Hoạt động xúc tiến thương mại của các DN thường bao gồm: thu thập thông tin thương mại và tuyên truyền xuất khẩu; xây dựng thương hiệu, thiết kế mẫu mã sản phẩm; tham gia hội chợ triển lãm; tham gia hội nghị quốc tế về ngành hàng xuất khẩu; tham gia đoàn khảo sát thị trường; thiết kế và vận hành website của DN. Kết quả điều tra thực tế cho thấy, hầu hết các DN đều chưa thực hiện
các hoạt động này, trên 79% DN chưa thực hiện. Phần còn lại (khoảng 20% trở xuống) là do các DN tự thực hiện hoặc mua dịch vụ từ các dịch vụ hỗ trợ tư nhân.
Bảng 32: TÌNH HÌNH XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI CỦA CÁC DN
Đơn vị tính: % Chỉ tiêu Chưa thực hiện Đã thực hiện Nhà nước hỗ trợ Tự thực hiện/ Mua dịch vụ
Thu thập thông tin thương mại và
tuyên truyền xuất khẩu 90,2 1,1 8,7
Xây dựng thương hiệu, thiết kế mẫu
mã sản phẩm 79,3 0,0 20,7
Tham gia hội chợ, triển lãm 84,8 1,1 14,1
Tham gia hội nghị quốc tế ngành hàng
xuất khẩu 97,8 0,0 2,2
Tham gia đoàn khảo sát thị trường,
giao dịch thương mại 93,5 1,1 5,4
Thiết kế, vận hành website của DN 85,9 0,0 14,1
Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2011
Và một điều rất đáng quan tâm là gần như tất cả các DN đều chưa được nhà nước hỗ trợ, chỉ có hoạt động thu thập thông tin, tham gia hội chợ triển lãm và tham gia khảo sát thị trường là được sự hỗ trợ của Nhà nước tuy nhiên chỉ có 1,1% số DN được hỗ trợ. Nguyên nhân chủ yếu các DN chưa được nhà nước hỗ trợ là do các DN không biết được thông tin hỗ trợ (57,6%) các DN không có nhu cầu (26,1%) hoặc do các DN có nhu cầu mà chưa đề nghị (chỉ 12%), còn lại là do DN ngại điều kiện hỗ trợ khó, thủ tục phức tạp và ngại có nhiều tiêu cực.
Những điều này đã góp phần làm giảm thông tin của DN trên thị trường. Việc kinh doanh quan trọng nhất là khách hàng, sẽ không hiệu quả nếu có “cung” mà không có “cầu”, không có nhiều người biết đến. Vì thế, để thị trường của các
DN nhiều hơn so với hiện nay, các DN cần đầu tư thêm cho các hoạt động này nhằm quảng bá hình ảnh cho DN của mình.
Một số hoạt động khác có thể chưa thực hiện nhưng với thời đại công nghệ thông tin như hiện nay, việc thiết kế và vận hành website của DN đóng một vai trò vô cùng quan trọng và có thể thực hiện dễ dàng. Bên cạnh, việc xây dựng thương hiệu, mẫu mã sản phẩm cho các DN cũng không kém phần quan trọng nếu các DN muốn có hiệu quả hoạt động kinh doanh cao.
4.1.7 Tiếp cận dịch vụ hỗ trợ
4.1.7.1 Thực trạng tiếp cận DVHT
Nhìn chung, phần lớn DN đều có sử dụng dịch vụ hỗ trợ chiếm trên 34% DN và nhu cầu của các DN sử dụng dịch vụ cũng khá cao dao động từ 25 – 44% DN. Tính sẳn có của dịch vụ được các DN đánh giá chỉ ở mức trung bình, cao nhất là dịch vụ viễn thông (73,1% DN), thấp nhất là dịch vụ huấn luyện đao tạo chỉ có 31,6% DN. Dịch vụ hạch toán – kế toán là dịch vụ có tỷ lệ DN sử dụng nhiều nhất chiếm 74,2% DNvà tính sẳn có của dịch vụ này có tới 62% DN đánh giá. Kế đến là dịch vụ viễn thông với 67,4% DN đã sử dụng, nhu cầu của dịch vụ chiếm cao nhất với 43,9% DN.
Dịch vụ nghiên cứu thị trường và dịch vụ pháp lý có tỷ lệ DN đánh giá mức độ sẳn có là 50% tuy nhiên tỷ lệ DN sử dụng và nhu cầu đối với dịch vụ này lại tương đối thấp dưới 40%.
Dịch vụ nghiên cứu thị trường là một công việc quan trọng và bắt buộc phải được thực hiện trước khi quyết định một kế hoạch marketing cho một sản phẩm hay thâm nhập một thị trường mới. Nó có thể giúp doanh nghiệp hiểu được những cơ hội và thách thức của thị trường thông qua tìm hiểu khách hàng của họ đang cần gì, xu thế tiêu dùng trong thị trường như thế nào... Từ những thông tin trên, doanh nghiệp có thể điều chỉnh hoạt động sản xuất hoặc sản phẩm, giá bán, kênh phân phối và các chương trình khuyến mãi để tiếp cận, thỏa mãn nhu cầu và xây dựng lòng trung thành của khách hàng một cách hiệu quả nhất, trong giới hạn ngân sách tiếp thị của doanh nghiệp. Tuy nhiên, đa phần các DNNVV trong lĩnh vực công nghiệp ở Tp Cần Thơ chưa quan tâm nhiều đến chỉ có 28,95% DN
đã thực hiện nghiên cứu thị trường, trong số đó có khoảng 30% DN sử dụng dịch vụ hỗ trợ của Nhà nước và 70% là thuê từ dịch vụ tư nhân. Nguyên nhân là các DN đa số có quy mô nhỏ, nguồn vốn hạn hẹp khó có thể thực hiện viêc nghiên cứu vì chi phí cho việc nghiên cứu thị trường là khá lớn và điều quan trọng là do nhận thức của các DNNVV thường coi khoản tiền chi cho việc nghiên cứu thị trường là 1 khoản chi phí. Doanh nghiệp nên xem nghiên cứu là một khoản đầu tư bởi vì những lợi ích mà công việc này mang về. Để tiến hành thành công một chiến dịch marketing, doanh nghiệp sẽ cần rất nhiều thông tin. Trong thương trường, nếu lạc hậu hoặc chậm trễ trong việc cập nhật thông tin về thị trường doanh nghiệp sẽ chịu nhiều thiệt hại hơn nữa.
Biểu đồ 8: Thực trạng tiếp cận dịch vụ hỗ trợ của các DN
Nguồn: Số liệu điều tra năm 2011
Về dịch vụ pháp lý (thuế, hải quan, điều kiện kinh doanh,…) ngày càng quan trọng đối với các DN, đặc biệt hiện nay Việt Nam đã hội nhập kinh tế quốc tế. Hầu hết các DN khi xuất khẩu hàng hóa sang các nước đều bị trả về là do các DN không có nhiều thông tin và những quy định kỹ thuật về hàng hóa ở nước nhập khẩu. Bên cạnh đó, các DN chưa tận dụng hết về các ưu đãi thuế quan khi nước ta gia nhập các tố chức thế giới. Qua khảo sát có 40,7% DN đã thực hiện dịch vụ pháp lý và nhu cầu sử dụng là 30,7% DN, điều này có thể cho thấy DN
ngày càng chú ý quan tâm nhiều hơn về vấn đề này. Trong số đó chỉ có khoảng 12,5% DN sử dụng dịch vụ hỗ trợ của Nhà nước, điều này cho thấy dịch vụ hỗ trợ của Nhà nước còn kém hiệu quả và thủ tục khá phức tạp, chất lượng phục vụ chưa tốt, vì thế các DN ngại sử dụng dịch vụ của Nhà nước.
4.1.7.2 Chất lượng của DVHT
Qua kết quả khảo sát cho thấy, trên 54% doanh nghiệp nhận định chất lượng các dịch vụ hỗ trợ được cung cấp trên địa bàn chỉ ở mức chấp nhận được, chỉ có khoảng 20% - 30% doanh nghiệp đánh giá ở mức tốt. Dịch vụ hạch toán kế toán được đánh giá cao nhất có 8% DN nhận định dịch vụ này có chất lượng rất tốt. Bên cạnh đó, cũng còn một số doanh nghiệp chưa thực sự hài lòng về chất lượng các dịch vụ hỗ trợ cụ thể là dịch vụ huấn luyện đào tạo (2,7% DN). Do đó, cần nâng cao hơn nữa chất lượng của các dịch vụ này đặc biệt là những dịch vụ có ảnh hưởng nhiều đến hoạt động kinh doanh của DN.
Biểu đồ 9: Chất lượng dịch vụ hỗ trợ
Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2010
4.1.7.3 Ảnh hưởng của DVHT đến hiệu quả hoạt động kinh doanh
Qua kết quả kiểm định T – Test, ta thấy có 3 DVHT ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh đó là dịch vụ tư vấn, dịch vụ huấn luyện đào tạo và dịch vụ viễn thông (xem phu lục 2).
Dịch vụ tư vấn: có Sig. = 0,018 < 5% => Vậy có sự phân biệt giữa lợi nhuận trung bình của DN có tiếp cận DVHT với DN không có tiếp cận dịch vụ.
Cụ thể, lợi nhuận trung bình của DN có tiếp cận là 3.845,07 triệu đồng cao hơn nhiều so lợi nhuận trung bình của DN không có tiếp cận (164,43 triệu đồng). Khi DN có tiếp cận dịch vụ tư vấn sẽ nâng cao được năng lực quản lý và hiệu quả sản xuất, xây dựng phương án và chiến lược kinh doanh có hiệu quả.
Bảng 33: KIỂM ĐỊNH SỰ KHÁC BIỆT GIỮA LỢI NHUẬN TRUNG BÌNH CỦA DN CÓ TIẾP CẬN VÀ KHÔNG TIẾP CẬN DVHT
Dịch vụ hỗ trợ
Số mẫu (DN)
Lợi nhuận trung bình
(triệu đồng) Sig. Có tiếp cận Không Có tiếp cận Không
Dich vụ tư vấn 14 31 3.845,07 164,43 0,018 Dịch vụ thiết kế 25 21 2.76270 2.516,22 0,906 Dịch vụ phân phối 36 16 1.982,52 3.227,54 0,533 Nghiên cứu thị trường 19 21 2.388,02 3.475,14 0,648 Hạch toán kế toán 40 12 2.245,78 2.754,33 0,816
Huấn luyện đào tạo 28 15 4.211,31 252,19 0,022
Dịch vụ pháp lý 24 23 3.342,90 1.841,90 0,460
Dịch vụ viễn thông 42 13 2.857,48 465,62 0,041
Dịch vụ tin học 35 13 2.892,21 1.860,08 0,645
Nguồn: kết quả kiểm định T – Test.
Dịch vụ huấn luyện đào tạo: với Sig. = 0,022 < 5% => Có sự phân biệt giữa lợi nhuận trung bình của DN có tiếp cận DVHT với DN không có tiếp cận dịch vụ. Cụ thể, lợi nhuận trung bình của DN có tiếp cận là 4.211,31 triệu đồng cao hơn nhiều so lợi nhuận trung bình của DN không có tiếp cận (252,19 triệu đồng).
Dịch vụ viễn thông: có mức ý nghĩa 5% (Sig. = 0,041) tương tự, có sự phân biệt giữa lợi nhuận trung bình của DN có tiếp cận DVHT với DN không có tiếp cận dịch vụ. DN có sử dụng dịch vụ pháp lý sẽ có lợi nhuận trung bình cao hơn DN không có tiếp cận. Trong giai đoạn hiện này hầu hết mọi người, mọi
doanh nghiệp đều sử dụng dịch vụ viễn thông như là một phần trong cuộc sống. Đối với dịch vụ viễn thông giúp doanh nghiệp tăng tốc độ trao đổi và xử lý thông tin kịp thời, nhanh chóng.
4.1.8 Phân tích hiệu quả tài chính
4.1.8.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của các DNNVV
Để phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của các DNNVV ở Tp Cần Thơ năm 2010 ta sẽ đi phân tích tình hình biến động doanh thu và lợi nhuận của DN năm 2010 so với năm 2009.
Bảng 34: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DNNVV TRONG LĨNH VỰC CÔNG NGHIỆP NĂM 2010
Chỉ tiêu ĐVT Thấp nhất Cao nhất Trung bình Độ lệch chuẩn 1. Doanh thu Triệu đồng 75,00 894.545,00 29.400,00 106.567,14
+ Tăng so với 2009 % 3,00 270,00 28,13 43,33
+ Giảm so với 2009 % 5,00 50 23,02 17,27
2. Lợi nhuận Triệu đồng -22,00 58.742,00 1.877,70 7.147,48
+ Tăng so với 2009 % 2,00 685,00 54,36 154,15
+ Giảm so với 2009 % 2,00 82,00 25,19 25,43
Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2011
- Doanh thu
Doanh thu cao nhất của DN năm 2010 là 894 tỷ, thấp nhất là 75 triệu và trung bình 29,4 tỷ đồng với độ lệch chuẩn khá lớn 106.567. Điều này cho thấy năm 2010 các DNNVV ở Tp Cần Thơ hoạt động chưa đều nhau có sự chênh lệch khá lớn về doanh thu giữa các DN. Trong đó:
+ Có 70,13% DN có mức doanh thu tăng so với năm 2009, tăng với mức trung bình là 28,13%, trong đó có DN tăng cao nhất là 270%, thấp nhất là 3%.
+ Khoảng 14,29% DN có mức doanh thu giảm so với năm 2009, với mức giảm trung bình là 23,02%. Có những DN có mức giảm gần bằng ½ so với năm trước.
+ Và còn lại tới 15,58% DN có mức doanh thu không thay đổi đáng kể so với năm 2009.
Biểu đồ 10: Tình hình doanh thu của năm 2010 so với năm 2009
Nguồn: số liệu điều tra năm 2011
Như vậy, mức giảm doanh thu của các DN không nhiều so với mức gia tăng của doanh thu. Vì thế mà nhìn chung doanh thu của doanh nghiệp là tăng so với năm 2008. Tuy nhiên số lượng DN có mức doanh thu không thay đổi cũng tương đối lớn, điều này cho thấy DN hiệu quả hoạt động chưa tốt, cần đẩy mạnh mạng lưới phân phối, chiến lược tiêu thụ hơn nữa.
- Lợi nhuận
Lợi nhuận của các DNNVV năm 2010 đạt trung bình là 1,87 tỷ đồng và lợi nhuận của các DN có sự chêch lệch rất lớn. Có DN với mức lợi nhuận đạt tới 58,74 tỷ, đồng thời cũng có DN lỗ tới 22 tỷ đồng. Nguyên nhân có thể là do các DN khảo sát có quy mô và ngành sản xuất kinh doanh khác nhau nên có sự chêch lệch lớn về lợi nhuận. Trong đó:
+ Khoảng 65,71% DN hoạt động có lợi nhuận tăng so với năm 2009 với mức tăng trung bình là 54,36%. Tuy nhiên, con số này không đều nhau giữa các doanh nghiệp, có DN hoạt động rất hiệu quả với mức tăng tới 685% so với năm trước và cũng có DN chỉ tăng khoảng 2% so với năm trước.
+ Khoảng 24,29% DN đã có sự giảm lợi nhuận so với năm 2009 với mức giảm trung bình 25,19%, cao nhất là 47% và thấp nhất là 2%.
Biểu đồ 11: Tình hình lợi nhuận của các DNNVV năm 2010
(Nguồn: số liệu điều tra năm 2011)
+ Và còn lại tới 10% DN có mức lợi nhuận không thay đổi so với năm 2009. Số lượng DN này khá lớn, điều này cho thấy năm 2010 đa phần các DN hoạt động chưa cao, chưa phát triển nhiều.
Như vậy, năm 2010 đa phần các DNNVV trên địa bàn Tp Cần Thơ hoạt động có hiệu quả hơn so với năm 2009. Tuy nhiên, số lượng DN có lợi nhuận không thay đổi và thấp hơn năm trước cũng còn khá lớn, các DN cần phải có những chiến lược kinh doanh, cắt giảm chi phí và marketing hơn nữa đế tăng doanh thu và lợi nhuận.
4.1.8.2. Hiệu quả về mặt tài chính của DN
Khả năng sinh lời trên cơ sở doanh thu được tạo ra trong kỳ của các DNNVV thấp nhất là -0,013 lần và trung bình là 0,145. Mức sinh lợi này chưa cao, cao nhất chỉ có 1,9 lần và cũng chỉ có khoảng 7 DN có mức sinh lời từ 0,5 lần trở lên chiếm 6,3%, tương đương với 1 đồng doanh thu thì công ty thu lại được 0,5 đồng lợi nhuận. Điều này chứng tỏ các DN chưa quản lý tốt về các khoản chi phí và hiệu quả sản xuất kinh doanh chưa cao. Nếu so sánh với mặt bằng DNNVV chung của cả nước, ROS bình quân của các DNNVV ở TP Cần Thơ là 4,5% [2,tr.45] thì ROS của các DNNVV trong lĩnh vực công nghiệp trên địa bàn TPCT cao hơn nhiều lần.
Về khả năng sinh lợi của tài sản (ROA) cao nhất là 1,579 lần, thấp nhất -0,022 và trung bình là 0,189 với độ lệch chuẩn là 0,292. Số DN có mức sinh lợi trên tài sản nhỏ và bẳng 0 chỉ có 7 DN chiếm tỷ lệ khá nhỏ, có tới 76,53% DN có mức sinh lợi dưới mức trung bình và trên 0. Như vậy, tỷ suất sinh lời trên tổng nguồn vốn giữa các DN là không đều nhau, có DN hoạt động rất có hiệu quả, lợi nhuận cao nhưng cũng có DN hoạt động mang lại hiệu quả rất thấp và cũng cho
thấy khả năng của các cấp quản lý ở DN chưa thật sự tốt. Tuy nhiên, nếu so sánh ROA của DNNVV trong lĩnh vực công nghiệp là 18,9% so với DNNVV là 10,5% [2,tr.45] thì rõ ràng hiệu quả hoạt động kinh doanh của các DNNVV ngành công nghiệp quản lý tài sản tốt hơn.
Bảng 35: TỶ SUẤT LỢI NHUẬN CỦA CÁC DNNVV TRONG LĨNH VỰC CÔNG NGHIỆP
Chỉ tiêu Thấp nhất Cao nhất Trung bình Độ lệch chuẩn
Lợi nhuận/ Doanh thu (ROS) -0,013 1,900 0,145 0,177
Lợi nhuận/Tổng tài sản (ROA) -0,022 1,579 0,189 0,292
Lợi nhuận/Vốn CSH (ROE) -0,951 1,875 0,287 0,417
Nguồn: Số liệu điều tra thực tế, cục thống kê năm 2011
Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu cho biết cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu của công ty cổ phần này tạo ra bao nhiều đồng lợi nhuận. Ta thấy tỷ suất sinh lời bình quân trên vốn chủ sở hữu của các DN là 0,287lần, nghĩa là nếu đầu tư 1 đồng vốn thì trung bình tạo ra cho DN 0,287 đồng lợi nhuận. Tỷ suất ROE cao nhất là 1,875 (tức 1 đồng vốn chủ sở hữu sẽ tạo ra 1,975 đồng lợi nhuận), ROE thấp nhất là -0,951 lần (tức là 1 đồng vốn bỏ ra sẽ làm cho DN bị lỗ 0,951đồng). Như vậy, tỷ suất sinh lời trên tổng nguồn vốn giữa các DN là không đều nhau, có DN hoạt động rất có hiệu quả, lợi nhuận cao nhưng cũng có DN hoạt động mang