăn của đất nước hiện tại, bị ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế và lạm phát tăng cao.

Bảng 11: SỐ LƯỢNG DN HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP Đơn vị: Doanh nghiệp 2008 2009 2010 Chênh lệch 2008-2009 Chênh lệch 2009-2010 % Tuyệt đối % Tuyệt đối

CN khai thác mỏ 2 12 9 500 10 75 -3

CN chế biến 629 699 665 111,1 70 95,14 -34

Sản xuất, phân phối điện,

khí đốt, nước nóng 35 35 30 100 0 85,7 -5

Cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải

21 21 25 100 0 119,05 4

Nguồn: Niên giám thống kê năm 2010

Tỷ lệ DN trong ngành CN chế biến chiếm phần lớn số DN với 91,2% trên tổng số DN năm 2010, đây là ngành thu hút nhiều sự đầu tư trong xã hội. Trái lại, ngành CN khai thác mỏ lại chiếm vị trí thấp nhất hhie chiếm 1,23%, ngành này cần được sự đầu tư nhiều vào của Nhà nước để phát huy hết tiềm năng tự nhiên của khu vực. Ngành sản xuất, phân phối điện, nước nóng và ngành cung cấp nước, xử lý rác thải lần lượt chiếm 4,12% và 3,45% trong tổng số DN trong ngành công nghiệp.

Biểu đồ 2: Tỷ lệ doanh nghiệp trong lĩnh vực ngành công nghiệp năm 2010

Nguồn: Niên giám thống kê 2010

3.3.2 Giá trị đóng góp của ngành công nghiệp

Các ngành sản xuất công nghiệp cơ bản ở Tp Cần Thơ bao gồm các ngành công nghiệp khai thác mỏ, công nghiệp chế biến, sản xuất và phân phối điện nước. Trong đó, phát triển mạnh nhất hiện nay là công nghiệp chế biến, chế tạo đây là ngành chủ lực chiếm trên 97% qua 3 năm trong tổng giá trị sản xuất của ngành sản xuất công nghiệp với giá trị 18.882,53 tỷ đồng năm 2010, tăng 16,4% so với giá trị sản xuất của ngành năm 2009; trong đó sản phẩm chủ lực chiếm tỷ trọng cao trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo là ngành chế biến lương thực thực phẩm với tổng giá trị sản xuất là 13.052,47 tỷ đồng chiếm 69,1% trong

ngành. Các ngành sản xuất và chế biến phát triển có ý nghĩa thúc đẩy kinh tế nông nghiệp và nông thôn phát triển.

Ngành khai thác khoáng sản của Cần Thơ chủ yếu là khai thác cát sông. Đây là ngành ít được quan tâm và quản lý chặt chẽ mặc dù nhu cầu xây dựng trong thành phố rất lớn và trữ lượng cát sông dồi dào nhất. Ngành này hiện nay chiếm tỷ trọng rất nhỏ 0,05% trong ngành công nghiệp.

Bảng 12: GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP PHÂN THEO NGÀNH CÔNG NGHIỆP (giá cố định 94)

Đơn vị: Tỷ đồng

2008 % 2009 % 2010 %

Toàn ngành CN 15.263,3 100 16.678,2 100 19.372,3 100

+ Khai khoáng 5,69 0,04 6,64 0,04 9,32 0,05

+ CN chế biến, chế tạo 14.910,72 97,7 16.227,56 97,3 18.882,53 97,5 + Sản xuất, phân phối điện,

khí đốt, nước nóng 199,14 1,3 251,15 1,5 282,65 1,45

+ Cung cấp nước, hoạt động

quản lý và xử lý rác thải 147,75 0,96 192,85 1,16 197,84 1,01

Nguồn: Niên giám thống kê năm 2010

Với chủ trương chính sách đẩy mạnh cổ phần hóa, các nhà máy, xí nghiệp nhà nước chuyển sang công ty cổ phần, giá trị sản xuất công nghiệp ở Tp Cần Thơ có những bước phát triển đáng kể. Lĩnh vực ngoài nhà nước chiếm vị trí trọng tâm với giá trị sản xuất là 15.711,79 tỷ đồng chiếm 81,1%, tiếp đến là khu vực Nhà nước với 1.916,73 tỷ đồng chiếm 9,9%, doanh nghiệp có vốn đàu tư nước ngoài đứng thứ 3 với 1.743,82 tỷ đồng năm 2010. Tốc độ phát triển của các khu vực kinh tế nhìn chung đều tăng năm 2008 khu vực ngoài nhà nước tăng 42,35%, khu vực Nhà nước tăng 17,87% so với năm 2007. Tuy nhiên, đến năm 2009 tốc độ tăng trưởng co xu hướng tăng nhẹ ở khu vực ngoài nhà nước chỉ tăng 11,64% và khu vực Nhà Nước tăng 9,27% so với năm 2008 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới nhưng nhìn chung đây là những con số khả quan so với tình trạng kinh tế khó khăn trong nước và ngoài nước ở thời điểm hiện tại. Đến năm 2010, giá trị sản xuất của ngành được phục hồi và tăng

lên 17,07% ở khu vực Ngoài nhà nước và khu vực Nhà nước tăng lên 16,6% so với năm trước.

Biểu đồ 3: Giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế

Nguồn: Niên giám thống kê 2010

3.3.3 Tình hình lao động

Tính đến năm 2010, số lượng lao động bình quân của DN siêu nhỏ là 5,75 người, của DN nhỏ là 19,83 người, của DN vừa là 119,02 người. Tại các DN nhỏ và siêu nhỏ, mặc dù số lượng lao động năm 2009 có giảm so với năm 2008 nhưng đến năm 2010, số lượng lao động tại các DN đều tăng lên lần lượt là 1,51% và 0,17%.

Bảng 13: SỐ LAO ĐỘNG BÌNH QUÂN CỦA CÁC DNNVV TRONG LĨNH VỰC CÔNG NGHIỆP NĂM 2008 - 2010

Đơn vị tính: người Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch 2008-2009 Chênh lệch 2009-2010 % Tuyệt đối % Tuyệt đối DN siêu nhỏ 5,84 5,58 5,75 95,55 -0,26 103 0,17 DN nhỏ 19,23 18,32 19,83 95,3 0,91 108,2 1.51 DN vừa 106,67 109,55 119,02 102,7 2,88 108,6 9,47

Riêng các DN có quy mô vừa, số lượng DN liên tục tăng qua các năm. Giai đoạn 2009-2010 tăng mạnh 8,6%. Giai đoạn 2008-2009 tăng nhưng tỷ lệ ít hơn, chỉ khoảng 2,7%.

3.3.4 Quy mô vốn

3.3.4.1 Quy mô nguồn vốn

Quy mô vốn của các DNNVV ở Tp Cần Thơ tương đối thấp đặc biệt là ở DN quy mô nhỏ chủ yếu nguồn vốn đều dưới 5 tỷ chiếm phần lớn, nguồn vốn bình quân chỉ đều dao động từ 2,9 – 3,5 tỷ đồng.

Bảng 14: NGUỒN VỐN BÌNH QUÂN CỦA DNNVV TRONG LĨNH VỰC CÔNG NGHIỆP NĂM 2008 - 2010

Đơn vị tính: Triệu đồng Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch 2008-2009 Chênh lệch 2009-2010 % Tuyệt đối % Tuyệt đối DN nhỏ 3.250,55 2.928,55 3.518,28 90,1 -322 120,1 589,73 DN vừa 46.338,62 42.442,86 47.100,22 91,6 -3.895,76 111 4.657,36

Nguồn: Cục thống kê Tp Cần Thơ

3.3.4.2 Vốn chủ sở hữu của các DNNVV

Nhìn chung, nguồn vốn chủ sở hữu bình quân của các DN tương đối thấp và có sự biến động khác nhau rõ rệt ở 2 quy mô DN, DN nhỏ có xu hướng biến động hơn DN quy mô vừa.

Bảng 15: VỐN CHỦ SỞ HỮU BÌNH QUÂN CỦA DNNVV NGÀNH CÔNG NGHIỆP NĂM 2008 - 2010

Đơn vị tính: Triệu đồng Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch 2008-2009 Chênh lệch 2009-2010 % Tuyệt đối % Tuyệt đối DN nhỏ 1.527,48 1.175,83 1.937,07 77 -351,65 164,74 761,24

DN vừa 11.536,77 19.090,88 19.536,4 165,5 7.554,11 102,3 445,52

Nguồn: Cục thống kê Tp Cần Thơ

Vốn chủ sở hữu bình quân 1 DN ở DN nhỏ có sự biến động lớn qua các năm. Nếu như năm 2009 vôn CSH giảm 23% với 351,65 triệu đồng thì đến năm 2010 con số này lại tăng mạnh lên đến 761,24 triệu đồng tăng 64,74% so với năm trước. Đối với DN vừa vốn chủ sở hữu tăng mạnh vào năm 2009 với 19.090,88 triệu đồng tăng 65,5%. Nhưng năm 2010 con số này cũng tăng nhưng tăng nhẹ chỉ khoảng 2,3% so với năm 2009.

Bảng 16: TỶ TRỌNG VỐN CHỦ SỞ HỮU TRONG TỔNG NGUỒN VỐN

Đơn vị tính: %

Năm 2008 2009 2010

DN nhỏ 24,9 60,64 55,06

DN vừa 47 44,98 41,48

Nguồn: Cục thống kê Tp Cần Thơ

Xét về tỷ trọng nguồn vốn CSH trong tổng nguồn vốn, ta nhận thấy nguồn vốn CSH của các DN chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn. Cụ thể, tính đến cuối năm 2010, tỷ trọng nguồn vốn CSH trong tổng nguồn vốn là 55,06%. Trong khi đó, tỷ trọng nguồn vốn CSH trong tổng nguồn vốn của DN vừa dao động dưới 57%. Như vậy, khi quy mô của các DN càng lớn thì các DN thường có xu hướng vay vốn bên ngoài nhiều hơn so với các DN có quy mô nhỏ hơn.

3.3.5 Kết quả hoạt động kinh doanh của DNNVV trong lĩnh vực công nghiệp. nghiệp.

Nhìn chung, hiệu quả hoạt động kinh doanh của các DNNVV năm 2010 đều hoạt động kinh doanh có lãi tuy nhiên con số này tương đối thấp chưa đạt hiệu quả tương xứng với tiềm năng của ngành trên địa bàn.

- Doanh thu: ta thấy doanh thu của doanh nghiệp nhỏ gấp 8,3 lần so với doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh thu của doanh nghiệp vừa gấp 6,9 lần doanh nghiệp nhỏ.

Bảng 17: MỘT SỐ CHỈ TIÊU PHẢN ÁNH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DNNVV NGÀNH CÔNG NGHIỆP NĂM 2010

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu DN siêu nhỏ DN Nhỏ DN vừa

Tổng tài sản bình quân 1 DN 1.793,07 1.999,39 51.840,29 Vốn chủ sở hữu bình quân 1 DN 1.122,46 2.410,17 21.212,21 Doanh thu bình quân 1 DN 1.861,42 15.465,38 106.857,4 Giá vốn hàng bán bình quân 1 DN 1.658,46 14.164,06 94.256,88

Chi phí bình quân 1 DN 132,58 770,12 4.601,66

Lợi nhuận trước thuế bình quân 1 DN 70,38 531,20 7.998,86 Lợi nhuận sau thuế bình quân 1 DN 53,19 362,43 5.325,52

ROA 0,03 0,18 0,103

ROE 0,047 0,5 0,25

ROS 0,029 0,023 0,05

Nguồn: Cục thống kê Cần Thơ

- Giá vốn hàng bán và chi phí: tỷ trọng của giá vốn hàng bán và chi phí ở doanh nghiệp siêu nhỏ chiếm 92,1% doanh thu; ở doanh nghiệp nhỏ là 96,57%, ở doanh nghiệp vừa là 92,75%. Cho thấy, doanh nghiệp siêu nhỏ có tỷ trọng chi phí và giá vốn hàng bán thấp hơn các doanh nghiệp khác.

- Lợi nhuận: lợi nhuận của doanh nghiệp nhỏ gấp 6,81 lần doanh nghiệp siêu nhỏ, lợi nhuận của doanh nghiệp vừa gấp 14,7 lần doanh nghiệp nhỏ. So sánh tương quan giữa doanh thu và lợi nhuận ta thấy, rõ ràng nhóm doanh nghiệp vừa có hiệu quả hoạt động kinh doanh cao nhất, mặc dù doanh thu gấp 6,9 lần doanh nghiệp nhỏ nhưng lợi nhuận gấp đến 14,7 lần.

- Chỉ số ROA ở DN nhỏ là cao nhất so với DN siêu nhỏ và vừa, với 1 đồng tài sản bỏ ra DN thu được 0,18 đồng lợi nhuận, điều này cho thấy hiệu quả quản lý của các DN nhỏ cao hơn so với các DN siêu nhỏ và vừa. Trong khi đó, chỉ số ROA của DN siêu nhỏ và DN vừa lần lượt là 0,03 và 0,103.

- Về chỉ ROE ở DN nhỏ cũng khá cao lên tới 50%, của 1 đồng vốn bỏ ra DN đã thu về 0,5 đồng lợi nhuận. Điều này chứng tỏ DN nhỏ đã sử dụng hiệu quả đồng vốn của mình. Ở DN vừa thì chỉ số này chỉ bằng 50% so với DN nhỏ, hiệu quả sử dụng vốn của DN chưa cao. Đối với tỷ suất sinh lợi (ROS) thì ở DN

vừa có tỷ suất sinh lợi cao hơn, với 1 đồng doanh thu có được DN thu về được

Một phần của tài liệu phân tích ảnh hưởng của dịch vụ hỗ trợ đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghiệp ở thành phố cần thơ (Trang 49 - 200)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(200 trang)
w